Các chủ đề giao tiếp giai đoạn 1930 - 1945

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân (từ tư liệu một số tác phẩm văn học) (Trang 60 - 70)

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BẰNG LỜI TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN: CHỦ ĐỀ GIAO TIẾP VÀ HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ

2.2. CÁC CHỦ ĐỀ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG GIAO TIẾP

2.2.1. Các chủ đề giao tiếp giai đoạn 1930 - 1945

Trong giao tiếp của người nông dân giai đoạn 1930 - 1945, nghiên cứu 380 cuộc thoại chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.1: Các chủ đề giao tiếp của người nông dân giai đoạn 1930 - 1945

TT

1 Cuộc sống sinh hoạt đời thường

2 Cơm áo gạo tiền

3 Sưu thuế, phu phen, tạp dịch

4 Kiện cáo, công đường

5 Tình cảm gia đình vợ chồng con cái

6 Tình làng nghĩa xóm

Biểu đồ 2.1: Các chủ đề giao tiếp của người nông dân giai đoạn 1930 1945 50

Nhận xét : Khảo sát 380 cuộc thoại, chúng tôi xác định trong giao tiếp, người nông dân tập trung vào 6 chủ đề và giữa các chủ đề có sự chênh lệch nhau về tần suất xuất hiện.

Các chủ đề về sinh hoạt đời thường, Cơm áo gạo tiền, sưu thuế phu phen tạp dịch xuất hiện với tần suất cao tương ứng là: 40%, 24,4% và 18,5%. Các chủ đề về Tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm... xuất hiện ít tương ứng là 3,2% và 2,6%…. Cụ thể như sau:

1)Chủ đề cuộc sống sinh hoạt đời thường và chủ đề cơm áo, gạo tiền

Giao tiếp của người nông dân bàn đến rất nhiều chủ đề. Tuy nhiên, theo kết quả thống kê của chúng tôi thì chủ đề đƣợc nhắc đến nhiều nhất là chủ đề về cuộc sống sinh hoạt đời thường và chủ đề cơm áo gạo tiền với tỉ lệ xuất hiện tương ứng là 40%

và 24,4%. Theo khảo sát của chúng tôi có những lí do chủ yếu sau chi phối:

Thứ nhất, do tính đặc thù của tầng lớp nông dân cùng với môi trường sinh hoạt làng xóm thôn quê chủ yếu với những công việc đồng ruộng, sinh hoạt gia đình, làng xóm… nên các chủ đề mà người nông dân thường quan tâm chính là đời sống sinh hoạt hằng ngày, là đời sống gia đình, làng xóm của nông thôn bình dị sau lũy tre làng.

Thứ hai là do nhu cầu bức thiết của cuộc sống: Người nông dân trong xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945 là những người có đời sống tinh thần cũng như vật chất không như ý. Cuộc sống người nông nông dân thời đó khó khăn đến cùng cực.

Những vấn đề sinh hoạt đời sống hằng ngày liên quan đến gánh nặng cơm áo gạo tiền dường như không lúc nào hết đeo bám họ. Cho nên, những chủ đề xoay quanh cuộc sống sinh hoạt hàng ngày là chủ đề được nhắc đến thường xuyên trong giao tiếp của người nông dân. Ví dụ:

[8] Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong. [Lão Hạc, Nam Cao,tr.72]

Đoạn thoại chỉ đơn giản nói về sự việc bán chó của lão Hạc. Nhƣng điều đáng nói ở đây là tình cảm của người nông dân đối với con chó thông qua cách xưng hô thân mật cũng nhƣ cách đặt tên cho con chó: “cậu Vàng” của lão Hạc. Cách xƣng hô và gọi tên một con chó như vậy cho thấy tình cảm trìu mến yêu thương chân chất mộc mạc của người nông dân xưa. Chỉ vì cuộc sống quá khó khăn mà lão Hạc phải đau đớn bán cậu Vàng - con chó mà lão vô cùng yêu quý và xem nhƣ tri kỉ. Những sự việc diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nhƣ thế gặp không ít trong sinh hoạt đời

51

thường của người nông dân thời kì 1930-1945. Có lẽ, xuất phát từ thực tế đó mà các cuộc giao tiếp người nông dân nói về chủ đề này tương đối nhiều.

Thứ ba là do sự hạn chế về tầm nhìn: ở giai đoạn này, đa số nông dân là những người có trình độ học vấn không cao, tư tưởng bó hẹp sau lũy tre làng, người nông dân bị hạn chế về tầm nhìn và thụ động trước những vấn đề xã hội. Vì thế, những người nông dân dường như chỉ quan tâm đến những vấn đề tác động trực tiếp vào cuộc sống của họ. Đó là những vấn đề thuộc về cuộc sống, sinh hoạt cá nhân hàng ngày cũng nhƣ những sự kiện diễn ra trong gia đình nhƣ vấn đề về đồng tiền, bát gạo hay những vấn đề nhƣ đƣợc mùa, thất bát, mua bán, mất đồ,… Chính vì thế, chủ đề về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và những sự kiện diễn ra trong gia đình là những chủ đề được người nông dân quan tâm. Ví dụ:

[9] Này, bu nó ạ. Tôi định đặt tên cho thằng cu là Trộn. Bu nó bảo thế nào?

Chị nhăn mặt, lắc đầu:

- Không gọi thế, tên xấu lắm. Hôm nào đến nhờ ông làng Sáng đặt tên cho nó.

- Ồ, chả, chữ nghĩa gì, giỏ nhà ai quai nhà ấy, không cần, Quấy, Quậy, Hòa, Sáo, Pha! Thì tên thằng cu là Trộn, thế phải.

- Nhưng các bác có đặt tên cho lũ cháu thế đâu!

- Thì con bác Quậy chả là Sỏi, là Sành là gì

[Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.14]

Ngay cả cách đặt tên con của người nông dân cũng sử dụng những từ ngữ mang đậm chất quê hay chất nông dân với những cái tên nhƣ Trộn, Quấy, Quậy, Hòa, Sáo, Pha, Sỏi, Sành…

Sau chủ đề về cuộc sống sinh hoạt đời thường là chủ đề cơm áo gạo tiền. Đây có thể nói là mối quan tâm lớn của người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ. Bởi lẽ, ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX, ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật cùng với sự bóc lột của cường hào, địa chủ đã gây ra nhiều nỗi thống khổ cho nhân dân. Từ thành thị đến nông thôn đâu đâu cũng gặp cảnh bất công, ngang trái, nhân dân bị đày đọa, bóc lột đến tận xương tủy. Có thể nói, đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, người nông dân “sống ở cái mức cùng cực của đói kém và nghèo khổ. Các tầng lớp nông dân khác cũng trở nên khốn đốn vì khủng hoảng kinh tế”. [62, 273]

Chính vì lẽ đó mà trong giai đoạn này, gánh nặng cơm áo, gạo tiền luôn đè nặng lên đôi vai của người nông dân. Người nông dân Việt Nam thời đó bị đẩy vào con

52

đường bần cùng hóa, phải sống trong những guồng quay bóc lột tàn nhẫn, điển hình như chị Dậu, anh Pha và rất nhiều những người nông dân khác. Cũng vì thế, chủ đề giao tiếp của nông dân thời kì 1930-1945 chủ yếu tập trung phản ánh những vấn đề trong đời sống thường ngày như cơm áo, gạo tiền của mỗi gia đình, vấn đề sưu thuế, phu phen, tạp dịch… Đặc biệt, một cuộc sống đói nghèo với cơm áo, gạo tiền đã trở thành chủ đề xuyên suốt trong giao tiếp của người nông dân như: thiếu cơm thiếu gạo, cái đói, cái no, vay mượn, làm thuê, việc trả nợ, việc lo sưu, lo thuế…. Ví dụ:

[10] Đến chiều, chị Pha âu yếm đưa con cho chồng bế, rồi cầm chiếc rá, nói:

- Thầy nó coi nhà, tôi đi vay gạo thổi cơm chiều, nhà hết cả gạo.

Pha thấy vợ chật vật thì động lòng thương. Anh buồn bã, dịu dàng nói:

- Thôi, không cần, tôi nghĩ đến đoạn trường cửa quan vừa rồi lúc nào là thấy no lúc ấy.

Vợ cảm động rơm rớm nước mắt:

- Tôi thấy nhà được về mà mừng đến quên cả đói.

Rồi cùng bảo:

- Thế bữa chiều nay nhịn cũng được.

- Được.

Hai vợ chồng mỉm cười nhìn nhau. Một lát Pha nói:

- Vả ai cho ta vay gạo? Những người thân, đều là những người nghèo, cùng hoàn cảnh được bữa nay lo bữa mai như ta.

