Quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế: 1 Hiệp ước Basel

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP của NHNoPTNT VIỆT NAM TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 82 - 91)

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:15 /06/

4. Phạm vi nghiên cứu

1.4 Quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế: 1 Hiệp ước Basel

1.4.1 Hiệp ước Basel

Sau hàng loạt vụ sụp đổ của các ngân hàng vào thập kỷ 80, một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sátủac 10 nước phát triển (G10) đã tập hợp tại thành phố Basel, Thụy Sĩ vào năm 1987 tìm cách ngăn chặn xu hướng này. Sau khi nhóm họp, các cơ quan này đã quyết định hình thành Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision), đưa ra các nguyênắct chung để quản lý hoạt động của các ngân hàng quốc tế.

Năm 1988, Uỷ ban này đã phê duyệt một văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I), yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. Mức vốn tối thiểu này là một tỷ lệ phần trăm nhất định trong tổng vốn của ngân hàng, do đó mức vốn này cũng được hiểu là mức vốn tối thiểu tính theo trọng số rủi ro của ngân hàng đó. Mục đích của Basel I nhằm:

-Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế.

- Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế.

Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng và một cái gọi là tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng. Theo đó, vốn của ngân hàng được chia làm 2 loại:

23

-Vốn loại 1 (vốn cơ bản): Vốn loại 1 bao gồm lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, như là khoản dự phòng cho các khoản vay.

-Vốn cấp 2 (vốn bổ sung): Vốn cấp 2 bao gồm tất cả các vốn khác như các khoản lợi nhuận trên tài sản đầu tư, nợ dài hạn với kỳ hạn lớn hơn 5 năm và các khoản dự phòng ẩn (như trợ cấp cho các khoản vay và trợ cấp cho các khoản cho thuê). Tuy nhiên, các khoản nợ ngắn hạn không có bảo đảm không bao gồm trong định nghĩa về vốn này. Tổng vốn sẽ bằng tổng của vốn cấp 1 và vốn cấp 2.

Theo biến đổi của thị trường, năm 1996, Hiệp ước Basel I được sửa đổi có tính đến rủi ro thị trường. Theo đó, rủi ro thị trường bao gồm cả rủi ro thị trường chung và rủi ro thị trường cụ thể. Rủi ro thị trường chung đề cập đến những thay đổi về giá trị thị trường do có sự biến động lớn trên thị trường. Rủi ro thị trường cụ thể là những thay đổi về giá trị của một loại tài sản nhất định. Có 4 loại biến số kinh tế làm phát sinh rủi ro thị trường, đó là tỷ giá lãi suất, ngoại hối, chứng khoán và hàng hóa. Rủi ro thị trường có thể được tính theo 2 phương thức hoặc là bằng mô hình Basel tiêu chuẩn hoặc là bằng các mô hình giá trị chịu rủi ro nội bộ của các ngân hàng. Những mô hình nội bộ này chỉ có thể được sử dụng nếu ngân hàng thoả mãn các tiêu chuẩn định tính và định lượng được quy định trong Basel.

Mặc dù có rất nhiều điểm mới nhưng Hiệp ước Basel I với bản sửa đổi năm 1996 vẫn có khá nhiều điểm hạn chế. Một trong những điểm hạn chế đó là Basel I đã không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp và với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro tác nghiệp.

Chính vì vậy, từ năm 1999, Uỷ ban Basel đã nỗ lực đưa ra một Hiệp ước mới thay thế cho Basel I, và cho đến năm 2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn của Basel (Basel II) đã chính thức được ban hành.

Những đóng góp kinh tế của Hiệp ước mới (Basel II) mở rộng ra cả quy trình thanh tra, giám sát và tính kỷ luật của thị trường. Về mặt kinh tế, Hiệp ước mới tỏ ra là một bước tiến bộ lớn, cụ thể:

-Về mặt định lượng công tác đo lường rủi ro tín dụng, Hiệp ước này đưa ra một chọn lựa giữa các phương pháp “được tiêu chuẩn hóa”, “cơ bản” và “nâng cao”. Nó khắc phục những hạn chế của các “tỷ số Cooke”, bằng một số hạn chế các trọng số và một trọng số duy nhất cho mọi đối tác rủi ro 100%. Không có thay đổi nào đối với định nghĩa về vốn và vốn cấp 1/cấp 2 lẫn hệ số 8%.

