Ngôn ngữ cử chỉ của người nông dân xét theo chức năng

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân (từ tư liệu một số tác phẩm văn học) (Trang 117 - 127)

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ PHI LỜI CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG GIAO TIẾP: NGÔN NGỮ CỬ CHỈ

3.2. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỬ CHỈ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN XÉT THEO CHỨC NĂNG VÀ BỘ PHẬN CƠ THỂ THỰC HIỆN

3.2.1. Ngôn ngữ cử chỉ của người nông dân xét theo chức năng

Ngôn ngữ cử chỉ có hai chức năng chính là độc lập và kèm lời. Việc phân loại “ kèm lời” và “độc lập”: “kèm lời” có nghĩa là “cùng với lời nói là cử chỉ” hay “cùng với cử chỉ là lời nói”; “độc lâp” có nghĩa là chỉ có cử chỉ mà không có lời nói. Cách phân chia này là nhìn từ góc độ “lời nói”: lời nói không có cử chỉ; cùng với lời nói là cử chỉ; không có lời nói mà chỉ có cử chỉ. Vì nhìn từ góc độ lời nói nên mới sử dụng

“kèm” - cách gọi mang tính tương đối; còn trong thực tế giao tiếp, có khi lời nói lại chỉ có giá trị bổ sung cho nghĩa của cử chỉ.

Thống kê và phân loại ngôn ngữ cử chỉ của người nông dân theo chức năng, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.1: Phân loại ngôn ngữ cử chỉ của tầng lớp nông dân theo chức năng Giai đoạn

Tổng

1 Thay lời (độc lập) 2 Kèm lời 102

Biểu đồ 3.1: Phân loại ngôn ngữ cử chỉ của người nông dân theo chức năng Trong giai đoạn 1930 – 1945 các phương tiện cử chỉ được người nông dân sử dụng với chức năng độc lập (thay lời) chiếm tỉ lệ là 39,8% còn ngôn ngữ đƣợc sử dụng với chức năng kèm lời chiếm tỉ lệ 60,2%. Giai đoạn từ 1986 đến nay, tỉ lệ này đã có sự thay đổi. Số lượng phương tiện ngôn ngữ cử chỉ kèm lời 78,2% đã tăng cao so với thay lời là 21,8%. Tỉ lệ này cho thấy, trong giao tiếp người nông dân ưa sử dụng ngôn ngữ cử chỉ để thay thế lời nói, đặc biệt, ngôn ngữ cử chỉ có chức năng kèm lời đƣợc sử dụng với tỉ lệ cao hơn hẳn so với ngôn ngữ cử chỉ có chức năng thay lời . Tuy nhiên, ở hai giai đoạn tỉ lệ sử dụng thay lời và kèm lời có sự khác nhau. Giai đoạn 1930 – 1945 người nông dân sử dụng nhiều ngôn ngữ cử chỉ thay lời cao hơn so với giai đoạn từ 1986 đến nay. Điều này cho thấy, ở giai đoạn 1930 – 1945 người nông dân dường như không dám nói và không được nói do địa vị thấp kém của họ trong xã hội. Giai đoạn từ 1986 đến nay, số lượng phương tiện ngôn ngữ cử chỉ thay lời đã giảm xuống với 21,8%. Điều này theo lý giải của chúng tôi là do giai đoạn từ 1986 đến nay, hoàn cảnh lịch sử xã hội thay đổi vị trí người nông dân trong xã hội cũng đã khác trước, từ tầng lớp dưới đáy của xã hội người nông dân đã vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ cuộc đời nên trong giao tiếp, người nông dân đã dám “nói” nhiều hơn, dám lên tiếng thể hiện những tâm tƣ tình cảm của mình thay vì im lặng, chịu đựng nhƣ giai đoạn văn học 1930 – 1945. Cụ thể nhƣ sau:

103

3.2.1.2. Ngôn ngữ cử chỉ có chức năng độc lập

Ngôn ngữ cử chỉ có chức năng thay lời, tức là tự nó có thể độc lập biểu thị ý nghĩa mà không cần đến sự hỗ trợ của ngôn ngữ ngôn từ. Dựa vào mức độ độc lập của ngôn ngữ cử chỉ có thể phân ngôn ngữ cử chỉ có chức năng thay lời làm hai loại. Trong giao tiếp của người nông dân ở hai giai đoạn văn học, chúng tôi thấy xuất hiện cả hai loại này.

Thứ nhất, ngôn ngữ cử chỉ có chức năng thay lời có nghĩa độc lập với ngữ cảnh, tức là nhìn thấy cử chỉ có thể biết ngay đƣợc ý nghĩa của nó.

[94] Chị nhăn mặt, lắc đầu:

- Không gọi thế, tên xấu lắm. Hôm nào đến nhờ ông lang Sáng đặt tên cho nó.

[Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.14]

Lắc đầu: đầu chuyển động qua lại trong khoảng cách ngắn” (70, 548). Cử chỉ lắc đầu của chị Pha thể hiện sự không đồng ý vì anh Pha định đặt tên cho thằng con mới đẻ là Trộn.

[95] Anh Dậu lắc đầu:

- Miệng tôi đắng lắm, không thể ăn gì bây giờ. U nó cứ về với con. Không phải lo đến sự ăn uống của tôi [Tắt đèn, Ngô Tất Tố, tr.137]

Cử chỉ “lắc đầu” thể hiện sự từ chối “không thể” của anh Dậu khi chị Dậu tỏ ý muốn bƣng đĩa khoai mà cái Tý để phần cho anh ăn.

[96] - Anh có thể bù đắp những gì em thấy thất vọng trong tình yêu của mình

được không?

Cô bé gật đầu chấp nhận. [Thời xa vắng, Lê Lựu, tr.266]

[97] Pha trầm ngâm một lát rồi gật: - Được, tí nữa tôi đi.

[Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.96]

- Gật đầu: thể hiện sự đồng ý

Thứ hai, ngôn ngữ cử chỉ có chức năng thay lời có nghĩa phụ thuộc vào ngữ cảnh, tức là phải căn cứ vào ngữ cảnh cụ thể mới có thể xác định đƣợc chính xác ý nghĩa của chúng.

[98] Lão Tòng đảo mắt nhìn đám cháu, lão nhếch mép:Các anh hết kế rồi à?

[Ma làng, Trịnh Thanh Phong, tr.54]

Nhếch mép: Khẽ đƣa chếch môi, mép sang một bên [70]. Lão Tòng làm động tác “nhếch mép” để thể hiện thái độ xem thường đám cháu khi không hiến được kế gì để giúp lão giải quyết chuyện cô Mƣa.

104

[99] Nhìn cái tương lai mịt mù anh chỉ thở dài. Anh ngả lưng xuống, nhắm mắt lại, cố ngủ cho quên đói, quên mong quên khổ. Nhưng đất ẩm, anh xê dịch ra chỗ nào cũng không thoát. [Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.69]

Thở dài: Thở ra một hơi dài khi có điều phiền muộn [70]. Trong ngữ cảnh trên, anh Pha thở dài là vì, bản thân anh đang bị giam trong trại, mệt mỏi, bụng đói, nhớ đến vợ con, nghĩ đến thời gian mình được tự do ngày trước nên anh vô cùng chán nản, lo sợ.

3.2.1.2. Ngôn ngữ cử chỉ có chức năng kèm lời

Ngôn ngữ cử chỉ có chức năng kèm lời: tức là cử chỉ chỉ đóng vai trò kèm thêm để bổ sung, hoàn chỉnh cho lời nói (ngôn từ) với vai trò chủ đạo trong giao tiếp. So với ngôn ngữ cử chỉ có chức năng thay lời sử dụng có phần hạn chế, ngôn ngữ cử chỉ có chức năng kèm lời được sử dụng thường xuyên, phổ biến trong giao tiếp. Theo đó, ý nghĩa kèm lời khá phong phú và đa dạng. Cũng cần lưu ý là, trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp, chức năng kèm lời lại có giá trị ngữ nghĩa hơn cả lời nói. Khảo sát các tác phẩm văn học ở hai giai đoạn 1930 - 1945 và từ 1986 đến nay, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ cử chỉ kèm lời của người nông dân được sử dụng đa dạng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau đồng thời cũng có những vai trò khác nhau.

a) Ngôn ngữ cử chỉ kèm lời có vai trò nhấn mạnh nghĩa của cả phát ngôn. Bản thân lời nói đã truyền tải đƣợc nội dung định nói nhƣng thêm cử chỉ là thêm sự khẳng định về nội dung của lời nói.

[100] Thủ đưa hai tay lên mặt bàn đan vào nhau, giọng trang nghiêm:

Bây giờ ta phải điều đình với ông Phúc! Mà gặp ông Phúc để nói chuyện này thì Bá là tiện nhất...”

[ Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường, tr.174]

Trong tình huống này, cử chỉ các ngón tay của hai bàn tay nhân vật Thủ đan vào nhau (đan các ngón tay vào nhau) thể hiện sự kiềm chế, đắn đo cho thấy sự thận trọng với những gì sắp nói ra của Thủ.

b) Ngôn ngữ cử chỉ kèm lời có vai trò nhấn mạnh một phần thông báo của phát ngôn. Chẳng hạn, để gây sự chú ý vào điều định nói, người Việt có cử chỉ vỗ nhẹ vào vai, giật nhẹ áo, huých nhẹ khuỷu tay vào sườn,...

[101] Vừa nói, chị Dậu vừa nước mắt giàn giụa, ngồi xuống, chị sè sẽ vỗ vai chồng:

- Thầy em! Thầy em ơi! Tỉnh dậy cái nào! [Tắt đèn, Ngô Tất Tố, tr.92]

105

Hành động “sè sẽ vỗ vai chồng” của chị Dậu nhằm lôi kéo sự chú ý của anh Dậu vào thông tin mà mình đƣa ra ở câu nói tiếp theo.

[102] Anh Dỏ vỗ vai tôi bảo:

- Vui chưa. Trên là cũi lợn, dưới là lồng cá!

Thằng nghiệp nó tạo ra đấy. [Ma làng, Trịnh Thanh Phong]

Cử chỉ “vỗ vai” của anh Dỏ nhằm hướng sự chú ý của đối tượng giao tiếp mà những điều anh khoe trong câu nói phía sau.

c. Ngôn ngữ cử chỉ kèm lời có vai trò đoán định trước nội dung truyền tải bằng lời:

[103] Bằng cái tiềm thức sâu xa ấy, anh đã luồn tay lần cởi hết hàng cúc áo sơ

mi. Cô gái cúi rạp người từ chối:

- Em sợ. Đừng, đừng làm thế, Sài ơi! [Thời xa vắng, Lê Lựu, tr.56]

Cử chỉ cúi rạp người xuống thể hiện không đáp ứng đƣợc điều mà nhân vật Sài đang mong muốn thực hiện.

Trong quá trình khảo sát ngôn ngữ cử chỉ xét theo chức năng chúng tôi cũng thấy được sự khác biệt trong đặc điểm giao tiếp người nông dân qua hai giai đoạn văn học.

Đặc biệt là khi khảo sát ngôn ngữ cử chỉ của người nông dân ta phát hiện ra nhân vật thường thể hiện cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ qua dáng đi, dáng đứng, dáng nằm, dáng ngồi, cái cúi đầu, cái nhìn, tiếng thở dài, tiếng cười, tiếng khóc... rất riêng, rất nông dân:

rất mộc mạc, giản dị, chân chất thậm chí suồng sã, tự nhiên nhƣ chính cuộc sống vốn có của họ. Tuy nhiên mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm và ý nghĩa khác nhau.

Trong các tác phẩm văn học giai đoạn 1930 – 1945, nhìn chung ngôn ngữ cử chỉ của nông dân mang đặc điểm của những người bị đè nén, áp bức trong xã hội Đó là sự chán nản, tuyệt vọng và nỗi sợ hãi luôn thường trực của những con người dưới đáy của xã hội.

Trước hết, sự chán nản, tuyệt vọng của người nông dân được thể hiện đậm đặc qua các sắc thái khác nhau của cái “thở dài”.

Thở dài: “Thở ra một hơi dài khi có điều phiền muộn” [70, 955]

Miêu tả: Khi thở dài, luồng hơi thoát ra từ miệng mạnh, kéo dài và tắt dần, thường kèm theo nét mặt biểu hiện sự lo lắng, mệt mỏi ( như nhăn mặt, nhíu lông mày, mặt thường cúi xuống, ...)

Qua khảo sát, chúng tôi thấy cử chỉ “thở dài” xuất hiện 27 lần trong giao tiếp của người nông dân giai đoạn 1930 - 1945. Trong cuộc sống có muôn vàn lý do để

106

người nông dân phải thở dài. Đó là khi họ mệt mỏi bế tắc, khi họ chán nản, ngao ngán, khi họ buông xuôi hay khi họ nghèo đói, túng thiếu; khi họ bị rơi vào con đường cùng không một lối thoát và cũng có khi là thương xót, đồng cảm trước nỗi khổ, số phận của ai đó mà không thể làm gì đƣợc. Và trong xã hội xƣa, giai đoạn 1930 - 1945 thì tiếng thở dài thường chỉ xuất hiện ở tầng lớp nông dân. Điều này cũng thật dễ hiểu. Vì chính tầng lớp này là tầng lớp khốn cùng nhất trong xã hội. Ta có thể bắt gặp liên tiếp tiếng thở dài của các nhân vật trong hầu hết các trang viết.

