Nhóm nguyên nhân khách quan:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP của NHNoPTNT VIỆT NAM TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 123 - 125)

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:15 /06/

4. Phạm vi nghiên cứu

2.4.3.1.1 Nhóm nguyên nhân khách quan:

Do ảnh hưởng tình hình kinh tế:

Hiện nay, tình hình kinh tế đang suy giảm gây ảnh hưởng lớn đền hoạt đông kinh doanh của ngân hàng và khách hàng. Tình hình kinh tế khó khăn dẫn đến khách hàng kinh doanh khó khăn, hàng hóa không bán được nên tình hình sản xuất cũng phải giảm theo do đó doanh thu bán hàng sụt giảm làm khả năng lưu thông vốn và trả nợ ngân hàng khó khăn. Bên cạnh đó do khách hàng không trả được nợ nên ngân hàng phải huy động thêm vốn để đả m bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khi ngân hàng chạy đua huy động vốn cũng có nghĩa là chạy đua lãi suất. Điều này làm lãi suất huy động tăng lên và kéo theo lãi suất cho vay tăng càng làm cho doanh nghiệp khó khăn khi phải trả lãi vay cao.

Do khách hàng lừa đảo:

Hiện nay, trên thành phố xuất hiện một số đối tượng lừa đảo với thủ đoạn hết sức mới và tinh vi nên cán bộ ngân hàng dễ bị lợi dụng:

Khách hàng sử dụng hồ sơ nhà đất giả để làm tài sản đảm bảo.

Khách hàng sử dụng hồ sơ, chứng từ giả như hợp đồng mua bán giả, hoá đơn giả để làm chứng từ giải ngân tại ngân hàng cho mục đích sử dụng vốn không đúng mục đích (dùng vốn vay kinh doanh thông thường để đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán; hoặc dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn) như: Áp dụng phương thức cho vay hạn mức không tương xứng với mức độ rủi ro và chất lượng khách hàng. Cho vay hạn mức tín dụng nhưng không kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Cùng lúc triển khai nhiều dự án, phương án (nhất là lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản), dùng nguồn thu dự kiến của dự án, phương án này làm ngu trả nợ cho dự án, phương án khác ở mức độ thường xuyên và quá mức. Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn lưu động thực sự của khách hàng. Khách hàng có nhiều chi nhánh/đơn vị kinh doanh ở nhiều địa bàn xa so với địa bàn của chi nhánh cho vay. Cho vay đầu tư dự án với thời hạn không phù hợp với khả năng khấu hao, dẫn đến khách hàng bị buộc phải dùng nguồn ngắn hạn

64

lưu động để trả nợ trung dài hạn. Khách hàng cùng lúc vay nhiều TCTD, dẫn đế n cạnh tranh quá mức và không kiểm soát được dòng tiền của đơn vị. Thời hạn cho vay (nhất là vay vốn lưu động) dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền, dẫn đến khách hàng sử dụng tạm thời nguồn tiền khi chưa đến hạn trả nợ cho ngân hàng.

Nhiều doanh nghiệp thành lập nhiều công ty trong cùng một nhóm để vay vốn; hoặc đối với các chủ doanh nghiệp là người nước ngoài, việt kiều đầu tư nhập khẩu máy móc thiết bị…

Do áp lực cạnh tranh:

Do áp lực về chỉ tiêu, đơn giá tiền lương, thành tích, mong muốn được n âng hạng nên một số chi nhánh đã cố gắng mở rộng các hoạt động sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh huy động vốn và cho vay dẫn tới sản phẩm chất lượng thấp, để khách hàng lợi dụng trong việc huy động vốn cũng như cho vay. Đẩy mạnh công tác tín dụng dẫn đến xác định không đúng các khoản tín dụng để cấp cho khách hàng:

Khách hàng không đủ vốn lưu động để kinh doanh do: Khi cho vay đầu tư dự án nhưng không tính đúng, tính đủ tổng mức đầu tư cần thiết, nhất là nhu cầu vốn lưu động. Khách hàng không có đủ vốn đối ứng nh ư cam kết do năng lực kém – nhất là các DNNN, nội bộ mâu thuẫn - các công ty cổ phần, hoặc do tính toán vốn tự có trên cơ sở bán sản phẩm. Không thẩm định tổng thể mức đầu tư của dự án, tách thành các “giai đoạn”, khoản vay lẻ khác nhau nằm trong mức thẩm quyền của Chi nhánh. Khi giải ngân hết khoản vay hoặc triển khai xong một “giai đoạn”, dự án vẫn không hoạt động được (nguyên nhân này xuất phát từ bất hợp lý trong phân cấp ủy quyền cho các Chi nhánh về cho vay đầu tư dự án: Chỉ quy định về mức phán quyết hạn mức cho vay trung dài hạn đối với một dự án đầu tư, mà không quy định mức phán quyết hạn mức cho vay trung dài hạn tối đa đối với một khách hàng). Khách hàng có hệ số nợ vay/vốn tự có rất cao (các DNNN), từ 4-5 lần.

Đánh giá chưa chính xác ìtnh trạng tổng thể của khách hàng như: Khách hàng có nhiều đơn vị hạch toán phụ thuộc nằm ở nhiều địa bàn (nhất là thuộc lĩnh vực thu mua xuất khẩu, giải ngân tiền mặt) bị chậm trễ khi quyết toán tài chính. Thực tế bị lỗ nhiều năm nhưng báo cáo tài chính (thường là không có kiểm toán) vẫn có lãi (giá trị khoản phải thu, hàng tồn kho tăng đột biến, giá trị lớn). Nhiều năm liên tục,

65

giá bán không đủ bù đắp chi phí biến đổi. Các phương án từng lần trong cho vay theo hạn mức tín dụng đều có lãi, nhưng tổng hợp cả năm thì lỗ.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP của NHNoPTNT VIỆT NAM TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w