- Thôi, nhưng tôi cũng cứ muối mặt xem ai có cho vay được chăng. Mình còn có thể nhịn được đã đành, chứ con nó đã có tội tình gì mà bắt nó nhịn bú.

[Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.82.83]

[11] Nó cúi đầu khẽ hỏi:

- Bà đi đâu đấy?

- Bà đến xin bà Phó một bữa cơm ăn đây! Bà đói lắm!

[Một bữa no, Nam Cao, tr.121]

[12] - Nhà còn gạo không?

- Làm gì mà còn gạo!

- Thế thì làm sao được?

- Muốn làm sao thì làm. [Trẻ con không được ăn thịt chó, Nam Cao, tr.107]

53

Trong các ví dụ ở trên, chúng ta thấy một loạt các từ ngữ về chủ đề cơm áo gạo tiền đƣợc nhắc đi nhắc lại nhiều lần: gạo, cơm, bữa cơm, nhịn, đói, vay, mượn,… Thực hiện khảo sát các từ ngữ về chủ đề cơm áo gạo tiền này xuất hiện trong giao tiếp của người nông dân, chúng tôi thu được kết quả như sau: từ “cơm” xuất hiện 78 lượt,

ăn” 64 lƣợt, “tiền” 73 lƣợt, “gạo” 53, “đói” 42 lƣợt, “nhịn” 31, “nợ” 32 lƣợt. Điều này cho thấy thiếu cơm, gạo hết, tiền hết, nhịn đói, vay nợ … là nỗi lo sợ triền miên của phần lớn các gia đình nông dân thời bấy giờ. Đó cũng là sự quẩn quanh với miếng cơm, manh áo, đồng tiền, bát gạo mà người nông dân luôn phải đối mặt.

2) Chủ đề Sưu thuế, phu phen tạp dịch và kiện cáo công đường là hai chủ đề có tần suất xuất hiện trung bình đứng sau chủ đề cuộc sống sinh hoạt đời thường và cơm áo gạo tiền. Khảo sát các từ ngữ nói về chủ đề sưu thuế thường xuất hiện trong giao tiếp của người nông dân, chúng tôi thu được: “thuế” 32 lượt xuất hiện, “sưu” là 18 lƣợt và “suất đinh” là 11.

Nhƣ đã nói ở trên, giai đoạn này, thực dân Pháp đã đặt thêm nhiều thứ thuế mới, tăng mức các thứ thuế đã có để bóc lột người dân Việt Nam. Vì thế cuộc sống của người nông dân vốn đã nghèo đói nay lại càng trở nên cơ cực bần cùng hơn.

Ngoài ra, nông dân thời đó còn là tầng lớp lao động chân tay trong nền văn minh nông nghiệp. Họ đa phần là những người có trình độ học vấn không cao, vốn hiểu biết văn hóa hạn hẹp. Họ cũng là những người thấp cổ bé họng, có vị trí thấp kém, sống dưới đáy của xã hội. Không chỉ có đời sống nghèo túng, họ còn bị tầng lớp thống trị áp bức, bóc lột bằng sưu cao, thuế nặng. Đặc điểm này đã tác động lớn đến chủ đề giao tiếp của người nông dân thời đó. Vì thế mà khi giao tiếp, những chủ đề về cơm, áo, gạo tiền, sưu thuế, phu phen, tạp dịch luôn trở đi trở lại trong từng lời nói của người nông dân, chi phối tới mọi mặt đời sống của người nông dân thời bấy giờ.

Chẳng hạn trong “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã tái hiện một khung cảnh ngột ngạt, căng thẳng của làng Đông Xá trong những ngày sưu thuế. Ở đó, ta bắt gặp hình ảnh chị Dậu phải chạy đôn chạy đáo kiếm từng miếng ăn, phải bán con, bán chó, bán cả sữa của mình cũng không đủ tiền nộp thuế. Cả gia đình chị Dậu đã phải điêu đứng vì một thứ thuế vô lí, vô nhân đạo của chế độ thực dân phong kiến – thuế thân:

[13] Bà lão láng giềng lật đật chạy sang, hớt hơ hớt hải nói với chị Dậu.

-Nhà bác chạy đủ sửu chưa? Chị Dậu vậm vội:

54

- Thưa cụ, nhà cháu mới nộp một suất, còn một suất nữa ạ!