Đó là cái thở dài vật vã của anh Dậu trong cơn quay cuồng sưu thuế :

[104] “Vắt tay lên trán, anh Dậu thở một tiếng dài và cất cái giọng lề dề của

người ốm”, “Anh Dậu vật vã thở dài: - Trời ơi, từ giờ đến lúc quan về, chạy đâu cho được hai đồng bẩy nữa? Nếu không có, chúng nó làm tình làm tội, không khéo thì mình đến chết. Nước mắt ứa ra, anh Dậu quay mặt vào bức phên nứa, sụt sùi nức nở, anh khóc thằng Hợi, anh khóc cái Tý, rồi anh khóc đến số phận của anh.” [Tắt đèn, Ngô Tất Tố, tr.157]

Hay đó là cái thở dài của lão Hạc:

[105] “Lão ngẩn mặt ra một chút, rồi bỗng nhiên thở dài”.

[Lão Hạc, Nam Cao, tr.71]

Rồi thì Pha thở dài: - Bẩm ngồi tù thì khổ vợ con, mà theo kiện thì con làm gì mà có tiền?... Còn rất nhiều những cái “thở dài” khác của những người nông dân ở đủ mọi hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống lầm than đƣợc miêu tả trong tác phẩm. Những cái “thở dài

mỏi mệt, buồn bã , chán nản dường như gắn chặt với người nông dân giai đoạn này.

Đối mặt với sự chán nản, tuyệt vọng và nỗi sợ hãi mà tầng lớp thống trị đem đến cho mình, người nông dân trong văn học giai đoạn 1930 - 1945 thường gắn với hành động ngôn ngữ “cầu xin”. “Van lạy” là một trong số những cử chỉ phổ biến của người nông dân được các nhà văn khắc họa lại.

Van lạy: “Tự hạ mình cầu xin một cách nhẫn nhục” [70, tr.1096]

Miêu tả: Khi van lạy, hai bàn chắp vào nhau, đầu cúi xuống; có khi quỳ hai chân; biểu thị sự sợ hãi , phục tùng, trước quyền uy. Động tác van lạy thường khi kèm với lời nói.

Trong văn học giai đoạn 1930 - 1945, những cử chỉ “van lạy”vái lạy” này xuất hiện nhiều với 31 lượt. Đó là cái “lạy van” của chị Pha một người nông dân khi thấy chồng bị tội oan vì bị nghi chôn rƣợu lậu giấu vào ruộng mà không biết làm cách

107

nào để cứu chồng. Chị chỉ còn biết vái lạy cầu xin: Chị Pha thấy chồng oan uổng, vội chay đến trước mặt người tây đoan, chắp hai tay vái lấy vái để và khóc lóc (Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan). Đó là vợ Trương Thi khi gặp quan để kêu oan cho chồng: “Người đàn bà đặt gói chè vào cái khay, rồi ngồi thụp xuống đất, vừa lạy vừa nói.”( Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan), là Chị Dậu “nhận ra ông phủ, trống ngực nện thình thịch, chị vội run run chắp tay và vái một vái.”(Tắt đèn, Ngô Tất Tố)

Chứng kiến sự lạy lục của người với người nó đã là một sự cám cảnh, nhưng còn cám cảnh và đau xót hơn khi những con người đó lại đang phải lạy lục, cầu xin, van nài cho những điều mà đáng lẽ ra họ tất nhiên phải được hưởng. Đặc trưng giai cấp và bản chất bất công của xã hội đƣợc thể hiện gần gũi và dễ hiểu chính ngay trong những cử chỉ nhỏ nhặt nhất đó của con người.

Là tầng lớp thấp bé nhất trong thang bậc xã hội, luôn luôn bị hà hiếp, bắt nạt bởi các tầng lớp trên, nông dân dường như luôn phải sống với phản ứng sợ hãi thường trực. Thống kê các phương tiện ngôn ngữ cử chỉ của nông dân chúng tôi nhận ra sự xuất hiện dày đặc của phản ứng sợ hãi, hay nhẹ hơn là lo lắng ở các nhân vật thuộc tầng lớp này. Sự sợ hãi đƣợc thể hiện bằng các cử chỉ khá phong phú, cái “liếc nhìn

lấm lét của thân phận kẻ dưới hay những phản ứng mạnh mẽ của cả cơ thể “ngã khụy xuống” Ví dụ:

[106] Anh run lên, nói như mếo máo: - Lạy quan lớn, cảnh nhà con nghèo, quan lớn đèn trời soi xét cho.

