Kiểm soát rủi ro và minh bạch thông tin của hệ thống ngân hàng Việt Nam dựa vào Basel II (Hiệp ước Basel mới)

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP của NHNoPTNT VIỆT NAM TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 91 - 94)

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:15 /06/

4. Phạm vi nghiên cứu

1.4.2 Kiểm soát rủi ro và minh bạch thông tin của hệ thống ngân hàng Việt Nam dựa vào Basel II (Hiệp ước Basel mới)

Nam dựa vào Basel II (Hiệp ước Basel mới)

Hiệp ước Basel mới đặt ra những trụ cột cơ bản về yêu cầu vốn tối thiểu, quy trình đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và tính kỷ luật của thị trường. Quá trình hội nhập hệ thống tài chính – ngân hàng quốc tế đặt ra yêu cầu cần thiết phải nâng cao tính minh bạch thông tin nhằm kiểm soát rủi ro trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng VN đã áp dụng một cách cứng nhắc các nguyên tắc quản trị rủi ro cũ và đã trở nên lạc hậu. Để có thể kiểm soát rủi ro và gia tăng tính minh bạch của hệ thống ngân hàng VN dựa trên tinh thần của Hiệp ước Basel mới, có thể đề xuất một số các giải pháp sau:

Hướng đến mục tiêu đảm bảo tính “an toàn” , “công bằng” mà “vẫn hiệu quả” của hệ thống tài chính.

Các chính sách điều hành trong hệ thống ngân hàng cần phải được thực hiện trên tinh thần công bằng, kiểm soát được tính an toàn của hệ thống nhưng đồng thời phải đảm bảo tính cạnh tranh. Có thể lấy trường hợp của Chỉ thị 03 về khống chế dư nợ cho vay chứng khoán làm minh chứng cho vấn đề trên. Chỉ thị 03 đang áp dụng một chỉ số cho vay chứng khoán ở mức 3% tổng dư nợ cho tất cả các ngân hàng, bất kể đó là ngân hàng rất lớn có vốn hàng nghìn tỷ đồng hay ngân hàng nhỏ vốn chỉ vài chục đến vài trăm tỷ. Ai cũng thấy mức 3% đối với tổng dư nợ của một ngân hàng lớn tất nhiên phải lớn hơn nhiều lần mức 3% của một ngân hàng thường thường bậc trung. Một chính sách ra đời tuy bảo đảm an toàn của toàn hệ thống nhưng tính cào bằng không đáng có trong chính sách chẳng những hạn chế năng lực cạnh tranh của ngân hàng nhỏ mà còn đẩy rủi ro toàn hệ thống tập trung vào một số

32

ít ngân hàng lớn; đi ngược với xu hướng đa dạng hóa sản phẩm và lợi thế cạnh tranh của hệ thống tài chính hiện đại. Có thể thấy rẳng chỉ thị 03 chưa thể hiện được tinh thần điều chỉnh của Basel II là để hướng tới đảm bảo cho hệ thống tài chính hiện đại phát triển bền vững hơn. Đấy là chưa kể mỗi ngân hàng áp dụng một hệ thống quản trị rủi ro khác nhau, khả năng chịu đựng rủi ro, mức độ đa dạng hóa hoạt động khác nhau. Chỉ thị này vì vậy đã dựng nên một rào cản không cho một số ngân hàng nhỏ đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, làm hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng và tập trung ưu thế vào một số ngân hàng lớn.

