Một số kiến nghị đối với Chính phủ:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP của NHNoPTNT VIỆT NAM TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 150 - 154)

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:15 /06/

1 TRONG HỆ THỐNG NHNo&PTNT VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH.

3.4 Một số kiến nghị đối với Chính phủ:

Hiện nay hệ thống ngân hàng Việt Nam cần xây dựng một hệ thống ngân hàng có uy tín, đủ năng lực cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả cao, an tòan, có khả năng huy động tốt hơn các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư. Việc này đòi h ỏi sự nỗ lực nhiều mặt từ phía Chính phủ.

Kiến nghị các giải pháp từ Chính phủ :

-Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh: với sự mở rộng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng thương mại, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của các ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.

-Ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu (25 nguyên tắc về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel) trong thực thi chức năng của một cơ

90

quan quản lý nhà nước và giám sát thị trường, hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống giám sát ngân hàng được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát ển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh nói chung và cấp tín dụng nói riêng, thực hiện các cảnh báo sớm cho các ngân hàng thương mại, đảm bảo thị trường phát triển bền vững.

-Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyđịnh số

18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN q uy định về phân loại nợ có một số điểm chưa phù hợp cần xem xét điều chỉnh theo hướng đối với nợ gia hạn cần căn cứ vào thời gian gia hạn và số lần gia hạn để phân loại nợ (hiện nay chỉ căn cứ vào số lần gia hạn, mà không căn cứ vào thời gian gia hạn nên đã đánh đồng và xếp tất cả các khoản nợ gia hạn vào nhóm nợ xấu).

- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của Trung tâm CIC Ngân hàng Nhà nước: Để nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu chuyển đổi Trung tâm này sang hình thức một công ty cổ phần có sự góp vốn của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập ở Việt Nam để hỗ trợ cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, có thể thu hút sự chuyển giao công nghệ và học tập ki nh nghiệm của các Công ty xếp hạng tín dụng trên thế giới.

- Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ ban hành Luật Cạnhtranh va kiểm soat độc quyền, đưa luật nay trở thanh công cụ để Chinh phủ kiểm sóat họat động cạnh tranh.

-Thống nhất quan điểm, xác định rõ và cụ thể về lộ trình mở cửa tài chính. Tự do hóa tài chính phải được thực hiện sau cùng, sau khi đã th ực hiện cải cách cơ cấu và tự do hóa thương mại. Nếu có được lộ trình hội nhập tài chính thích hợp sẽ đảm bảo hệ thống tài chính hội nhập hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh mà không bị vướng vào các dạng khủng hoảng tái chính - ngân hàng khác nhau.

- Hoàn thiện hoạt động của thị trường tiền tệ và hoàn thiện hoạt động của thị trường chứng khoán, xác định cụ thể lộ trình mở cửa thị trường tài chính - ngân hàng.

- Cần cải cách DNNN, tạo ra sân chơi bình đ ẳng hơn cho các doanh nghiệp. Việc bảo hộ cho khu vực DNNN là nguyên nhân chính gây ra nợ khó đòi, n ợ quá

91

hạn, nợ xấu tại các NHTM nhà nước cao. Chính vì vậy, nếu không kiên quyết đẩy mạnh tiến trình cải cách DNNN thì việc cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các NHTM nói riêng sẽ khó thực hiện.

- Cần có những quy định cụ thể liên quan đến công bố thông tin tài chính doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện để được thành lập công ty kiểm toán và quy định rõ trách nhiệm của công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên có liên quan khi cho ra đời những báo cáo kiểm toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Vì thực tế hiện này cho thấy chất l ượng của rất nhiều công ty kiểm toán là chưa đảm bảo (có những báo cáo tài chính đã được kiểm toán nhưng thậm chí sai ở tiêu chí cơ bản nhất là đơn vị tiền tệ USD thành VND).

- Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền chủ nợ của ngân hàng và bảo đảm tiền vay nhằm giúp cho các ngân hàng thuận lợi khi phải thực hiện các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài, ảnh hưởng đến sự lành mạnh tài chính của các ngân hàng. Cần xây dựng hệ thống định chế đảm bảo quyền chủ nợ của ngân hàng trong xử lý tài sản bảo đảm, chỉ đạo các bộ ngành có liên quan quy định về thủ tục, trình tự xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, hiệu quả.

- Hoàn chỉnh các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng như quy định về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, quy định về cấp các giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành kinh doanh … vốn là những vấn đề liên quan đến nhiều bộ, ngành khác nhau, có ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng. Chính phủ cần điều phối sự kết hợp với các bộ ngành có liên quan, cùng với NHNN để thống nhất, chia sẻ quan điểm về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, cùng nhau phối kết hợp để giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng.

92

KẾT LUẬN:

Việc tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh là điều thiết yếu đối với mỗi ngân hàng. Với một ngân hàng hiện đại, sự tăng trưởng diễn ra cân đối trên nhiều khía cạnh như tăng trưởng tín dụng, phát triển công nghệ (bao gồm cả công nghệ thông tin, công nghệ quản lý, công nghệ điều hành…). Tuy nhiên, ở Việt Nam, do yếu tố cạnh tranh không lành mạnh và bìnhđ ẳng, các NHTM thường đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong khi chưa đạt được các yếu tố khác (như nguồn vốn đầu vào, trình độ công nghệ, trỉnh độ quản lý, khả năng kiểm soát rủi ro…), điều này tất yếu dẫn đến sự tăng trưởng tín dụng không bền vững và là rủi ro tiềm ẩn đối với hệ thống NHTM. Do đó, ngành ngân hàng cần phải tập trung phấn đấu hoàn thành tốt các kế hoạch và mục tiêu của chính sách của NHNN, chính phủ nhằm đem lại lợi ích tối đa cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

93

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP của NHNoPTNT VIỆT NAM TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 150 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w