- Sao lại phải đóng hai suất?

- Thưa cụ, một suất của thầy con cháu và một suất của chú Hợi nó.

- Anh Hợi chết rồi, còn phải đóng sưu nữa à?

- Vâng, cháu thấy các ông ấy bảo chú nó chết dở năm tây, nên còn phải đóng

suất sưu năm nay. Nếu nó chết chẵn năm tây thì mới được trừ.

- Khốn nạn! Người ta chết đã sắp giỗ đầu, anh em còn phải đóng đậy tiền sưu!

Sao lại có lệ thế nhỉ? [Tắt đèn, Ngô Tất Tố, tr134.135]

Ở ví dụ trên, nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn đang phải quay cuồng, điêu đứng vì thuế thân cho chồng và em chồng. Vì rằng thứ thuế ấy không chỉ đánh lên người đang sống mà còn đánh vào cả người đã chết bởi chết dở năm tây. Thứ thuế ấy đè nặng lên vai tất cả cả những người nông dân trong xã hội cũ:

[14] Bà cụ già đầu trọc tếch, da mặt nhăn nhúm, chân tay khẳng khiu, nhăn nhó nhìn quan phụ mẫu bằng đôi mắt nằn nì và vì hai tay bị trói, nên phải gật đầu để lạy, nói không ra hơi:

- Lạy quan lớn thương già này đã tám mươi hai tuổi. Còn chúng con đã chết từ tháng chạp, có khai tử hẳn hoi, mà đến bây giờ thầy lý bắt con phải đóng công sưu.

Nói đoạn bà sụt sịt, hai dòng nước mắt ròng ròng chảy xuống má qua đôi môi mếu xệch.

[Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.137]

Nhìn chung các tác phẩm văn học giai đoạn 1930 - 1945 đã tái hiện một cách chân thực và sống động về tình cảnh túng quẫn của người nông dân trước hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Hiện thực nghiệt ngã đó khiến người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát. Ví dụ:

[15] Lão lắc đầu chán nản bảo tôi:

- Ấy thế mà bây giờ hết nhẵn ông giáo ạ! Tôi chỉ ốm có một trận ấy thôi. Một trận đúng hai tháng, mười tám ngày, ông giáo ạ! Hai tháng mười tám ngày đã không làm ra được một xu, lại còn thuốc, lại còn ăn… ông thử tính ra xem bao nhiêu tiền vào đấy?

[Lão Hạc, Nam Cao, tr.71]

Chỉ qua đoạn thoại ngắn ngủi, người đọc có thể nhận ra cảnh sống khốn khó, quẩn quanh của người nông dân với vấn đề cái ăn, cái mặc, ốm đau, bệnh tật ... Người nông dân, trước hiện thực cuộc sống không tìm được một lối thoát và càng không thể

55

tìm được một con đường sáng cho mình. Lão Hạc trước sự lựa chọn giữa miếng cơm và nhân cách đã buộc lòng phải tìm đến cái chết để giải thoát. Một kết cục thật đau lòng chứng tỏ sự bất lực của con người trước hoàn cảnh, trước thời cuộc và trước cả số phận.

Với tỉ lệ chiếm 11,3%, Kiện cáo công đường cũng là một chủ đề nổi bật trong giao tiếp của người nông dân giai đoạn 1930 - 1945 bởi lẽ bối cảnh lịch sử Việt Nam thời kỳ này là thực dân nửa phong kiến, trên là chính quyền thực dân, dưới là tầng lớp quan lại địa chủ cường hào ác bá ở nông thôn cai quản. Và những tên quan lại ở địa phương với công đường của mình được xem như cha như mẹ của người nông dân, chăm lo cho đời sống và giúp người nông dân giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Người nông dân thấp cổ bé họng luôn phải đối mặt trực tiếp với những giai cấp tầng lớp ấy ở chốn công đường. Nông dân nộp sưu thuế cũng phải đến quan, mất con gà con vịt, chửi bới, kiện cáo cũng lên công đường để quan xử… rồi bắt bớ, đánh đập cũng là ở đây. Ngoài ra, hạn chế về trình độ của người nông dân lúc bấy giờ cũng là điểm đáng lưu ý. Vì trình độ có phần hạn chế nên với người nông dân, bất cứ sự cố nào diễn ra trong cuộc sống họ đều phải tìm đến chốn công đường để được giải đáp.