Anh Dậu run như cầy sấy:

- Bẩm lạy quan lớn, tiền sưu con đã nộp rồi. [Tắt đèn, Ngô Tất Tố, tr.170]

Qua các ngôn ngữ cử chỉ kèm với hành động ngôn ngữ của người nông dân, chúng ta có thể cảm nhận rõ hơn sự mỏi mệt, rệu rã trong cả tâm hồn lẫn thể chất của họ. Chán ngán vì ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, đã thế lại luôn phải lo lắng, sợ hãi, sự lo lắng sợ hãi còn bật ra cả trong dáng điệu. Cuộc sống của những con người này không đƣợc một phút giây yên ổn, bị hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần.

Nói cách khác, các nhân vật nông dân trong văn học 1930 - 1945 vốn bị khinh rẻ trong xã hội cũ dường như có xu hướng sử dụng hành động, cử chỉ thay cho lời nói. Xu hướng vận dụng ngôn ngữ cử chỉ nói trên gợi cho ta liên tưởng tới sự lầm lũi, thầm lặng với địa vị nhỏ bé thấp kém trong sự tồn tại của họ trong xã hội cũ.

108

Sang giai đoạn từ 1986 đến nay, từ phương tiện ngôn từ đến ngôn ngữ cử chỉ ta đều bắt gặp hình ảnh những con người nông dân với lối sống tự tin, hoạt bát, mạnh khỏe, đầy năng lượng bắt nhịp được với sự đổi mới của thời cuộc. Các phương tiện ngôn ngữ cử chỉ kèm lời của người nông dân có tần suất xuất hiện nhiều hơn (78,2%) so với ngôn ngữ cử chỉ thay lời (21,8%), thể hiện người nông dân đã dám nghĩ, dám nói và cả dám làm nhiệt tình trong công việc, dám nhìn thẳng vào sự thật và biết lên án cái tiêu cực, bê bối đang diễn ra trong cuộc sống đời thường. Bởi họ là những người thực sự làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời.

Vì vậy trong giai đoạn văn học từ 1986 đến nay qua khảo sát chúng tôi thấy xuất hiện nhiều những phương tiện cử chỉ thể hiện sự tự nhiên, niềm vui tươi, hớn hở tràn đầy lạc quan của những con người mang hơi thở lành mạnh của cuộc sống thời hậu chiến. Ví dụ:

[107] Mắt ông Khiên sáng lên vỗ bốp vào vai Nghĩa:

- Mày khá lắm! Xứng đáng là vị trưởng nam tương lai của dòng họ Nguyễn, bố mẹ cũng đã lo tính từ lâu nhưng khổ nỗi vừa rồi lo được đám cưới cho chị Cả mày là nhẵn túi.

[Bến không chồng, Dương Hướng, tr.62]

[108] Đấy mà! - Chủ tịch Đột vỗ “đét” một cái vào vai bố.

[Bến không chồng, Dương Hướng, tr.46]

Cũng vẫn là cử chỉ vỗ vai suồng sã thân mật thường thấy của người nông dân nhưng ở đây cái vỗ bốp, vỗ đét cho thấy trong đó sự tươi vui hớn hở của người giao tiếp. Cử chỉ của tay thay vì chắp tay van lạy, vái chào của người có địa vị thấp đối với tầng lớp trên nhƣ giai đoạn 1930 - 1945 đã chuyển sang cái bắt tay bình đẳng, thân mật, là cử chỉ cười đùa trêu chọc nhau một cách vô tư hồn nhiên:

[109] Anh Hiệp đến bắt tay Nghĩa: Nghĩa đi đợt này, đợt sau mình cũng tếch.

Lớ ngớ biết đâu cánh mình lại gặp nhau trên chiến trường.

[Bến không chồng, Dương Hướng, tr.98]

[110] Chúng mày làm trò gì thế hả?

- Dạ! Chúng cháu chỉ đùa nhau một tý. Con Hạnh vừa cười vừa nói.

- Làm sao mà chết được người ạ? Con Hạnh che miệng cười như thể trêu tức chú Vạn.

[Bến không chồng, Dương Hướng, tr.67]

109

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân (từ tư liệu một số tác phẩm văn học) (Trang 117 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(245 trang)
w