Tình hình hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam hiện nay:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP của NHNoPTNT VIỆT NAM TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 106 - 111)

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:15 /06/

4. Phạm vi nghiên cứu

2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam hiện nay:

Việt Nam hiện nay:

Bối cảnh, điều kiện kinh tế xã hội và thị trường tài chính, tiền tệ năm 2011:

Năm 2011, nần kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ -CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vi mô, bảo đảm an sinh xã hội; Thống

47

đốc ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/3/2011 ề việc thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nằm kiềm chế lạm phát, theo đó chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá được điều hành chặt chẽ.

Lạm phát giảm dần, kinh tế vĩ mô có bước chuyển biến tích cực; sản xuất - kinh doanh tiếp tục phát triển, an sinh xã hội đ ược đảm bảo; tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp đạt mức kỷ lục hơn 25 tỷ USD, tăng 27,9% so với năm 2010; chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ ch ặt chẽ được thực thi hiệu quả, tốc đố tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng khoảng 20%, thị trường tiền tệ và ngoại hối tương đối ổn định.

Thị trường tài chính tiền tệ diễn biến phước tạp, lạm phát và lãi suất cao, cạnh tranh không lành mạnh, vượt t rần lãi suất huy động; cung - cầu ngoại tệ và tỷ giá những tháng đầu năm căng thẳng; nợ xấu ngân hàng tăng, thanh khoản của nhiều tổ chức tín dụng bị thiếu hụt, không có khả năng thanh khoản VND; việc huy động vốn trên thị trường gặp nhiều khó khăn; thị trường chứng khoán suy giảm mạnh. Từ tháng 9 năm 2011, kinh ết vĩ mô và thị trường tài chính tiền tệ có chiều hướng ổn định.

Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2011 thể hiện qua bảng 2.6

Bảng 2.6: Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam năm 2011 ĐVT: nghìn tỷ đồng

(Nguồn: B &PTNT năm 2011) Về huy dộng vốn: Tổng huy động đạt 505.792 tỷ đồng, tăng 30.851 tỷ.

Hoạt động tín dụng và đầu tư: Tổng dư nợ cho vay và đầu tư đạt 489.137 tỷ đồng, tăng 33.530 tỷ. Tình hình nợ xấu là 27.446 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 6,1% tổng dư nợ cho vay. Nợ xấu chủ yếu tập trung tại các chi nhánh trên địa bàn 2 thành phố Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh: khu vực Tp.Hồ Chí Minh tỷ lệ nợ xấu là 18,19% trong đó

Chỉ tiêu Giá trị

Hoạt động huy động vốn 505

Hoạt động tín dụng và đầu tư 489

Trong đó nợ xấu

27

48

có 19 chi nhánh/48 chi nhánh ỷt lệ nợ xấu >10%; Khu vực Hà Nội tỷ lệ nợ xấu là 9,83%, trong đó có 9 chi nhánh/34 chi nhánhỷt lệ n ợ xấu >10%; các khu vực còn lại tỷ lệ nợ xấu<3%. Các chi nhánh có nợ xấu <1% chủ yếu là các tỉnh miền núi phía Bắc.

Hoạt động dịch vụ, thanh toán: Tổng thanh toán trong nước đạt 6.545.702 tỷ đồng, tăng 1.136.979 tỷ. Tổng doanh số thanh toán xuất, nhập khẩu đạt 7.734 triệu USD giảm 12,01%. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 12.550 triệu USD, tăng 14,4%. Tổng doanh số chi trả kiều hối 1.086 triệu USD, tăng 25,7%. Thanh toán biên mậu với Trung Quốc 36.161 tỷ đồng, tăng 47%; thanh toán biên mậu với Lào 151 tỷ đồng, giảm 34%. Dự án ngân hàng phục vụ uỷ thác đầu tư: agribank tiếp nhận 32 dự án uỷ thác đầu tư và phục vụ 117 dự án ODA với tổng giá trị lên tới 5,8 tỷ USD, đăng ký tiếp cận mới 81 dự án trị giá 12,4 tỷ USD.

Nghiệp vụ thẻ: Tổng số thẻ phát hành đạt 8,4 triệu thẻ, tăng 31,5%; chiếm 20% thị phấn về phát hành thẻ toàn thị trường ; doanh số sử dụng thẻ đạt 122.000 tỷ đồng; lắp đặt 2.102 mày ATM, chiếm 16,2% thị phần;Tổng số EDC/POS 5.261 thiết bị, chiếm tỷ lệ 7,5% toàn thị trường.

Tình hình tài chính thể hiện qua bảng 2.7

Bảng 2.7: Tình hình tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam năm 2011

ĐVT: nghìn tỷ đồng

(Nguồn: B &PTNT năm 2011) Tổng thu nhập: 82.211 tỷ đồng, tăng 21.118 tỷ (+35%) so với năm 2010 Tổng chi phí: 78.571 tỷ đồng, tăng 20.420 tỷ (+35%) so với năm 2010 Lợi nhuận trước thuế: 4.740 tỷ đồng, tăng 29,8% so với năm 2010

Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh năm 2011Chỉ tiêu

Giá trị

Tỷ lệ tăng trưởng (%) so với năm 2010

49 Về mặt được:

Về cơ bản các chỉ tiêu kinh doanh đều đạt mục tiêu đề ra; mặc dù 6 tháng đầu năm, do những biến động của nền kinh tế, thị trường vốn và lãi suất, vốn huy động và dư nợ cho vay liên tục giảm; song với những biện pháp chỉ đạo quyết liệt từ Trụ sở chính và nỗ lực tại từng chi nhánh nên vốn huy động, dư nợ đã tăng trưởng trở lại trong những tháng cuối năm.

Vốn huy động tăng trưởng 6,5%. Hầu hết các khu vực (trừ TP.Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh) đều đạt tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu nguồn vốn huy động ổn định tăng lên, tiền gửi dân cư tăng 18,9%, chiếm tỷ lệ 60,6%/tổng nguồn vốn; vốn huy động của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính về cơ bản đã được thực hiện quản lý tập trung tại Trụ sở chính thông qua Sở giao dịch, đã giảm được áp lực về thanh khoản đối với các chi nhánh và toàn hệ thống Agribank khi thị trường vốn không ổn định.

Tăng trưởng tín dụng 6,9%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra, cơ cấu vốn tín dụng được tập trung cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn; thực hiện các chương trình của Chính phủ, NHNN về cho vay tạm trữ lương thực, cà phê, thuỷ sản, xuất khẩu , hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn tăng 15%; kiểm soát chặt chẽ tín dụng phi sản xuất, giảm tỷ lệ dư nợ phi sản xuất còn 13,7%/tổng dư nợ, giảm 4,7% so với cuối năm 2010;

Nợ xấu đã từng bước kiểm soát được, tỷ lệ nợ xấu 6,1% giảm được 1,2% so với thời điểm cao nhất. Hấu hết các khu vực (trừ TP.Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh) nợ xấu đều kiểm soát được, nhiều khu vực có tỷ lệ nợ xấu thấp, thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch đề ra thấp hơn 6,5%;

Hoạt động dịch vụ, thanh toán trong nước và quốc tế, thanh toán biên mậu, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ, sản phẩm dịch vụ, phát hành thẻ đã có nhiều chuyển biến tích cực; tình hình tài chính tăng trưởng khá, thu nhập ổn định; tình i2nh thanh khoản được giữ vững, ổn định;

Công tác quản trị, điều hành được đổi mới và kiện toàn một bước, theo hướng tăng cường, sâu sát từ Trụ sở chính đến các đơn vị cơ sở; điều hành linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, nâng cao vai trò chủ động sáng tạo các đơn vị cơ sở; từng bước hoàn thiện về cơ chế quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh, tạo được sự đồng thuận thống nhất cao trong triển khai thực hiện; kỷ cương, kỷ luật

50

và ý thức trách nhiệm, tinh thấn thái độ, tác phong kinh doanh được chuyển biến rõ rệt.

Một số vấn đề còn nổi lên:

Vốn huy động tăng trưởng gấp thấp so với bình quân chung của toàn ngành, vốn huy động từ thị trường 1 tăng 1,6%; tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi Bảo hiểm xã hội, Kho bạc nhà nước giảm, nhất là ở 2 khu vực Tp. Hà Nội và Tp .Hồ Chí Minh; vốn huy động ngoại tệ USD giảm mạnh và tiếp tục giảm trong năm 2012. tăng trưởng nguồn vốn và dư nơ thấp, cùng với sự suy giảm mạnh về nguồn vốn và dư nợ trên địa bàn 2 thành phố, làm cho thị phần của Agribank giảm, thấp nhất là trên địa bàn Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh;

Nợ xấu tăng cao, nhất là ở một số chi nhánh trên địa bàn Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh do quản lý chất lượng tín dụng yếu kém; nợ xấ u tập trung cao ở một số lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nợ VinaShin, ALC II… khó khắn cho việc xử lý thu hồi nợ;

Tỷ lệ dư nợ/nguồn vốn cao trên 87,7%, đã tác động ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản và các tỷ lệ an toàn hoạt động; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt 7,9%, tỷ lệ an toàn chi trả đạt 12,5%, do vốn điều lệ của Agribank nhà nước chưa cấp bổ sung theo đề nghị của Agribank, trong khi nhu cầu vốn cho nông nghiệp nông thôn tăng cao; cho vay không có tài sản đảm bảo theo nghị định 41/2010NĐ -CP làm cho tỷ lệ tài sản có rủi ro tăng.

Hoạt động dịch vụ và thanh toán quốc tế đã có nhiều khởi sắc, tăng trưởng so với cùng kỳ 2010, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng và chưa khai thác được hết tiềm năng, thế mạnh của Agribank; phát hành thẻ tăng mạnh nhưng số dư bình quân thẻ giảm thấp, tỷ lệ thu dịch vụ còn rất thấp.

Một số vụ việc xảy ra: Do tiêu cực, suy giảm đạo đức nghề nghiệp ở một bộ phận lãnh đạo và cán bộ, không chấp hành quy định của Agribank; công tác quản lý an toàn kiểm tra kiểm soát chưa chặt chẽ, sơ h ở tại một số chi nhánh; tình hành an ninh trật tự xã hội phức tạp. Vấn đề ALC II chưa được giải quyết triệt để, đề án tái cơ cấu lại chưa được Chính phủ phê duyệt ảnh hưởng lớn đến hoạt động Agribank.

51

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP của NHNoPTNT VIỆT NAM TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w