IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:15 /06/
4. Phạm vi nghiên cứu
2.2 Tổng quan về tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay
Năm 2011, tình hình kinh tế nước ta diễn ra trong bối cảnh đầy biến động. Mặc dù còn có những yếu kém, bất cập trong quản lý, điều hành, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc, nền kinh tế nước ta đã ứng phó có kết quả với diễn biến phức tạp của tình hình, đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Những thành tựu
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 tăng 5,89% so với năm 2010 và tăng đều trong cả ba khu vực, trong đó, quý I tăng 5,57%; quý II tăng 5,68%; quý III tăng 6,07% àv quý IV tăng 6,10%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,78% của năm 2010, nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý. Trong 5,89% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%, đóng góp 0,66 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,53%, đóng góp 2,32 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 6,99%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm.
Bảng 2.1 : Tình hình phát triển kinh tế khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2011
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tuy gặp nhiều khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu, dịch bệnh và giá cả đầu vào tăng cao, nhưng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2011 theo giá so sánh 1994 tăng 5,2% so với năm 2010, bao gồm: Nông nghiệp tăng 4,8%; lâm nghiệp tăng 5,7%; thuỷ sản tăng 6,1%.
Chỉ tiêu Tỷ lệ tăng trưởng
(%) so với năm 2010
Ngành sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 4,0
Trong đó:
Ngành sản xuất nông nghiệp 4,8
Ngành sản xuất lâm nghiệp 5,7
38
Về trồng trọt, sản lượng lúa cả năm 2011 đạt 42,3 triệu tấn, tăng 2,3 triệu tấn so với năm 2010, là mức tăng lớn nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Nếu tính thêm 4,6 triệu tấn ngô thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2011 đạt gần 47 triệu tấn, tăng 2,3 triệu tấn so với năm 2010.
Cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả tiếp tục phát triển. Sản lượng chè năm 2011 tăng 6,5% so với năm 2010; cà phê tăng 5%; cao su tăng 8%; hồ tiêu tăng 3,8%; dừa tăng 2,3%; nhãn tăng 7,4%; vải, chôm chôm tăng 33,4%... Sản xuất lâm nghiệp cũng có bước phát triển khá. Diện tích rừng trồng được chăm sóc năm 2011 đạt 547 nghìn ha, tăng 3,7% so với năm 2010.
Thuỷ sản tiếp tục có bước tăng trưởng khá, sản lượng nhiều loại thuỷ hải sản tăng cao. Sản lượng thuỷ sản năm 2011 ước tính đạt 5432,9 nghìn tấn, tăng 5,6% so với năm 2010, trong đó ,sản lượng cá đạt 4050,5 nghìn tấn, tăng 5,6%; tôm đạt 632,9 nghìn tấn, tăng 6,8%. Đặc biệt, sản lượng cá ngừ đại dương năm nay tăng cao, đạt 10,5 nghìn tấn, tăng 12,5% so với năm 2010.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục có bước phát triển ấn tượng. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2011 tăng 6,8% so với năm 2010. Một số ngành công nghiệp chủ yếu có chỉ số sản xuất năm 2011 tăng cao so với năm 2010 là: Sản xuất đồ gốm, sứ không chịu lửa (trừ gốm sứ dùng trong xây dựng) tăng 139,3%; sản xuất đường tăng 33,7%; đóng và sửa chữa tàu tăng 28,4%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 19,6%. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 11 tháng năm 2011 tăng 15% so với cùng kỳ năm trước...
Nhờ tăng trưởng kinh tế có mức tăng trưởng khá, nền kinh tế vĩ mô dần được ổn định, lạm phát dần được kiềm chế.
Bảng 2.2 : Tình hình phát triển kinh tế khu vực xây dựng đầu tư phát triển năm 2011 ĐVT: nghìn tỷ đồng
(Nguồn: Tổng cục thống kê) Chỉ tiêu
Giá trị
Vốn đầu tư toàn xã hội 878,9
Giá trị sản xuất xây dựng 676,4
39
Về xây dựng, đầu tư phát triển, giá trị sản xuất xây dựng năm 2011, theo giá thực tế cả nước, đạt 676,4 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 119,6 nghìn tỷ đồng; khu vực ngoài Nhà nước đạt 529,4 nghìn tỷ đồng; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 27,4 nghìn tỷ đồng. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2011 theo giá thực tế ước tính đạt 877,9 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2010 và bằng 34,6% GDP. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện năm 2011 ước tính đạt 178 nghìn tỷ đồng, bằng 101,8% kế hoạch năm và tăng 6,7% so với năm 2010, trong đó, vốn Trung ương quản lý đạt 42 nghìn tỷ đồng, bằng 100,4% kế hoạch năm và tăng 7,1%; vốn địa phương quản lý đạt 136 nghìn tỷ đồng, bằng 102,3% kế hoạch năm và tăng 6,5%.
