Đánh giá kết quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Thanh tra kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 107)

Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.4. Đánh giá kết quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

3.4.1. Kết quả đạt được trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

- Kết quả nổi bật trong công tác thanh, kiểm tra thuế TNDN là việc tập trung thanh, kiểm tra chuyên đề để phát hiện những hành vi vi phạm của từng ngành, lĩnh vực, những vướng mắc về chính sách, từ đó có những kiến nghị, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tế. Điển hình như công tác thanh, kiểm tra chuyển giá với trọng tâm là các DN có giao dịch liên kết, liên tục lỗ nhưng vẫn mở rộng SXKD. Quan trọng hơn, trong quá trình triển khai thanh, kiểm tra, Chi cục Thuế đã nhận dạng được các hình thức, phương thức, thủ đoạn chuyển giá; các hành vi vi phạm về chuyển giá để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, từ đó có tác động cảnh báo tích cực, làm cho các DN có hoạt động giao dịch liên kết tự giác hơn trong việc chấp hành nghĩa vụ nộp NSNN.

- Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế TNDN rất linh hoạt thông qua việc đan xen giữa thanh tra, kiểm tra toàn diện và thanh kiểm tra theo chuyên đề. Đồng thời phối hợp với cơ quan công an tiến hành điều tra, khởi tố các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận để xử lý nghiêm khắc các sai phạm cũng như răn đe, thiết lập lại trật tự kinh doanh, chấp hành pháp luật thuế.

- Vận hành khá tốt ứng dụng tin học của ngành thuế trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế như: ứng dụng hệ thống cơ sở dữ liệu báo cáo tài chính doanh nghiệp hỗ trợ hệ thống kiểm tra tra cứu tình hình tài chính của doanh nghiệp, phân tích, so sánh được một số chỉ tiêu chủ yếu trong báo cáo tài chính 3 năm theo các chỉ tiêu dọc, ngang của báo cáo tài chính. Đồng thời giúp theo dõi kế hoạch thanh tra, kiểm tra; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra, kiểm tra; theo dõi nhập lịch trình của đoàn thanh tra, kiểm tra kể từ khi ban hành ký quyết định thanh tra, kiểm tra; báo cáo tổng kết kế hoạch thanh tra, kiểm tra; báo cáo tiến độ thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra.

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

3.4.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên thì trong thực tế khi thi hành hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế còn gặp khá nhiều khó khăn và tồn tại như: Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh, kiểm tra không đủ về số lượng, thời gian thanh, kiểm tra vẫn còn kéo dài, hiệu quả chưa thực sự cao; phân tích, đánh giá hồ sơ khai thuế chưa sâu; phân tích hồ sơ trước khi ban hành quyết định thanh tra chưa kỹ, chưa thực sự rút ra các vấn đề trọng tâm để đề xuất thanh tra;….

Công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN theo phương pháp mới dựa trên cơ sở dữ liệu thông tin tổng hợp và kỹ thuật quản lý rủi ro còn hạn chế.

Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên nó cũng có thể gặp nhiều

rủi ro đó là khả năng để sót các trường hợp gian lận mà không bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời do người nộp thuế lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế “tự khai tự nộp thuế”. Hơn nữa, để đảm bảo thanh tra, kiểm tra thuế TNDN theo phương pháp mới đạt hiệu quả cao thì phải có cơ sở dữ liệu và thông tin đầy đủ về người nộp thuế và khả năng ứng dụng tốt hơn nữa những thành tựu về công nghệ thông tin trong thu thập, quản lý và sử dụng các nguồn thông tin về người nộp thuế. Tuy nhiên, nhiều khi hệ thống thông tin về người nộp thuế không được đảm bảo tính đầy đủ, toàn diện, kịp thời, hoặc bộ máy quản lý thu thuế không đủ độ tinh nhuệ, lực lượng, phương tiện để phục vụ cho công tác quản lý không đảm bảo cho việc phát hiện kịp thời các đối tượng cố tình khai man, trốn lậu thuế.

Từ thực tiễn cho thấy, sự phối hợp giữa các cơ quan, đặc biệt là kho bạc nhà nước, ngân hàng, cơ quan kế hoạch và đầu tư, cơ quan quản lý đất đai, tổng cục thống kê và các cơ quan khác có liên quan còn hạn chế.

3.4.2.2. Nguyên nhân

Công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN thời gian qua mặc dù đạt được một số kết quả tích cực, tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng các hiện tượng vi phạm các quy định về thuế rất lớn. Điều này do nhiều nguyên nhân có thể kể đến như:

Một là, chưa có quy trình phân loại kiểm tra một cách có hệ thống, kế hoạch kiểm tra, thanh tra chưa khoa học nhằm phát hiện đối tượng có nhiều khả năng trốn thuế, lậu thuế để tiến hành thanh tra, kiểm tra, do vậy hiệu quả của thanh tra, kiểm tra thuế TNDN chưa thật cao.

Hai là, việc thu thập thông tin tài liệu, phân tích rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế TNDN mới chỉ dừng lại ở một số bước đánh giá cơ bản, chưa chi tiết. Khi đánh giá tiêu chí quy mô và tốc độ phát triển của ngành và các DN, thiếu các chỉ tiêu bình quân chung của từng ngành. Cán bộ thanh tra, kiểm tra mới chỉ dừng lại ở việc phân tích báo cáo tài chính của NNT theo

chiều dọc, chiều ngang mà vẫn chưa áp dụng phân tích các tỷ suất vào đánh giá rủi ro; Hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá mức độ rủi ro về thuế của NNT chưa được xây dựng hoàn chỉnh, các tiêu chí phân loại NNT để xác định phạm vi thanh tra chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc lựa chọn các đối tượng được thanh tra, kiểm tra…

Ba là, nhìn chung bộ phận cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế chưa thật sự đáp ứng yêu cầu của tình hình hiện nay, bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế mỏng về số lượng, bên cạnh trình độ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế cũng còn nhiều hạn chế, nên hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế chưa hiệu quả.

Bốn là, công tác phối hợp kiểm tra, thanh tra giữa cơ quan thuế với các cơ quan, ban ngành chức năng trên địa bàn đã được thực hiện nhưng chưa được thường xuyên, kịp thời.

Năm là, cơ sở dữ liệu thông tin và các ứng dụng hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra còn chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu thanh tra, kiểm tra.

Sáu là, công tác giám sát hoạt động thanh tra, kiểm tra đã được thực hiện từ khâu lập kế hoạch, trong suốt quá trình thanh tra, kiểm tra và thực hiện giám sát kiến nghị của cơ quan thuế sau thanh tra, kiểm tra tuy nhiên còn hạn chế, chưa đồng đều khiến hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế chưa cao.

Bảy là, trình độ hiểu biết về thuế, ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của đại bộ phận nhân dân còn hạn chế, chưa tạo dư luận xã hội lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Tám là, việc tiến hành xử lý các trường hợp vi phạm theo quyết định của thanh tra, kiểm tra thuế chưa đủ sức răn đe, quyền hạn của bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế còn ít nên cũng ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Chương 4

Một phần của tài liệu Thanh tra kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)