1.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.2.2 Lý thuyết về hành động ngôn ngữ
Như trên đã nói, J. Austin là người có công lớn trong việc xây dựng lý thuyết hành động ngôn từ. Trong đó, tác giả cho rằng: hành động ngôn ngữ là hành động mà người ta thực hiện ngay khi nói năng, trong lúc nói năng. Khi chúng ta nói năng là chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Theo John L. Austin, có ba loại hành động xảy ra khi thực hiện một phát ngôn: tạo lời,
36
mƣợn lời và ở lời.
Hành động tạo lời là “hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như: ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu... để tạo một phát ngôn về hình thức và nội dung”. [9,88]
Hành động mƣợn lời là “những hành vi “mượn” phương tiện ngôn ngữ, nói cho đúng hơn là các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói”. [9, 88]
Hành động ở lời là “những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận”. [9, 89]
Vì vậy, nắm đƣợc ngôn ngữ không chỉ là nắm đƣợc âm, từ ngữ, câu... mà còn nắm đƣợc những quy tắc điều khiển các hành động ngôn trung trong ngôn ngữ đó.
Thông qua hành động ngôn ngữ mà các vai giao tiếp bộc lộ quan hệ xã hội của mình, đồng thời, các quan hệ xã hội của những người tham gia giao tiếp sẽ chi phối việc sử dụng những hành động ngôn ngữ phù hợp và đạt hiệu quả giao tiếp.
J.Searle là người kế thừa và phát triển lý thuyết HĐNT của Austin. Ông nhận định: thực hiện một HĐNT là thực hiện đồng thời ba hành động: phát ngôn (utterance act), mệnh đề (propositional act), tại lời (illocutionary act). Trong đó, hành động phát ngôn tương đương với hành động tạo lời của Austin – Sp1 dùng các đơn vị ngôn ngữ để tạo ra lời nói; hành động mệnh đề là nội dung của lời nói và nội dung này có thể đánh giá theo tiêu chí chân trị; hành động tại lời là sự bày tỏ chủ ý, ý định của Sp1 trong câu.
Khi phân loại HĐNT, ông đƣa ra quan điểm phân loại hành động ngôn ngữ căn cứ vào chính điểm tương đồng và khác biệt giữa các hành động ngôn ngữ chứ không thông qua động từ biểu thị chúng. Để thực hiện phân loại, Searle chỉ ra 12 điểm khác biệt có giá trị nhƣ là những tiêu chí phân loại. Trong 12 tiêu chí đó, Searle chọn ra 4 tiêu chí mà ông cho là quan trọng nhất: đích ở lời (the point of the illocution); hướng khớp ghép lời với hiện thực (direction of fit); trạng thái tâm lý được thể hiện (expressed psychological states) và nội dung mệnh đề (propositional content). Với bốn tiêu chí này ông xác lập thành năm nhóm HĐNT lớn nhƣ sau:
i. Tái hiện (representatives) là hành động mà “đích ở lời là miêu tả lại một sự tình đang được nói đến. Hướng khớp ghép là lời – hiện thực, trạng thái tâm lý là niềm tin vào điều mình xác tín, nội dung mệnh đề là một mệnh đề. Các mệnh đề này có thể
37
đánh giá theo tiêu chuẩn đúng – sai logic” [9, 126]. Các hành động thuộc lớp tái hiện nhƣ: tường thuật, miêu tả, thông tin, giải thích…
Ví dụ [3] : Cô Mịch run sợ, ấp úng kể:
- Bẩm lạy quan lớn... rồi người ấy bảo con đem rạ đến bán cho người ấy ở chỗ ô tô... rồi người ấy mua rạ thật, rồi người ấy bảo con lên xe, rồi người ấy..
(Giông tố, tr.107) Đây là một phát ngôn sử dụng hành động trần thuật.
ii. Cầu khiến (directives, directifs) là hành động “Đích ở lời đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành động tương lai, hướng khớp ghép hiện thực – lời; trạng thái tâm lí là sự mong muốn của Sp1 và nội dung mệnh đề là hành động tương lai của Sp2”[9, 126]. Các hành động thuộc lớp điều khiển: ra lệnh, yêu cầu, hỏi, cho phép, van xin,…
Ví dụ [4] : Càng nghe, mặt ông càng tối sầm lại.
- Thôi thầy xin con, con cứ ở nhà.
