Vai trò của của ngôn ngữ cử chỉ trong giao tiếp của người nông dân

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân (từ tư liệu một số tác phẩm văn học) (Trang 163 - 167)

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ PHI LỜI CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG GIAO TIẾP: NGÔN NGỮ CỬ CHỈ

3.3. Ý NGHĨA THỂ HIỆN VÀ VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ CỬ CHỈ TRONG

3.3.2. Vai trò của của ngôn ngữ cử chỉ trong giao tiếp của người nông dân

Khi có sự mâu thuẫn giữa thông điệp do ngôn ngữ truyền tải với ngôn ngữ cử chỉ thông báo, người ta có xu hướng tin vào thông điệp của ngôn ngữ cử chỉ hơn.

137

Trong giao tiếp, không phải bao giờ ngôn ngữ cử chỉ cũng bổ sung sắc thái và diễn đạt cùng một ý nghĩa cho lời nói mà có những tình huống cử chỉ, điệu bộ và lời nói lại mâu thuẫn với nhau. Sự mâu thuẫn đó có thể tạo ra một cách có chủ định hoặc chỉ là vô tình; công khai hoặc hàm ẩn; nhẹ nhàng, ít gây chú ý hoặc rõ ràng, mạnh mẽ.

Căn cứ vào cử chỉ, điệu bộ để xét hành động ngôn từ trong trường hợp xuất hiện hành động mâu thuẫn giữa cử chỉ và lời nói.

Nhiều công trình nghiên cứu ngôn ngữ và tâm lý cho rằng các biểu hiện của ngôn ngữ cử chỉ mang tính tức thời hơn và ít bị khống chế hơn so với các biểu hiện của ngôn ngữ. Do vậy, chúng cũng dễ dàng bộc lộ tình cảm và thái độ của người nói hơn so với các biểu hiện của lời nói. Chính vì thế, khi gặp những trường hợp các tín hiệu mâu thuẫn với nhau, người ta thường tin vào ngôn ngữ không lời hơn lời nói.

Chúng ta có thể xét ví dụ sau để thấy rõ điều đó:

[213] Hắn xông lại gần, đảo ngược mắt, giơ tay lên nửa chừng:

- Bẩm không ạ, bẩm thật là không say. Con đến xin cụ cho con đi tù mà nếu không được thì... thì... thưa cụ...

Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp:

- Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt con giải huyện.

Rồi hắn cúi xuống, tần mần gọt cạnh cái bàn lim.

[Chí Phèo, Nam Cao, tr.30]

Ở tình huống trên, Chí Phèo đến gặp Bá Kiến với mục đích để xin tiền Những lời Chí Phèo nói thì thƣa bẩm tỏ ra rất nhũn nhặn, tha thiết cầu xin nhƣng một loạt những cử chỉ “xông lại gần”, “đảo ngược mắt”, “giơ tay lên nửa chừng” thì lại cho thấy Chí đang đe dọa Bá Kiến. Những cử chỉ tiếp theo: móc túi giơ ra con dao nhỏ, sắc rồi tần mần gọt cạnh cái bàn lim kèm với lời đe dọa con phải “đâm chết dăm ba

thằng” lại càng làm tăng hiệu quả cho lời đe dọa của Chí Phèo.

3.3.2.2 Ngôn ngữ cử chỉ giúp thấy rõ tình cảm thật của người nói hơn so với giao tiếp bằng lời

Tình cảm của con người đa dạng và phức tạp.Trong thực tế, ngôn ngữ không thể mô tả chính xác các trạng thái tình cảm tinh tế khác nhau mà chỉ biểu thị đƣợc một khía cạnh tình cảm hoặc trạng thái cảm xúc nào đó mà thôi. Lúc này, ngôn ngữ cử chỉ

138

sẽ thể hiện rõ vai trò của mình.Chẳng hạn, một người phụ nữ đau khổ trước cái chết của chồng. Để diễn tả nỗi khổ này nếu dùng ngôn ngữ thông thường,có thể nói rằng

“Cô ấy vô cùng đau khổ”. Nhƣng nếu dùng ngôn ngữ cử chỉ thì ta có thể mô tả chính xác hơn nhiều: Cô nằm gục bên xác chồng, gào tên chồng đến lạc giọng, nước mắt dàn dụa trên khuôn mặt tái dại; Cô ngồi bên xác chồng, khuôn mặt vô hồn, ánh mắt vô định, không một giọt nước mắt, chỉ có sự im lặng; Cô cúi xuống khuôn mặt chồng, thì thầm gọi tên anh, không một tiếng khóc, nước mắt từng giọt chảy xuống, lăn dài trên khuôn mặt hoá đá; Tóc cô xoã xƣợi, mắt cô mở to nhìn trừng trừng vào khuôn mặt người đã chết, rồi cô cười phá lên, tiếng cười lanh lảnh, hoang dại...

