Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ
1.2. Chính sách đối với cán bộ Đoàn cơ sở
1.2.2. Cơ sở khoa học về chính sách cán bộ Đoàn cơ sở
- Quan điểm chỉ đạo của Đảng về Đoàn thanh niên trong thời kỳ mới: Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng CNXH. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước.
Chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người “vừa hồng vừa chuyên” theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quan trọng của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình, nhà trường và xã hội.
Đảng lãnh đạo công tác thanh niên và trực tiếp lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Xây dựng Đoàn vững mạnh là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là xây dựng Đảng trước một bước. Đảng đề ra đường lối, chủ trương định hướng cho thanh niên hành động, xác định các chuẩn mực cho thanh niên phấn đấu; Xây dựng các tấm gương điển hình tiêu biểu cho thanh niên học tập và noi theo.
Nhà nước quản lý thanh niên và công tác thanh niên; Thể chế hoá đường lối, chủ truơng của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên thành pháp luật chính sách, chiến lược, chương trình hành động và cụ thể hoá trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh hàng năm của các cấp, các ngành.
Sự nỗ lực học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng của thanh niên theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là yếu tố quan trọng để xây dựng thế hệ thanh niên thời kỳ mới. Mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên là nội dung quan trọng của công tác Đoàn để giáo dục, bồi dưỡng, động viên và phát huy vai trò thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Quan điểm của Đảng về “cán bộ, cán bộ Đoàn” trong thời kì mới: Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã ra nhiều nghị quyết về đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức và cán bộ, đã xây dựng và tổ chức chỉ đạo thực hiện Chiến lược cán bộ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Văn kiện Đại hội XI của Đảng, đặc biệt là Cương lