Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
3.2. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
3.2.6. Kết quả nghiên cứu đánh giá, điều tra
3.2.6.1. Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Chi cục thuế thị xã Phổ Yên
Tổng hợp các ý kiến đánh giá theo phiếu điều tra về công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Chi cục thuế thị xã Phổ Yên (số phiếu điều tra phát ra 65 phiếu, số phiếu điều tra thu về 65 phiếu) kết quả điều tra như sau:
Bảng 3.7: Kết quả đánh giá về phong cách ứng xử, giao tiếp của cán bộ thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế
TT Tiêu chí đánh giá Kết quả số phiếu
đánh giá Tỷ lệ (%)
1 Rất thân thiện 9 13,8
2 Thân thiện 50 77
3 Bình thường 6 9,2
4 Không thân thiện 0 0
5 Rất không thân thiện 0 0
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra)
Qua kết quả điều tra đánh giá của doanh nghiệp về phong cách ứng xử, giao tiếp của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế như trên nhận thấy rằng: Tại Chi cục Thuế thị xã Phổ Yên cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế đã có kỹ năng giao tiếp, ứng xử rất tốt với người nộp thuế, trên 90% doanh nghiệp được điều tra đánh giá là thân thiện và rất thân thiện, có được kết quả đó là do đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế luôn hiểu giao tiếp, ứng xử là kỹ năng quan trọng mặc dù không phải là kỹ năng đặc trưng của người công chức thanh tra, kiểm tra.
Đây là một trong những yếu tố cơ bản để hình thành “văn hóa thanh tra, kiểm tra thuế”. Để hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế có hiệu quả thì thái độ, ứng xử của người công chức thanh tra, kiểm tra thuế phải luôn chuẩn mực, luôn thể hiện sự bình tĩnh, tự chủ trong mọi tình huống, nhất là không được thể hiện thái độ trịnh thượng, quan cách hay nóng nảy, cáu giận. Khi giao tiếp với người nộp thuế hoặc đối tượng thanh tra, kiểm tra đòi hỏi người công chức thanh tra, kiểm tra thuế luôn phải biết tự kiềm chế, vừa thể hiện sự cởi mở, chân thành, thông cảm nhưng lại nghiêm túc, đúng mực. Đặc biệt, người công chức thanh tra, kiểm tra thuế phải luôn cảm giác được sự cân bằng. Đối với những trường hợp đối tượng có thái độ quá khích, không hợp tác thì phải cương quyết nhưng cũng
phải khôn khéo, không để bị kích động mà làm mất đi trạng thái cân bằng trong giao tiếp, ứng xử. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử cũng có thể lồng ghép với kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ. Thông qua phương pháp giao tiếp, ứng xử hợp lý người công chức thanh tra, kiểm tra có thể thu thập thông tin một cách hiệu quả, làm rõ vấn đề theo hướng mình mong muốn mà không nhất thiết phải sử dụng các biện pháp, công cụ có tính chất hành chính.
Bảng 3.8: Kết quả đánh giá nội dung quy trình thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp
TT Tiêu chí đánh giá Kết quả số phiếu
đánh giá Tỷ lệ (%)
1 Rất hợp lý 0 0
2 Hợp lý 40 61,6
3 Bình thường 25 38,4
4 Không hợp lý 0 0
5 Rất không hợp lý 0 0
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra)
Mục đích hoạt động thanh tra, kiểm tra là nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thuế; giúp doanh nghiệp, người nộp thuế thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong thời gian qua việc xây dựng nội dung, quy trình thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp theo đánh giá của các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên cơ bản hợp lý (61,6%), phù hợp theo kế hoạch, tạo điều kiện để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và thực hiện đúng các quy định pháp luật về thuế.
Bảng 3.9: Kết quả điều tra đánh giá thời gian tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
TT Tiêu chí đánh giá Kết quả số phiếu
đánh giá Tỷ lệ (%)
1 Rất hợp lý 3 4,6
2 Hợp lý 40 61,6
3 Bình thường 21 32,3
4 Không hợp lý 1 1,5
5 Rất không hợp lý 0 0
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra)
Qua kết quả điều tra đánh giá của các doanh nghiệp về thời gian tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế như trên nhận thấy rằng: Theo quy định hiện hành, thời gian tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trong thời hạn 30 ngày làm việc đối với thanh tra, 5 ngày làm việc thực tế đối với kiểm tra kể từ ngày công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế. Thời hạn này có thể gia hạn 1 lần nhưng không quá 15 ngày làm việc đối với thanh tra và 5 ngày làm việc thực tế đối với kiểm tra. Cơ bản các doanh nghiệp đánh giá hợp lý (66,2%), phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 3.10: Kết quả điều tra đánh giá điều kiện để doanh nghiệp được hoãn thanh tra, kiểm tra thuế
TT Tiêu chí đánh giá Kết quả số phiếu
đánh giá Tỷ lệ (%)
1 Rất phức tạp 0 0
2 Phức tạp 0 0
3 Bình thường 35 53,9
4 Tương đối phức tạp 3 4,6
5 Không phức tạp 27 41,5
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra)
Kết quả điều tra đánh giá của các doanh nghiệp về điều kiện để doanh nghiệp được hoãn thanh tra, kiểm tra thuế là bình thường, không phức tạp (95,4%) thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và thực hiện đúng các quy định pháp luật về thuế.
Bảng 3.11: Kết quả điều tra đánh giá về mức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế
TT Tiêu chí đánh giá Kết quả số phiếu
đánh giá Tỷ lệ (%)
1 Rất cao 4 6,1
2 Cao 27 41,5
3 Bình thường 29 44,7
4 Thấp 5 7,7
5 Rất thấp 0 0
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra)
Bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước đang trải qua giai đoạn khó khăn, nhiều diễn biến không thuận lợi: Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể; Công tác quản lý thuế theo hướng hiện đại đang trong quá trình hoàn thiện. Việc cải cách, hoàn thiện các pháp luật về thuế nói chung, về xử phạt nói riêng luôn là vấn đề nhạy cảm. Vì vậy, cùng với việc ban hành quy định về mức xử phạt trong lĩnh vực vi phạm pháp luật thuế rõ ràng, công khai, minh bạch, đơn giản, để đảm bảo các quy định đi vào thực tiễn cuộc sống đòi hỏi có sự đồng thuận cao trong xã hội, sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, sự tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Tuy nhiên mức xử phạt theo đánh giá của các doanh nghiệp được điều tra khảo sát còn ở mức cao chiếm 47,6%.
Bảng 3.12: Kết quả điều tra đánh giá về chính sách thuế TNDN TT Tiêu chí đánh giá Kết quả số phiếu
đánh giá Tỷ lệ (%) 1 Rất phù hợp 16 24,6
2 Phù hợp 27 41,5
3 Bình thường 19 29,3
4 Chưa phù hợp 3 4,6
5 Rất không phù hợp 0 0
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra)
Qua kết quả điều tra đánh giá của các doanh nghiệp thấy rằng chính sách thuế TNDN đã phù hợp (95,4%), theo kịp với xu thế hội nhập quốc tế, trong những năm qua, việc ban hành kịp thời các chính sách thuế ở nước ta đã góp phần tích cực trong việc thực hiện chính sách phân bổ nguồn lực theo hướng đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội. Các chính sách này đã đảm bảo nguồn thu quan trọng và ổn định cho NSNN, bảo đảm nguồn lực tài chính quốc gia để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo và củng cố an ninh, quốc phòng...
Bên cạnh đó, hệ thống chính sách thuế đã thúc đẩy hạch toán kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp. Công tác tổ chức thu nộp và quản lý sử dụng nguồn thu thuế được công khai, minh bạch, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính; từng bước đổi mới cơ chế quản lý thuế, phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Tuy nhiên chính sách thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, thay đổi dẫn đến việc cập nhật chính sách thuế không kịp thời gây ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Bảng 3.13: Kết quả điều tra đánh giá về chính sách thanh tra, kiểm tra tại cơ quan thuế
TT Tiêu chí đánh giá Kết quả số phiếu
đánh giá Tỷ lệ (%)
1 Rất hợp lý 14 21,5
2 Hợp lý 39 60
3 Bình thường 12 18,5
4 Không hợp lý 0 0
5 Rất không hợp lý 0 0
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra)
Trong điều kiện quản lý thuế theo cơ chế tự khai tự nộp hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra thuế đóng vai trò quan trọng. Thanh tra, kiểm tra thuế không chỉ góp phần phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật về thuế, trốn thuế, gian lận thuế, mà còn góp phần cảnh báo, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật thuế; góp phần nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế, tạo sự bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế.
Tại Chi cục Thuế Thị xã Phổ Yên, việc thanh tra, kiểm tra thuế tại cơ quan thuế được thực hiện kịp thời, thường xuyên. Chi cục Thuế thị xã xác định đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng cường giám sát hoạt động kê khai, tính thuế của các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để giảm bớt thời gian kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp… Được các doanh nghiệp đánh giá hợp lý và rất hợp lý (81,5%) không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc điều tra lấy ý kiến của doanh nghiệp về công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN của ngành thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời gian vừa qua:
Có 43 (66,1%) ý kiến đánh giá thể hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN của ngành thuế đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời gian vừa qua là hợp lý và phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Có 23 (33,9%) ý kiến đánh giá thể hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN của ngành thuế đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời gian vừa qua được thực hiện thường xuyên, liên tục và đúng theo kế hoạch, tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định pháp luật về thuế.
Qua kết quả điều tra đánh giá của doanh nghiệp đối với công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN của ngành thuế như trên nhận thấy rằng: Chính sách thuế thời gian qua liên tục có nhiều thay đổi nhưng cơ quan thuế đã kịp thời tuyên truyền, hỗ trợ, phổ biến, giải đáp các vướng mắc tới người nộp thuế và đã được người nộp thuế đánh giá cao. Việc tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế tại cơ quan thuế, tại trụ sở người nộp thuế được phần lớn người nộp thuế đánh giá là đúng quy trình, phù hợp theo kế hoạch, tạo điều kiện để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và thực hiện đúng các quy định pháp luật về thuế. Kết quả thanh tra, kiểm tra được người nộp thuế đánh giá cao và thực hiện tuân thủ theo đúng các quy định.