Bảng 2.3: Tình hình Tài chính tiền tệ năm 2011
ĐVT:nghìn tỷ đồng
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Về tài chính, tiền tệ, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2011 ước tính đạt 674,5 nghìn tỷ đồng, bằng 113,4% dự toán năm và t ăng 20,6% so với năm 2010 (vượt mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 11 của Chính phủ là tăng 7-8%). Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2011 ước tính 796 nghìn tỷ đồng. Bội chi ngân sách nhà nước bằng 4,9% GDP (thấp hơn kế hoạch đề ra, là 5,3%). Tổng phương tiện thanh toán năm 2011 ước tính tăng 10% so với tháng 12/2010 (kế hoạch là 15 -16%); tổng dư nợ tín dụng tăng 12% (kế hoạch là dưới 20%).
Bảng 2.4: Tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ năm 2011
ĐVT:nghìn tỷ đồng (Nguồn: Tổng cục thống kê) Chỉ tiêu Quy mô (Nghìn tỷ đồng) Tỷ lệ tăng trưởng (%) so với năm 2010
Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu Chỉ tiêu Số lượng
Tổng thu ngân sách nhà nước 674,5
Tổng chi ngân sách nhà nước 796
40
Về xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2011 đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010. Trong năm 2011, có 14 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2011 đạt 105,8 tỷ USD, tăng 24,7% so với năm trước.
Nhìn chung, tốc độ tăng cao của kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu năm nay có phần đóng góp khá lớn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức tăng xuất khẩu là 39,3% và mức tăng nhập khẩu là 29,2%. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực này (kể cả dầu thô) chiếm 56,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Kim ngạch nhập khẩu chiếm 45,2% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Nhập siêu hàng hóa năm 2011 9,5 tỷ USD, bằng 9,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Mức nhập siêu của năm 2011 là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua và là năm có tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu thấp nhất kể từ năm 2002.
Bảng 2.5: Các chỉ số giá năm 2011
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Về chỉ số giá, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 tăng 0,53% so với tháng trước (thấp hơn nhiều so với mức tăng 1,38% và 1,98% của cùng kỳ năm 2009 và năm 2010). Chỉ số giá vàng tháng 12/2011 giảm 0,97% so với tháng trước; tăng 24,09% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2011 tăng 0,02% so với tháng trước; tăng 2 ,24% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2011 tăng 31,8% so với năm trước; chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp tăng
Chỉ tiêu Tỷ lệ tăng
trưởng (%) so với năm 2010
Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
31,80
Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp
41
18,43%; chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùn g cho sản xuất tăng 21,27%; chỉ số giá cước vận tải tăng 18,52%; chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá năm 2011 tăng 19,62% so với năm 2010; chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá tăng 20,18%.
Tuy nhiên bên cạnh tình hình kinh tế khả quan trên còn một số tồn tại sau: Có thể thấy, những thành tựu đã đạt được như trên là nỗ lực, quyết tâm cao của cả nước. Tuy nhiên, thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng: Kinh tế phát triển thiếu bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp; kinh tế vĩ mô chưa vững chắc; lạm phát và lãi suất tín dụng còn cao; nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng, thanh khoản của một số ngân hàng thương mại khó khăn; dự trữ ngoại hối thấp, áp lực đối với tỉ giá còn lớn; thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản giảm sút. Sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn. Việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm.
Tình hình trên có nguyên nhân khách quan là do tác động nặng nề, phức tạp của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu; nguyên nhân chủ quan là do những yếu kém nội tại của nền kinh tế với mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư kém hiệu quả tích tụ từ nhiều năm, chậm được khắc phục và do những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý, nhất là trong quản lý kinh tế vĩ mô, điều hành chính sách tài chính, tiền tệ, trong quản lý đầu tư công, quản lý doanh nghiệp nhà nước, quản lý tài nguyên...
Năm 2012, được dự báo bối cảnh thế giới sẽ thay đổi nhanh và khó lường. Kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố đe dọa sự ổn định và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tình hình này sẽ tác động tiêu cực vào nền kinh tế nước ta. Ở trong nước, bên cạnh những thành tựu, cũng còn nhiều tồn tại, yếu kém, chưa thể khắc phục ngay trong thời gian ngắn. Đây là những khó khăn, thách thức lớn.
Nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại này có một số giải pháp:
Với các chỉ tiêu kinh tế năm 2012: Phấn đấu kiềm chế lạm phát dưới 10%; tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6 - 6,5%; bội chi ngân sách nhà nước bằng 4,8% GDP; tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 dự kiến tăng khoảng 12 - 13% so với năm 2011; nhập siêu 11,5 - 12% tổng kim ngạch xuất khẩu; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 33,5 - 34% GDP,... Chính phủ đã đề ra một số nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện thành công mục tiêu kinh tế năm 2012:
42
Tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế
Năm 2012, việc ổn định kinh tế vĩ mô được xác định là nền tảng quan trọng cho việc thực hiện nhiệm vụ trong cả giai đoạn 2011 - 2015 với các trọng tâm là kiểm soát lạm phát, bình ổn thị trường giá cả, cải thiện cán cân thanh toán và phấn đấu giảm bội chi ngân sách.
Về lạm phát, có nguyên nhân bên ngoài do giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu tăng và do phải điều chỉnh tăng giá theo lộ trình một số hàng hoá và dịch vụ; nhưng nguyên nhân chủ yếu gây lạm phát cao ở nước ta là do hệ quả của việc nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khoá kéo dài trong nhiều năm để đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội trong khi cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư còn kém hiệu quả; cùng những hạn chế trong quản lý điều hành và tác động cộng hưởng của các yếu tố tâm lý. Để kiềm chế lạm phát, phải kiên quyết khắc phục các nguyên nhân chủ yếu nêu trên.
Chính phủ chủ trương điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt theo tín hiệu thị trường; kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiểm soát lạm phát, bảo đảm tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng dư nợ tín dụng hàng năm không vượt quá mức đề ra trong Nghị quyết 11; giữ mặ t bằng lãi suất hợp lý. Điều hành tỷ giá chủ động, phù hợp, không để biến động lớn. Giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại; bảo đảm vốn cho sản xuất; kiểm soát chặt cho vay bất động sản và kinh doanh chứng khoán; kiểm soát nợ xấu, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống ngân hàng.
Thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, phấn đấu giảm bội chi ngân sách. Tiếp tục thực hiện chủ trương tiết kiệm chi thường xuyên. Rà soát, sắp xếp lại danh mục đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và chuyển một phần đầu tư nhà nước sang đầu tư từ các nguồn vốn khác. Kiểm soát chặt chẽ hiệu quả đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Bảo đảm nợ công trong giới hạn an toàn.
Tăng cường quản lý nhà nước về giá. Ngăn chặn và kiên quyết xử lý các hành vi tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với các nguyên vật liệu quan trọng và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Tiếp tục lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng theo cơ chế thị trường, thực hiện công khai minh bạch giá các hàng hóa này, đồng thời có cơ
43
chế hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để hạn chế tối đa các tác động tăng giá do yếu tố tâm lý.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm nhập siêu và cải thiện cán cân thanh toán. Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng của sản phẩm; phát triển sản xuất thay thế có hiệu quả hàng nhập khẩu; kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích. Thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn ODA và FDI đi đôi với việc kiểm soát, ngăn chặn việc chuyển giá, trốn thuế. Tăng cường quản lý các dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII). Tạo điều kiện thuận lợi để tăng khách du lịch quốc tế và nguồn kiều hối.
Ưu tiên nguồn lực thực hiện ba đột phá chiến lược và tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh
Thực hiện nhất quán chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ dựa chủ yếu vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và lao động chất lượng thấp sang dựa vào hiệu quả, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới về khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và kỹ năng quản lý hiện đại. Đây là nhiệm v ụ vừa cấp bách, vừa cơ bản và lâu dài, cần được tiến hành đồng bộ gắn với các đột phá chiến lược theo một chương trình tổng thể.
Hoàn thiện cơ chế huy động các nguồn lực để thực hiện các đột phá theo một lộ trình hợp lý. Ưu tiên cho các lĩnh vực, dự án có tác động lan tỏa cao, tạo tiền đề tái cơ cấu nền kinh tế. Ngay từ năm 2012, cần tập trung vào 3 lĩnh vực trọng tâm là: Tái cơ cấu đầu tư, trước hết là đầu tư công, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu các ngành kinh tế và phân bố lại lực lượng sản xuất trên từng vùng lãnh thổ; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn và tổng công ty; tái cơ cấu hệ thống tài chính tiền tệ, trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại và các định chế tài chính.
Cần đổi mới tư duy về đầu tư, từng bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư công theo hướng giảm dần tỷ trọng và nâng cao hiệu quả; kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải và tăng cường huy động các nguồn vốn khác cho phát triển. Năm 2012, cần thực hiện nghiêm kết luận của Hội nghị Trung ương lần thứ 3 và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ và kiểm soát chặt chẽ đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Phải đổi mới cơ chế phân bổ vốn đầu tư; kiên quyết tập trung vốn cho các công trình dự