24

-Một loạt các tỷ số mới (các tỷ số McDonough) được đưa ra nhằm khắc phục sự thiếu sót này. Các trọng số về rủi ro xác định tỷ lệ vốn quy định đối với rủi ro tín dụng. Các ngân hàng đã dựa vào các trọng số quy định và tiền phạt không gắn với rủi ro, dẫn tới sự bóp méo trong đánh giá rủi ro, giá cả và các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động đã điều chỉnh với rủi ro v.v… Hiệp ước mới cung cấp một khung “nhạy cảm với rủi ro” hơn và sẽ tạo ra một động cơ lớn giải quyết “sự không đầy đủ” của dữ liệu rủi ro tín dụng.

-Nó cũng mở rộng phạm vi yêu cầu vốn đối với rủi ro hoạt động. Các đo lường về rủi ro hoạt động vẫn rất “sơ sài” trong một thời gian bởi vì thiếu thông tin, nhưng hiệp ước này sẽ kích thích sự thay đổi một cách nhanh chóng.

-Từ quan điểm kinh tế, hiệp ước này gặp phải những hạn chế về sự chính xác của các chỉ tiêu đo lường dựa trên tiền phạt, một hạn chế được làm giảm nhẹ bởi nhu cầu làm cân đối giữa tính chính xác và tính thực tiễn.

Ba trụ cột của Hiệp ước Basel mới:

Trụ cột 1: Yêu cầu vốn tối thiểu tổng thể

Hiệp ước này đưa và một loạt những “chọn lựa nhạy cảm với rủi ro” để nhấn mạnh đến cả hai loại rủi ro. Đối với rủi ro tín dụng, những chọn lựa này bao gồm phương pháp chuẩn hóa, với những yêu cầu đơn giản nhất, và mở rộng thành các phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB) “cơ bản” và “nâng cao”. Xếp hạng nội bộ là những đánh giá rủi ro tín dụng tương đối của người đi vay và/hoặc các tổ chức đi vay, do các ngân hàng quy định. Hiệp ước mới mong muốn không đưa ra một sự gia tăng thuần hoặc giảm thuần – tính trung bình – trong vốn điều lệ tối thiểu. Theo Hiệp ước mới này, mẫu số của tỷ số tổng vốn tối thiểu sẽ bao gồm 3 phần: tổng tài sản đã điều chỉnh với rủi ro đối với rủi ro tín dụng, cộng với 12,5 lần tổng tỷ lệ vốn quy định cho rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.

Các trọng số rủi ro theo Trụ cột 1:

Hiệp ước mới này phân biệt rõ ràng giữa các trọng số rủi ro, sử dụng một “danh mục” các phương pháp được chọn là “chuẩn hóa”, “cơ bản”, “nâng cao”. Các trọng số rủi ro đối với các yếu tố rủi ro phụ thuộc vào đánh giá tín dụng bên ngoài. Để cải thiện độ nhạy cảm rủi ro trong khi vẫn giữ phương pháp chuẩn được đơn giản, Ủy ban đề nghị cơ sở để xác định trọng số rủi ro là đánh giá tín dụng của các tổ chức bên ngoài. Phương pháp này nhạy cảm với rủi ro hơn hi ệp ước hiện tại, thông qua

25

việc đưa thêm rủi ro công ty vào (50%), cộng với trọng số rủi ro 150% cho khả năng xếp hạng thấp. Trường hợp không được xếp hạng có trọng số 100%, thấp hơn trọng số 150%. Loại có rủi ro cao (150%) cũng được dùng cho một số loại tài sản nhất định. Loại chưa được xếp hạng có trọng số 150% có thể gây ra một hành vi “lựa chọn ngược/bất lợi”, theo đó các thể nhân bị xếp hạng thấp có thể từ bỏ việc xếp hạng để hưởng trọng số rủi ro 100% thay vì 150%. Mặt khác, hầu hết các công ty và ở n hiều nước, phần lớn các ngân hàng không cần có xếp hạng để tài trợ cho các hoạt động của họ. Do vậy, việc mà một người đi vay không có xếp hạng thường không phải là một dấu hiệu về chất lượng tín dụng thấp.

Đối với rủi ro quốc gia, các xếp hạng của tổ chức bên ngoài là những xếp hạng của ECAI hoặc ECA. Đối với ngân hàng, thước đo trọng số rủi ro cũng giống như vậy nhưng công tác xếp hạng có thể phải theo một hoặc hai quy trình. Chúng ta đưa ra bảng về các trọng số rủi ro cho xếp hạng quốc gia và công ty. B ảng về các ngân hàng theo chọn lựa đầu tiên này là hoàn toàn giống với bảng xếp hạng quốc gia.

Bảng 1.2 Trọng số rủi ro quốc gia Xếp hạng Từ AAA đến AA- A+ đến A- BBB+ đến BBB- BB+ đến B- Dưới B- Không được xếp hạng Trọng số (%) 0 20 50 100 150 100 (Nguồn: Trụ Cột 1 theo Hiệp ước Basel II) Bảng 1.3 Trọng số rủi ro công ty Xếp hạng Từ AAA đến AA- A+ đến A- BBB+ đến BB- Dưới BB- Không được xếp hạng Trọng số rủi ro (%) 20 50 100 150 100 (Nguồn: Trụ Cột 1 theo Hiệp ước Basel II)

26

Khuôn khổ dựa trên xếp hạng nội bộ:

Phương pháp IRB đề ra những nguyên tắc để đánh giá rủi ro tín dụng về mặt kinh tế. Nó đề xuất một sự xử lý tương tự với phương pháp chuẩn hóa cho rủi ro công ty, ngân hàng và quốc gia, cộng với các chương trình riêng cho khả năng bị rủi ro của ngân hàng bán lẻ, tài chính dự án và vốn cổ phần. Các thành phần rủi ro là xác suất vỡ nợ (PD), thiệt hại do vỡ nợ (Lgd) và “Dễ bị vỡ nợ – Exposure At Default” (EAD). Ước tính về PD phải thể hiện quan điểm bảo thủ về PD trung bình dài hạn, “thông qua chu kỳ này” hơn là đánh giá ngắn hạn về rủi ro. Các trọng số rủi ro là một chức năng của PD và Lgd. Phương pháp này đưa vào Trọng số Rủi ro Tiêu chuẩn (BRW) cho việc tính đến ảnh hưởng của kỳ đáo hạn lên rủi ro tín dụng và các trọng số vốn. Chức năng nà y phụ thuộc vào xác suất vỡ nợ DP. Các tiêu chuẩn rủi ro đề cập đến trường hợp cụ thể của một tài sản có kỳ hạn 3 năm, với các xác suất vỡ nợ khác nhau và một Lgd 50%. Ba điểm đại diện này thể hiện độ nhạy của các trọng số rủi ro đối với xác suất vỡ nợ hàng năm.

Bảng 1.4: Xác suất vỡ nợ:

(Nguồn: Trụ Cột 1 theo Hiệp ước Basel II)

Đối với DP = 0.7, BRW là 100% và trọng số rủi ro tối đa, với DP = 20% đạt 625%. Giá trị này là m ức trần cho mọi kỳ đáo hạn và mọi xác suất vỡ nợ. Nét đặc trưng trọng số này với sự thay đổi DP nhạy cảm hơn các trọng số trong phương pháp chuẩn hóa mà thay đổi từ 20% đến 150% cho mọi kỳ hạn dài hơn 1 năm. Những trọng số này tăng với tỷ lệ ít hơn với xác suất vỡ nợ cho đến khi chúng đạt mức trần.

Hiệp ước này đề nghị sử dụng kỳ hạn phạt 3 năm đối với mọi tài sản cho phương pháp “cơ bản” nhưng để mở cửa đối với việc sử dụng kỳ đáo hạn hiệu dụng. Các trọng số rủi ro đã điều chỉnh đối với kỳ hạn hiệu dụng được áp dụng trong phương pháp “nâng cao”.

Xác suất vỡ nợ (%) DP Trọng số rủi ro tiêu chuẩn (%) BRW

0.03 14 0.7 100

27

Khả năng bị rủi ro cho các khoản cho vay cá thể:

Trong trường hợp có khả năng bị rủi ro từ các khoản vay cá thể, hiệp ước này cũng đề nghị một sự đánh giá khác về rủi ro, để đánh giá một cách trực tiếp “lỗ kỳ vọng”. Lỗ kỳ vọng là sản phẩm của xác suất vỡ nợ (PD) và thiệt hại do vỡ nợ (Lgd). Phương pháp này né tránh việc đánh giá riêng, cho từng loại của PD và Lgd.

Phương pháp IRB cơ ản: Phương pháp xếp hạng nội bộ IRB “cơ bản” cho phép các ngân hàng đáp ứng các c huẩn mực giám sát thiết thực để đưa vào đánh giá của chính mình về xác suất vỡ nợ cùng với con nợ. Những ước tính về những nhân tố rủi ro tăng thêm như thiệt hại xảy bị gánh chịu bởi ngân hàng trên cơ sở vỡ nợ sẽ theo những ước tính được chuẩn hóa. Khả năn g bị rủi ro không được đảm bảo bởi một hình thức cầm cố sẽ gặp phải thiệt hại vỡ nợ cố định và phụ thuộc vào việc giao dịch này là giao dịch chính hay giao dịch phụ. Các yêu cầu tối thiểu cho phương pháp IRB cơ bản liên quan đến sự khác biệt đầy ý nghĩa về rủi ro tín dụng với hoạt động xếp hạng nội bộ, tính toàn diện của hệ thống xếp hạng, các tiêu chí của hệ thống xếp hạng..