3.2.6.2. Đánh giá về công tác quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Phổ Yên
Tổng hợp các ý kiến đánh giá theo phiếu điều tra về công tác quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Phổ Yên (số phiếu điều tra phát ra 09 phiếu, số phiếu điều tra thu về 09 phiếu) kết quả điều tra như sau:
Bảng 3.14: Kết quả điều tra đánh giá nhận thức về Luật thuế nói chung và Luật thuế TNDN hiện hành nói riêng
TT Tiêu chí đánh giá Kết quả số phiếu
đánh giá Tỷ lệ (%)
1 Rất quan trọng 8 88,8
2 Quan trọng 1 11,2
3 Bình thường 0 0
4 Không quan trọng 0 0
5 Rất không quan trọng 0 0
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra)
Thuế và nhà nước là hai phạm trù lịch sử luôn đi cùng nhau, chi phối và phụ thuộc nhau. Vì vậy, thuế vừa được hiểu là công cụ kinh tế hỗ trợ cho sự tồn tại của nhà nước và bộ máy nhà nước; mặt khác, thuế lại được nhà nước sử dụng như là loại công cụ để thực hiện những nhiệm vụ mục tiêu nhất định.
Mặc dù bất kỳ nhà nước có chủ quyền nào cũng được quyền đánh thuế nhưng để nguồn thu từ thuế trở thành hiện thực, nhà nước phải sử dụng pháp luật như là công cụ hữu hiệu và đặc thù nhất của mình để giải quyết các mục tiêu định trước. Pháp luật thuế là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước;
Pháp luật thuế được sử dụng như một công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô và đời sống xã hội, là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội, ngoài ra Nhà nước có thể sử dụng công cụ pháp luật thuế để kiểm tra gián tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, từ nhận thức đó cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế đánh giá luật thuế hiện hành là rất quan trọng (88,8%).
Bảng 3.15: Kết quả điều tra đánh giá về quy trình thanh tra, kiểm tra thuế; chính sách thuế
TT Tiêu chí đánh giá Kết quả số phiếu
đánh giá Tỷ lệ (%) 1 Rất phù hợp 0 0
2 Phù hợp 7 77,7
3 Bình thường 2 22,3
4 Chưa phù hợp 0 0
5 Rất không phù hợp 0 0
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra)
Trong thời gian qua việc xây dựng chính sách thuế, quy trình thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp theo đánh giá của các cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục thuế thị xã Phổ Yên là phù hợp (77,7%), tạo điều kiện để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và thực hiện đúng các quy định pháp luật về thuế, phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Bảng 3.16: Kết quả điều tra đánh giá về mức độ ảnh hưởng của số lượng, năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế đến việc thanh tra, kiểm tra thuế TNDN đối
với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
TT Tiêu chí đánh giá Kết quả số phiếu
đánh giá Tỷ lệ (%)
1 Rất ảnh hưởng 8 88,8
2 Ảnh hưởng 1 11,2
3 Ít ảnh hưởng 0 0
4 Không ảnh hưởng 0 0
5 Rất không ảnh hưởng 0 0
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra)
Qua kết quả điều tra đánh giá của cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế Thị xã Phổ Yên nhận thấy rằng: Yếu tố về số lượng, năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN ảnh hưởng rất lớn đến việc thanh tra, kiểm tra, con người quyết định mọi thắng lợi; mọi việc thành công cũng từ con người mà thất bại cũng từ con người; vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức luôn được Chi cục đặc biệt quan tâm, coi đây là một trong những mặt công tác trọng tâm của Chi cục nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ công chức góp phần xây dựng lực lượng cán bộ phát triển vững mạnh, toàn diện.
Bảng 3.17: Kết quả điều tra đánh giá công tác phân tích hồ sơ, thu thập thông tin trước khi ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra thuế TNDN
đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh TT Tiêu chí đánh giá Kết quả số phiếu
đánh giá Tỷ lệ (%)
1 Rất tốt 1 11,2
2 Tốt 5 55,5
3 Bình thường 2 22,1
4 Chưa tốt 1 11,2
5 Rất không tốt 0 0
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra)
Trong thời gian qua tại Chi cục Thuế thị xã Phổ Yên việc phân tích hồ sơ, thu thập thông tin trước khi ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra thuế được cán bộ trực tiếp làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế đánh giá là rất tốt (11,2%) và tốt (55,5%). Tuy nhiên có 11,2% ý kiến còn cho rằng chưa tốt, việc phân tích hồ sơ trước khi ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra chưa sâu, chưa thực sự rút ra các vấn đề trọng tâm để đề xuất thanh tra, kiểm tra.