Bởi thế chủ đề về kiện cáo công đường cũng là chủ đề lớn trong giao tiếp của người nông dân giai đoạn 1930 - 1945.Ví dụ:

[16] Con mẹ biết ngay rằng đó là cậu lính lệ. Và như hiểu rõ phép vào quan, nó giúi đưa cậu lệ hai hào đã cầm sẵn ở trong tay, rồi nói nhỏ:

- Nhờ cậu bẩm quan cho tôi vào hầu.

- Lạy cậu, thương cháu, cho cháu được nhờ. Cậu cứ vào bẩm quan hộ hễ quan bắt làm lại đơn, thì cháu xin ra nhờ bác nho Quý ngay.

[Đồng hào có ma, Nguyễn Công Hoan, tr.494.495]

[17] Pha ở trên hiên, ghé đầu xuống tươi tỉnh nói thầm:

- Sang xin dấu rồi về.

- Không làm đơn kiện à?

[Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.79]

[18] Mọi người đều được bằng lòng thì lại đến lượt bà đồ Uẩn ra ngăn:

- Thôi, các cụ ạ! Nào biết rồi có ăn thua gì không mà kiện với tụng, rồi nay quan gọi, mai quan gọi, chỉ tổ mất cả công việc làm ăn. Phương ngôn đã có câu: Vô phúc đáo tụng đình.

56

[Giông tố, Vũ Trọng Phụng, tr.27]

3) Chủ đề về tình cảm vợ chồng con cái, tình cảm làng xóm

Đây là hai chủ đề có tần suất xuất hiện thấp nhất trong số các chủ đề với tỉ lệ tương ứng lần lượt là 3,2% và 2,6%. Điều này, theo khảo sát của chúng tôi có thể là do cuộc sống nghèo đói cùng cực, vấn đề miếng cơm manh áo đè nặng lên cuộc sống của người nông dân nên vì thế người nông dân cũng mất đi sự thi vị, nồng ấm, chỉ còn lại hiện thực đen tối, cơ cực trong cuộc sống của họ. Đó cũng là lí do những chủ đề về tình cảm như tình cảm vợ chồng con cái, tình cảm với những người xung quanh xuất hiện ít trong giao tiếp của người nông dân.

Ngoài ra, nguyên nhân còn bới một phần tính cách của người nông dân. Họ là những người có tính cách thật thà, chân chất, đôi khi thô kệch. Họ ưa thẳng thắn, ít văn hoa. Bởi vậy, người nông dân dù giàu tình cảm nhưng ít thể hiện ra bên ngoài hoặc nhiều khi không biết cách thể hiện. Vì thế, trong giao tiếp, họ ít khi nhắc đến những vấn đề về tình cảm.

Dù ít nhưng mỗi khi nhắc đến, người nông dân vẫn luôn thể hiện tình cảm yêu thương đằm thắm nồng hậu của những con người thôn quê bình dị. Đó là tình cảm vợ chồng ấp áp:

[19] Vợ cảm động rơm rớm nước mắt:

- Tôi thấy nhà được về mà mừng đến quên cả đói.

[Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.82]

Chị Pha trong Bước đường cùng khi chồng đƣợc tha khỏi nhà tù, trở về nhà thì xúc động, mừng vui, hạnh phúc đến nỗi quên cả cơn đói.

Là sự hiếu thảo của con cái với cha mẹ:

[20] - U đã về ạ? Ông Lý đã cởi trói cho thầy con chưa hở U? cái nón của u làm sao bị rách tan tành thế ấy? Tay u làm sao lại phải buộc giẻ thế kia?

[Tắt đèn, Ngô Tất Tố, tr.107]

Tình cảm chị em của những đứa trẻ rất gắn bó nhƣng phải xa nhau:

[21] - Dần có thương chị không? Dần có nhớ chị không? U bán chị rồi Dần ở nhà chơi với Tỉu vậy. Nó khóc thì Dần dỗ nó không được đánh nó đấy nhé! Bao giờ nó lớn thì Dần rủ nó sang nhà cụ Nghị với chị. Thôi Dần ở nhà chị phải đi với u đây, chị không được về nữa đâu, Dần ạ!

57

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân (từ tư liệu một số tác phẩm văn học) (Trang 60 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(245 trang)
w