Thống kê tần số xuất hiện các nhóm hành động ngôn ngữ của người nông dân

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân (từ tư liệu một số tác phẩm văn học) (Trang 75 - 83)

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BẰNG LỜI TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN: CHỦ ĐỀ GIAO TIẾP VÀ HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ

2.3. CÁC HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TƯƠNG ỨNG VỚI CHỦ ĐỀ TRONG

2.3.1 Thống kê tần số xuất hiện các nhóm hành động ngôn ngữ của người nông dân

Bảng 2.3: Các nhóm hành động ngôn ngữ của người nông dân

Nhóm HĐNN Số lƣợng

(lƣợt) Tỉ lệ (%)

Biểu đồ 2.3: Các nhóm hành động ngôn ngữ của người nông dân

64

Nhận xét: Trong giao tiếp, người nông dân sử dụng 5 nhóm hành động ngôn ngữ với mức độ sử dụng có sự chênh lệch. Nhóm hành động Cầu khiến đƣợc sử dụng với tần suất rất cao (1587/2530 lƣợt, chiếm 62,7%). Nhóm hành động Biểu cảmTái hiện xuất hiện với tần suất trung bình (482/2530 lƣợt, chiếm 19% và 412/2530 lƣợt chiếm 16,3 %). Nhóm hành động Cam kết xuất hiện với tần suất thấp: 47/2530 lƣợt, chiếm 1,9 % và đặc biệt nhóm Tuyên bố có tỉ lệ không đáng kể 2/2530 lƣợt, chiếm 0,1%. Cụ thể nhƣ sau:

Biểu đồ 2.4: Các nhóm hành động ngôn ngữ của người nông dân xét theo chủ đề giao tiếp giai đoạn 1930 - 1945

Biểu đồ 2.5: Các nhóm hành động ngôn ngữ của người nông dân xét theo chủ đề giao tiếp giai đoạn từ 1986 đến nay

65

Bảng 2.4: Các nhóm hành động ngôn ngữ của của người nông dân xét theo chủ đề giao tiếp giai đoạn văn học 1930 - 1945

Tái hiện

Số

Chủ đề lƣợng

(lƣợt)

Sinh hoạt đời thường 80

Cơm áo gạo tiền 70

Sưu thuế, phu phen, tạp

dịch 45

Kiện cáo, công đường 25

Tình cảm vợ chồng con

cái 23

Tình cảm đôi lứa, tình

làng nghĩa xóm 20

TỔNG

66

Bảng 2.5: Các nhóm hành động ngôn ngữ của của người nông dân xét theo chủ đề giao tiếp giai đoạn văn học từ 1986 đến nay

Chủ đề

Sinh hoạt đời thường Lao động sản xuất mới Tình cảm vợ chồng con cái Tình bạn, tình yêu

Tranh giành quyền lực Tình cảm làng xóm Kiểm điểm, đấu tố

TỔNG Số lƣợng

67

Qua bảng số liệu chúng tôi nhận thấy, các nhóm hành động ngôn ngữ đƣợc sử dụng với tỉ lệ khác nhau theo chủ đề giao tiếp.

Trong giai đoạn 1930 - 1945, với chủ đề sinh hoạt đời thường, nhóm hành động cầu khiến có tỉ lệ sử dụng cao nhất với 16,9%, tiếp đến là nhóm hành động tái hiện với 7,1%, nhóm biểu cảm 6%; thấp nhất là nhóm hành động cam kết với 0,4%. Chủ đề Cơm áo gạo tiền cũng sử dụng nhóm hành động cao nhất là cầu khiến với 13,6%, tái hiện 6,2%, biểu cảm 4,9%, cam kết 0,3%. Chủ đề Sưu thuế phu phen tạp dịch sử dụng các hành động ngôn ngữ có tỉ lệ lần lƣợt: cầu khiến 11,9%, tái hiện 4%, biểu cảm 3,2%, cam kết 0,3%. Chủ đề Kiện cáo công đường: nhóm cầu khiến 7,3%, tái hiện 2,2%, biểu cảm 1,8% và cam kết là 0,1%. Chủ đề Tình cảm vợ chồng con cái: cầu khiến 2,6%, tái hiện: 2%, biểu cảm 2,3% và cam kết là 0,2%. Chủ đề Tình cảm đôi lứa, tình làng nghĩa xóm: cầu khiến 3,4%, tái hiện: 1,8% và biểu cảm là 1,1%.