Ba phương pháp mà các ngân hàng có thể sử dụng để kết hợp một ước tính về PD với từng mức điểm nội bộ của nó là: sử dụng dữ liệu dựa trên kinh nghiệm vỡ nợ của chính ngân hàng; phác thảo dữ liệu bên ngoài và sử dụng mô hình thống kê về phá sản. Do vậy, một ngân hàng có thể sử dụng phương pháp cơ bản để xếp hạng theo xác suất vỡ nợ.

Phương pháp IRB nâng cao: Phương pháp trong số rủi ro tiêu chuẩn (BRW) phụ thuộc vào kỳ đáo hạn trong phương pháp “nâng cao”. Mức trần 625% sẽ áp dụng như trong mức phạt kỳ hạn 3 năm. Ảnh hưởng kỳ hạn này phụ thuộc vào xác suất vỡ nợ hàng năm như trong phương pháp “cơ bản”, cộng với số hạng b trong hàm BRW của xác suất vỡ nợ và kỳ đáo hạn phụ thuộc vào kỳ đáo hạn hiệu dụng của tài sản. Cần chấm dứt ngay việc cho phép các ngân hàng tính yêu cầu vốn của họ dựa trên các mô hình rủi ro tín dụng của danh mục của chính mình. Các lý do là hiện nay thiếu độ tin cậy của các thông tin đầu vào được đòi hỏi bởi các mô hình như vậy, cộng với khó khăn trong việc xác định độ tin cậy của các ước tính về vốn của mô hình. Tuy nhiên, bằng cách đề ra việc hình thành dữ liệu rủi ro cho ba năm tới, Hiệp ước Basel mới chuẩn bị cho việc thực hiện sau này.

Tài sản bảo đảm:

28

Hiệp ước mới chấp nhận sự ghi nhận rộng hơn về các kỹ thuật làm giảm rủi ro tín dụng, kể cả cầm cố, bảo đảm, và các phái sinh tín dụng, và tính giá trị ròng.

Vật cầm cố: Định nghĩa về tài sản cầm cố hợp lệ rộng hơn định nghĩa trong Hiệp ước năm 1988, có thể bao gồm: tiền mặt; một số loại chứng khoán nợ do các quốc gia phát hành, các tổ chức thuộc khu vực công, ngân hàng, các công ty chứng khoán, và các công ty cổ phần phát hành; các chứng khoán vốn được giao dịch trê n các thị trường chính thống; các cổ phần của các quỹ hỗ tương, vàng. Để cầm cố, cần thiết phải tính đến thay đổi thời gian của giá trị cũng như khả năng bị rủi ro của vật cầm cố. “Mức vay thế chấp” xác định tài sản cầm cố bổ sung cần thiết đối với khả năng bị rủi ro để đảm bảo việc bảo vệ rủi ro tín dụng một cách hiệu quả, căn cứ vào các khoảng thời gian cần thiết để điều chỉnh lại mức độ cầm cố (cầm cố bổ sung), ghi nhận thất bại của đối tác trong việc thanh toán hoặc giao lợi nhuận và khả năng thanh lý vật thế chấp của ngân hàng.

Tài sản đảm bảo và các phái sinh tín dụng: Đối với một ngân hàng, để đạt được bất kỳ sự trợ giúp về vốn nào đó từ việc nhận các sản phẩm phái sinh tín dụng hoặc vật bảo đảm, việc bảo đảm tín dụng phải là trực tiếp, rõ ràng, không thể hủy ngang và không có điều kiện. Các ngân hàng chỉ chịu thiệt hại trong các giao dịch được đảm bảo khi có sự vỡ nợ của cả người mắc nợ và người bảo đảm.

Khả năng kết thành danh mục:

Một mở rộng khác của Hiệp ước mới là yêu cầu vốn tối thiểu không chỉ phụ thuộc vào tính chất của khả năng bị rủi ro của cá nhân mà còn phụ thuộc vào “rủi ro tập trung” của danh mục cho vay của ngân hàng. Sự tập trung chỉ rõ những quy mô

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP của NHNoPTNT VIỆT NAM TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 82 - 91)