IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:15 /06/
4. Phạm vi nghiên cứu
2.4.3.1.2 Nhóm nguyên nhân chủ quan:
Do năng lực công tác, quản lý và đạo đức cán bộ:
Một số Giám đốc buông lỏng quản lý, thiếu quan tâm chỉ đạo đến việc rèn luyện đạo đức cán bộ cũng như không chú trọng đào tạo và đào tạo lại trình độ nghiệp vụ nhất là nghiệp vụ tín dụng.
Trình độ năng lực quản lý tín dụng, thẩm định dự án tại một số chi nhánh mới thành lập còn yếu, quyết định cho vay dự án chưa đủ điều kiện cho vay, cá biệt có một số cán bộ gắn cho vay với lợi ích cá nhân, vi phạm pháp luật. Cụ thể như sau:
Xác định giới hạn tín dụng chưa hợp lý, quá cao so với khả năng chịu nợ của khách hàng, chưa coi trọng xác định được rủi ro tổng thể của khách hàng để phân định hạn mức cấp tín dụng chính xác nên cho vay ồ ạt, có tâm lý chủ quan.
Số lượng chi nhánh tăng nhanh trong khi đó năng lực quản lý của cán bộ từ Ban giám đốc chi nhánh đến cấp phòng, cán bộ tín dụng ở một số chi nhánh còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động kinh doanh của chi nhánh loại I thuộc TW dẫn đến: Đầu tư tín dụng ồ ạt, chạy theo phong trào, theo những đòi hỏi khách hàng mà không có ựs thận trọng cần thiết. Chưa xây dựng được một chiến lược kinh doanh dài hạn và một chiến lược kiểm soát rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả. Tập trung quá cao cho một mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt tất yếu dẫn đến việc giảm thấp điều kiện cung cấp tín dụng và nới lỏng kiểm soát cho vay. Chưa hoàn tất được các công cụ, các quy trình phân tích tín dụng hiệu quả phù hợp với những nhóm khách hàng có liên quan.
Năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế, một số dự án đầu tư không được thẩm định chính xác về năng lực vốn, nguồn lao động tại khu vực triển khai dự án, năng lực của chủ doanh nghiệp nên khi dự án hoàn thành không thể đi vào hoạt động, không thể trả nợ vay ngân hàng.
Quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của ngân hàng còn nhiều sơ hở, sai sót nên không thể giám sát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng như không kịp thời thu hồi được tiền hàng để thu nợ.
Do sự kiểm soát quá lỏng lẻo nên mặc dù một số phương án vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã được trả nhưng khách hàng không trả nợ cho ngân hàng mà sử
66
dụng số tiền đó vào những mục đích khác không hiệu quả và bị tổn thất. Việc kiểm tra đảm bảo tiền vay không thực hiện trên thực tế mà t hực hiện trên giấy tờ, không kiểm tra kho thực tế hoặc kiểm tra một cách qua loa, chiếu lệ nên khách hàng lợi dụng để thực hiện những mục đích riêng nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng.
Do việc kiểm tra, kiểm soát:
Vai trò của các phòng kiểm tra kiểm soá t nội bộ tại các chi nhánh gần như không phát huy tác dụng, một số giám đốc không quan tâm đến công tác này, phần lớn các sai phạm xảy ra trong chi nhánh nhưng phòng kiểm tra kiểm soát không phát hiện ra hoặc có phát hiện cũng không dám đề xuất xử lý và không báo cáo cấp trên dẫn tới một số chi nhánh sai phạm nghiệm trọng không được ngăn chặn kịp thời.
Công tác kiểm tra kiểm soát từ TW đến chi nhánh còn thụ động chưa có chế tài phát huy vai trò của cán bộ kiểm tra (không có quyền xử lý). Việc kiểm tra mới chủ yếu là phát hiện và nêu các trường hợp sai phạm, chưa có quy chế xử lý nghiêm cán bộ vi phạm.
Do quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận chưa rõ ràng:
Việc phân quyền trong các lĩnh vực như tín dụng, tài chính, tuyển dụng … nhằm tạo điều kiện cho các chi nhánh chủ động trong kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu hội nhập song một số chi nhánh thực hiện không tốt, không đúng quy trình nên để xảy ra sai phạm.
Vai trò và quyền hành của Văn phòng đại diện cũng như phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ tại Văn phòng đại diện Miền nam hạn chế nên không chủ động kiểm tra đột suất để chấn chỉnh hoạt động của các chi nhánh tại Tp. HCM kịp thời.