Giai đoạn từ 1986 đến nay, các nhóm hành động ngôn ngữ cũng được người nông dân sử dụng với tần suất khác nhau theo từng chủ đề giao tiếp. Trong chủ đề Sinh hoạt đời thường, nhóm hành động cầu khiến chiếm ưu thế với 25%, tiếp theo là biểu cảm với 6,6%, tái hiện 5,1%, thấp nhất là các nhóm cam kết 0,2% và tuyên bố 0,05%. Với chủ đề Lao động sản xuất mới: nhóm cầu khiến vẫn chiếm tỉ lệ cao là 18,1%, tiếp đến là tái hiện với 4,5%, biểu cảm là 3,1%, và cam kết chiếm 0,4%.

Chủ đề Tình cảm vợ chồng con cái: cầu khiến 8,3%, tái hiện là 2,3%, biểu cảm 1,6%, cam kết là 0,4%. Chủ đề Tình bạn, tình yêu: cầu khiến 6,8%, tái hiện: 1,4%, biểu cảm 1,1% và cam kết chiếm 0,6%. Chủ đề Tranh giành quyền lực: cầu khiến:

3,6%, tái hiện 1%, biểu cảm: 0,4% và cam kết: 0,5%. Chủ đề Tình làng nghĩa xóm:

cầu khiến: 3,4%, tái hiện: 0,7%, biểu cảm 0,5%. Chủ đề Kiểm điểm, đấu tố: cầu khiến: 3%, tái hiện: 0,5%, biểu cảm: 0,6%, cam kết: 0,2% và tuyên bố là 0,05%.

Ngoài ra, tỉ lệ của từng nhóm hành động ngôn ngữ có sự thay đổi trong từng giai đoạn văn học cụ thể. Nhìn chung tần suất xuất hiện của các nhóm hành động ngôn ngữ ở cả hai giai đoạn đều có sự tương ứng: nhóm Cầu khiến có tỉ lệ cao nhất, nhóm hành động Tái hiện và Biểu cảm có tỉ lệ trung bình, thấp nhất là hai nhóm hành động Cam kết và Tuyên bố. Tuy nhiên trong từng giai đoạn cụ thể tần suất xuất hiện của các nhóm có sự thay đổi chút ít. Trong giai đoạn từ 1986 đến nay, nhóm Tái hiện và Biểu cảm có tỉ lệ giảm xuống còn 2 nhóm Cam kết và Biểu cảm có tần suất xuất hiện tăng lên so với giai đoạn 1930 - 1945.

68

Qua tìm hiểu, có thể lý giải hiện tƣợng này nhƣ sau:

Trước hết là do chủ đề tác phẩm văn học quy định: theo kết quả thống kê các chủ đề ở mục 2.2, chúng ta thấy các chủ đề của các tác phẩm văn học ở hai giai đoạn này xoay quanh các vấn đề về cơm áo gạo tiền, sưu thuế phu phen tạp dịch, về sinh hoạt đời thường rồi chủ đề về tình yêu, về lao động mới, về tranh giành quyền lực,…

Chính các chủ đề này góp phần quy định sự lựa chọn từ ngữ của nhà văn đồng thời qua đó quy định ngôn ngữ của các nhân vật người nông dân.

Đặc biệt, do đặc trưng môi trường sinh hoạt của người nông dân cùng bối cảnh lịch sử xã hội cụ thể của hai giai đoạn 1930 - 1945 và từ 1986 đến nay, trong giao tiếp, phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, chủ đề cụ thể, người giao tiếp sẽ lựa chọn vai giao tiếp cũng như hành động ngôn ngữ thích hợp để đạt hiệu quả tối đa. Xét hoàn cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, nông dân không chỉ là tầng lớp có vị trí thấp trong xã hội mà còn là tầng lớp nghèo khổ nhất, chịu nhiều ách áp bức bóc lột nhất. Chính vì thế họ chủ yếu là cầu xin, van lạy, hỏi… chứ rất ít thực hiện các hành động tuyên bố và hứa hẹn. Ví dụ:

[32] Chị Pha thấy chồng oan uổng, vội chay đến trước mặt người tây đoan, chắp hai tay vái lấy vái để và khóc lóc, nói:

- Lạy quan lớn quan tha cho chồng con, chồng con không biết nấu rượu bao giờ. Chẳng qua người ta thù. [Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.42]

[33]- Trời đất ơi! Cắm cả nhà đất để làm chuồng xí! Ăn nói như thế thì còn trời đất nào nữa?... Thế sao thầy em không đến ông cậu hỏi tạm lấy một đồng vậy?

- Có! Tôi có hỏi! nhưng cũng chẳng ăn thua gì. Ông ấy nhiếc mãi vợ chồng sức dài, vai rộng mà có vài ba đồng bạc tiền sưu mà cũng không chạy nổi...

Chị Dậu giậm chân xuống đất. [Tắt đèn, Ngô Tất Tố, tr.45]

Hành động than thở, kể lể và hành động hỏi đã liên tiếp đƣợc chị Dậu thực hiện trong đoạn hội thoại trên. Thông qua thán từ trời đất ơi, cấu trúc hỏi: … còn… nào nữa…? Thế sao…? kết hợp với cử chỉ giậm chân xuống đất, người đọc thấy cuộc sống khó khăn đến cùng cực của chị. Đó cũng là những loại hành động ngôn ngữ xuất hiện nhiều trong giao tiếp nông dân giai đoạn này.

Tuy nhiên ở giai đoạn từ 1986 đến nay, do hoàn cảnh lịch sử thay đổi, vị trí của người nông dân từ thân phận thấp cổ bé họng trong giai đoạn 1930 - 1945 đã vươn lên làm chủ cuộc đời, có vị trí cao trong xã hội. Do đó trong ngôn ngữ của người nông dân xuất hiện nhiều hơn các hành động hứa hẹn, cam kết, tuyên bố. Ví dụ:

69

[34] Và ông vung tay hô ba lần thật to :

- Xin thề !

- Xin thề !

- Xin thề !... [Ma làng, Trịnh Thanh Phong]

Đây là hành động thể hiện sự cam kết nguyện trung thành với Đảng của ông Tĩnh người Đảng viên mẫu mực. Tuy nhiên những hành động này có tần suất xuất hiện rất ít.

Ngoài ra, đặc trưng tính cách của người nông dân cũng ảnh hưởng đến hành động ngôn ngữ. Là những người có tính cách thật thà, chân chất, không ưa hình thức, thậm chí thô kệch, đôi khi những phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp đối với người nông dân trở nên không cần thiết. Vì thế, trong giao tiếp của người nông dân, các hành động ngôn ngữ mà bản chất vốn mang tính lịch sự dương tính như: mời, khen, cảm ơn, xin lỗi… đƣợc thực hiện với tần số thấp.

Có thể thấy rằng, trong giao tiếp của người nông dân, hành động ngôn ngữ đƣợc sử dụng rất đa dạng nhƣng giữa các hành động có tần suất sử dụng không đồng đều. Có nhóm hành động ngôn ngữ đƣợc sử dụng với tần suất thấp nhƣng cũng có nhóm hành động ngôn ngữ đƣợc sử dụng với tần suất cao. Điều này là do sự chi phối của một số nhân tố xã hội đến giao tiếp của người nông dân. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận là thông qua việc sử dụng hành động ngôn ngữ có thể thấy đƣợc đặc điểm tầng lớp, thói quen, tƣ duy và cả những đặc tính văn hóa trong tầng lớp nông dân Việt từ bao đời nay.

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy: Nhóm hành động Cầu khiến thể hiện vai giao tiếp (thể hiện rõ địa vị) của người nông dân cao hơn hẳn các nhóm hành động khác. Để làm rõ đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, chúng tôi đi sâu nghiên cứu nhóm hành động cầu khiến, đặc biệt chú trọng khảo sát sâu hành động hỏi của người nông dân.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân (từ tư liệu một số tác phẩm văn học) (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(245 trang)
w