(Thời xa vắng, tr.85) Đây là phát ngôn sử dụng hành động cầu xin.
iii. Cam kết (commissives, commissifs) là hành động “Đích ở lời là trách nhiệm phải thực hiện hành động trong tương lai và Sp1 bị ràng buộc; hướng khớp – ghép hiện thực – lời; trạng thái tâm lý là ý định của Sp1 và nội dung mệnh đề là hành động tương lai của Sp1” [9, 126]. Các hành động thuộc lớp cam kết nhƣ: hứa hẹn, tặng, biếu, thưởng…
Ví dụ [5] : Xuân Tươi chạy ra ôm lấy vai bà Cả kéo ra sân, miệng rối rít:
- Bá cứ bình tĩnh, em biết cả rồi!
Em hứa sẽ làm công minh. (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr.112)
Đây là phát ngôn thực hiện hành vi hứa hẹn.
iiii. Biểu cảm (expressive, expressifs) là hành động “Đích ở lời là bày tỏ trạng thái tâm lí phù hợp với hành vi ở lời (vui thích/ khó chịu, mong muốn/ rẫy bỏ…). Trạng thái tâm lí thay đổi theo từng loại hành vi; nội dung mệnh đề là một hành động hay một tính chất nào đó của Sp1 hay của Sp2” [9, 126]. Các hành động thuộc lớp biểu cảm là: thích, yêu, thương, khó chịu, mệt mỏi, lo lắng, sợ hãi,…
Ví dụ [6]: Trong tác phẩm “Bến không chồng”, khi nhân vật Hạnh rủ Nghĩa đến Cống Linh – một địa điểm linh thiêng của làng Đông thì Nghĩa tỏ ra lo sợ:
- Anh dẫn em đến đó đi.
38
- Anh sợ đến được tới đó thì tối.
(Bến không chồng, tr.56)
Với phát ngôn này, nhân vật đã thực hiện hành động biểu cảm (lo sợ).
iiiii.Tuyên bố (declarations, déclaratifs) là hành động “đích ở lời là nhằm làm cho có tác dụng nội dung của hành vi hướng khớp ghép vừa là lời – hiện thực, vừa là hiện thực – lời; nội dung mệnh đề là một mệnh đề” [9, 126]. Các hành động thuộc lớp tuyên bố: tuyên bố, buộc tội, kết tội…
Ví dụ [7] : Trong tác phẩm “Dòng sông mía”, khi diễn ra cuộc đấu tố vì cho rằng ông Nghĩa là đại địa chủ, viên chánh án đã nói:
… Thưa bà con nông dân, nếu để thằng này sống nó sẽ mưu hại chế độ chúng ta.
Tòa kết án xử tử hình!
(Dòng sông mía) Phát ngôn có chứa hành động tuyên bố.
Chúng tôi nhận thấy 12 tiêu chí Sarle đưa ra là xác đáng và trong những trường hợp cụ thể có thể sử dụng những tiêu chí chƣa dùng để tiếp tục phân chia hành động ngôn ngữ ra làm các nhóm nhỏ hơn. Cách phân loại của Searle có ƣu điểm là: căn cứ vào những tiêu chí phân loại cụ thể để phân loại các hành động ngôn ngữ, khác với sự phân loại dựa vào trực giác của Austin.
Kế thừa các nhà nghiên cứu trên thế giới, ở Việt Nam, tác giả Đỗ Hữu Châu, sau khi định nghĩa HĐNT, đã trình bày khá kỹ lƣỡng về “phát ngôn ngữ vi”, “biểu thức ngữ vi”, “động từ ngữ vi”, về biểu thức ngôn hành nguyên cấp và tường minh, về giả thuyết ngôn hành cũng nhƣ sự thất bại của giả thuyết này. Tác giả cũng đã phân tích khá kỹ lƣỡng các dấu hiệu ngôn hành.
Phát ngôn ngữ vi: Nói đến hành động ở lời là cần nói đến phát ngôn ngữ vi.
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “phát ngôn ngữ vi là một phát ngôn sản phẩm của một hành vi ở lời nào đó khi hành vi này thực hiện một cách chân thực” [8, 91]. Phát ngôn ngữ vi có một kết cấu lõi cho hành động ở lời tạo ra - gọi là biểu thức ngữ vi. Phát ngôn ngữ vi tối thiếu chỉ có biểu thức ngữ vi hay phát ngôn ngữ vi có thể trùng với biểu thức ngữ vi, cũng có thể lớn hơn biểu thức ngữ vi (biểu thức ngữ vi + các thành phần mở rộng).
Biểu thức ngữ vi là những thể thức nói năng đặc trƣng cho một hành động ở lời.
Mỗi biểu thức ngữ vi đƣợc đánh dấu bằng các dấu hiệu chỉ dẫn. Nhờ những dấu hiệu
39
này các biểu thức ngữ vi phân biệt với nhau. Searle gọi các dấu hiệu này là các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời (IFIDs). Đóng vai trò IFIDs là: các kiểu kết cấu, những từ ngữ chuyên dùng trong các biểu thức ngữ vi, ngữ điệu, quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ - tham thể đƣợc gọi chung là dấu hiệu ngữ vi. Trong đó, động từ ngữ vi là một dấu hiệu đặc biệt, đánh dấu cho một số biểu thức ngữ vi tường minh [8, 92-93]. Căn cứ vào sự xuất hiện hay không xuất hiện của động từ ngữ vi, Austin chia biểu thức ngữ vi thành hai loại: Biểu thức ngữ vi nguyên cấp và biểu thức ngữ vi tường minh.
Động từ ngữ vi: là những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng với biểu thức ngữ vi (có khi không cần có biểu thức ngữ vi đi kèm) là người nói thực hiện luôn cái hành động ở lời do chúng biểu thị [8, 97].
Xét theo khả năng có thể hay không thể đƣợc dùng với chức năng ngữ vi của các biểu thức ngữ vi, các động từ nói năng tiếng Việt có thể chia thành 3 loại: 1/ Động từ miêu tả hành động ở lời (khoe, chế giễu, bảo ban…); 2/ Động từ ngữ vi chỉ dùng trong chức năng ngữ vi (đa tạ, phỉ phui, cảm tạ…); 3/ Động từ vừa dùng trong chức năng ngữ vi vừa dùng trong chức năng miêu tả (hỏi, hứa, mời, tuyên bố…)
1.2.2.2 Hành động ở lời trực tiếp và hành động ở lời gián tiếp
Trong giao tiếp ngôn ngữ, người giao tiếp có hai lựa chọn. Một là, sử dụng hành động ngôn ngữ theo lối trực tiếp (đúng với đích mà hành động đó hướng tới). Hai là, sử dụng hành động ngôn ngữ theo lối gián tiếp (không đúng với đích mà hành động đó hướng tới). Mối quan hệ giữa gián tiếp và trực tiếp có thể được hiểu như sau: “Khi nào có một quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng thì chúng ta có một quan hệ trực tiếp” ; “Một hành động ở lời đƣợc thực hiện gián tiếp thông qua sự thực hiện một hành động ở lời khác sẽ đƣợc gọi là hành động gián tiếp” [8, 145]
Nếu nhƣ một hành động ngôn ngữ trần thuật đƣợc dùng để nhận định thì đó là hành động ở lời trực tiếp. Nhƣng nếu nhƣ dùng hành động ngôn ngữ trần thuật để thể hiện đích ngôn trung là cầu khiến thì đó là một hành động ngôn ngữ gián tiếp.
Chẳng hạn, một người con gỏi thụng bỏo tỡnh hỡnh cho chàng trai: ô Hụm nay em rỗi đấy!” nhƣng thực chất lại là để thực hiện hành động hỏi: “Anh có đi chơi với em được không?”
Muốn nhận biết được hiệu lực ở lời gián tiếp thì người nghe trước hết phải nhận biết đƣợc hiệu lực ở lời trực tiếp. Và tất cả các hành động ở lời, muốn biết chúng đƣợc dùng gián tiếp hay không, cần phải căn cứ vào ngữ cảnh và những hoạt động suy ý. Có
40
thể nói, hiệu lực ở lời gián tiếp là hiệu lực thêm vào cho hiệu lực ở lời trực tiếp. Vì, trên thực tế giao tiếp, một phát ngôn không phải chỉ có một đích ở lời mà đại bộ phận các phát ngôn thực hiện đồng thời một số hành động.
Nói cách khác, hành động ngôn ngữ trực tiếp là những hành động đƣợc thực hiện đúng với đích ở lời, đúng với điều kiện sử dụng chúng - nghĩa là đích ở lời đƣợc nói thẳng, công khai, trực tiếp. Hành động ngôn ngữ gián tiếp là hành động ngôn ngữ sử dụng bề mặt của hành động ở lời này nhƣng lại nhằm hiệu quả ở một hành động ở lời khác. Muốn nhận biết hành động ngôn ngữ trực tiếp hay hành động ngôn ngữ gián tiếp phải căn cứ vào ngữ cảnh và những hoạt động suy ý.