Trong tác phẩm “Bến không chồng“những cử chỉ của ông Xung trong đám tang của Nguyễn Vạn giúp chúng ta có thể hiểu được nỗi đau mất mát của một người đàn ông trước cái chết của người thân:

[214] “Lão run run xúc động cầm tấm vải trắng xé roạc một mảnh làm khăn

tang quấn lên đầu. Lão thấy trong người lão có gì đó đang biến động dữ dội. Lão rơm rớm nước mắt, lão đang khóc âm thầm mà không rõ vì lẽ gì. Lão không chỉ khóc riêng cho con người bất hạnh nằm trong quan tài kia. Lão đang đau đớn về những điều xa xưa mà không ai nghĩ đến lúc này. Lão thương xót cho cả đời ông cha Nguyễn Vạn, thương xót cho cả hai thằng con lão đã chết oan uổng trong cải cách và thương xót cho chính lão cũng bị giam cầm ngay trong ngôi từ đường họ tộc.”

[Bến không chồng, Dương Hướng, tr.309] 3.3.2.3 Điều chỉnh chiến lược giao tiếp nhờ việc quan sát cử chỉ

Khi giao tiếp người ta không chỉ viện tới yếu tố ngôn từ mà họ còn giao tiếp thông qua các kênh ngôn ngữ phi ngôn từ trong đó có ngôn ngữ cử chỉ. Tầm quan trọng của “ngôn ngữ” này là không thể bác bỏ khi nghiên cứu giao tiếp. Theo Levine và Adelman (1993) “ một nghiên cứu đƣợc tiến hành ở Mỹ đã cho thấy 93% thông điệp đƣợc chuyển tải bằng giọng điệu (tone of voice) và diện hiện (facial expressions) của người nói. Chỉ có 7% thái độ của người nói được chuyển tải bằng ngôn từ”.

Trong quá trình giao tiếp, kể cả người phát tin và người nhận tin đều biểu lộ thái độ tình cảm qua cử chỉ, điệu bộ. Vì thế, con người luôn có xu hướng quan sát phản ứng của đối tác. Qua phản ứng của người nhận tin, người phát tin có thể hiểu được một phần suy nghĩ của đối tác về lời nói của mình. Trên cơ sở đó, họ có thể thay đổi chiến lƣợc giao tiếp cho phù hợp. Ngược lại, đối với người nhận tin, cùng với việc

139

tiếp thu nội dung thông báo, việc quan sát cử chỉ, điệu bộ của người phát tin sẽ làm cho họ hiểu rõ hơn về những điều mà người kia muốn diễn đạt. Điều này sẽ giúp rất nhiều trong việc giao tiếp, giúp người tham gia giao tiếp đạt hiệu quả tối đa. Ví dụ:

[215] Thủ nhìn bàn tay ông anh với những ngón to ngắn, đầu tù thô nháp cứ rung rung khi cầm chén nước. Thủ biết ông ấy đã nóng mắt lắm, nên anh càng dẽ dàng:

- Bác cứ bình tĩnh, em kể cho bác biết là để phải cùng lo việc lớn trước đã, chứ việc nhà như cái trong nơm, làm gì phải vội!

Ông Hàm đập tay xuống chiếu. Thoắt cái, ông lại ngồi vào đúng cái chiếu trưởng họ của mình:

- Chú không phải dạy khôn tôi! Đến lão Khừu say đái ra quần mà còn biết có yên gia mới bình được quốc, nữa là người khôn, người tỉnh! Những việc chú thấy cần làm thì cứ dấn lên, càng nhanh càng tốt! Còn việc trong nhà thi tôi phải lo!.

Hai anh em cùng ắng đi, không ai nói một câu.

[Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường, tr.219]

Tình huống trên là sau khi ông Hàm được cứu ra, Thủ, Hàm, Cao, ba con người trong dòng họ nhà Trịnh Bá ngồi bàn luận với nhau để tính các bước tiếp theo trong cuộc tranh giành quyền lực với dòng họ Vũ Đình. Biết người cứu mình là bà Son , vợ

ông, người đã phải đến gặp và xin ông Phúc, con trưởng của dòng họ Vũ Đình và cũng là tình cũ của bà Son, ông Hàm đã vô cùng tức giận. Qua lời nói và đặc biệt là qua quan sát những cử chỉ của ông Hàm, Thủ và cao đã có sự điều chỉnh chiến lƣợc giao tiếp để tránh những xung đột không cần thiết. Khi thấy ông Hàm bàn tay rung rung cầm chén nước thì Thủ nhỏ nhẹ khuyên nhủ. Nhƣng khi thấy ông Hàm tức giận, đập tay xuống chiếu thì cả Thủ và Cao đều im lặng, không ai nói câu gì. Điều đó cho thấy

người nghe khi nhận thông tin, việc quan sát cử chỉ điệu bộ của người nói sẽ giúp họ điều chỉnh chiến lƣợc giao tiếp cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân (từ tư liệu một số tác phẩm văn học) (Trang 163 - 167)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(245 trang)
w