Khuyến khích tính chủ động, giám sát và minh bạch thông tin của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Đây được xem là một trong những trụ cột cơ bản theo tinh thần của hiệp định Basel II. Theo đó, ngân hàng thương mại tự chọn cách thức tính toán, đo lường rủi ro cho mình, thiết lập chương trình quản trị rủi ro của mình và gửi bản đề xuất ấy cho NHNN. NHNN sẽ xem xét, có các điều chỉnh cần thiết, rồi xem đó là một bản hợp đồng ghi nhớ mà ngân hàng thương mại phải tuân thủ, NHNN sẽ định kỳ yêu cầu báo cáo, kiểm tra giám sát việc tuân thủ bản hợp đồng ấy. Mặt khác, chính ngân hàng thương mại phải gia tăng tính minh bạch trong các báo cáo của mình, “trình bày” cho công chúng rõ ơn về những rủi ro mà mình chấp nhận, các cách thức quản trị, mức độ vốn dự phòng của mình cho các rủi ro, …Chính điều này sẽ tạo ra một “kỷ luật thị trường” cho các ngân hàng và gia tăng tính an toàn cho hệ thống ngân hàng. Quay trở lại Chỉ thị 03, nếu như áp dụng theo Basel II, NHNN chỉ cần yêu cầu các ngân hàng phân loại, định mức tín nhiệm và rủi ro của tài sản các ngân hàng (bao gồm các khoản vay), cho phép các ngân hàng chọn lựa phương thức đánh giá rủi ro và quản trị rủi ro phù hợp (trong số các phương pháp do Basel II đề xuất), với điều kiện phải báo cáo về cách đánh giá, phương thức quản trị phù hợp để NHNN thông qua và giám sát. Bên cạnh đó, theo tinh thần Basel II, cần yêu cầu các ngân hàng phải minh bạch, công khai các thông tin về các rủi ro mình đang gặp phải, cấu trúc vốn của ngân hàng và mức độ dự phòng, cũng như khả năng đầy đủ vốn (capital adequacy) để đáp ứng trong trường hợp có rủi ro … Nếu làm như vậy chứ không phải áp dụng một tỷ lệ phần trăm “cứng” như kiểu 3% trên tổng dư nợ, mà là một tỷ lệ phần trăm vốn dự phòng cần có trên các tài sản có rủi ro, tức là phần tài sản đã được điều chỉnh cho hệ số rủi ro của chúng, chính là ta đang hướng đến

33

mục tiêu đảm bảo tính “an toàn” mà “vẫn hiệu quả” của hệ thống tài chính, thay vì an toàn nhưng thiếu sức cạnh tranh.

Nâng cao tính tin cậy của các tổ chức định mức tín nhiệm.

Xếp hạng tín nhiệm được thực hiện trên trọng số rủi ro quốc gia và trọng số rủi ro công ty. Tuy vậy, việc đánh giá và xếp hạng rủi ro của nước ta vẫn còn những điểm chưa đồng nhất dựa trên những tiêu chuẩn xếp hạng rủi ro khác nhau căn cứ vào các mô hình xếp hạ ng rủi ro như: mô hình ICRG ( International country risk guide, mô hình Beta quốc gia, …. ). Điều này có thể xuất phát từ những quan điểm khác nhau trong đánh giá rủi ro nhưng nguyên nhân quan trọng hơn hết là tính minh bạch và sự thống nhất trong các thông tin được công bố. Vấn đề này cũng tồn tại trong các xếp hạng tin nhiệm đối với các công ty, vì vậy để đảm bảo độ tin cậy của bảng xếp hạng này làm cơ sở cho quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp cần gia tăng tính trung thực, kịp thời và chịu trách nhiệm về các thông tin do mình công ốb, đồng thời, Nhà nước cần có những biện pháp chế tài thích đáng trong những trường hợp vi phạm các quy định về công bố thông tin, tránh tình trạng “giơ cao đánh khẽ” như thời gian qua.

Basel II sắp tới sẽ không chỉ có nước phát triển áp dụng mà là cả các thị trường mới nổi, trong đó có VN sẽ phải thực hiện những quy định chung này. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu các tư tưởng cơ bản của Basel II để có thể vận dụng đơn giản hơn nhưng vẫn hiệu quả cho hệ thống ngân hàng VN.

Kết luận:

Ngân hàng là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm và phải mở cửa gần như hoàn toàn theo các camếtk gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam được xếp vào diện các ngành chủ chốt, cần được tái cơ cấu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập cũng như những rủi ro nhất là rủi ro tín dụng, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống ngân hàng có uy tín, đủ năng lực cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả cao, an toàn có khả năng huy động tốt các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư.

34

CHƯƠNG 2:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP của NHNoPTNT VIỆT NAM TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 91 - 94)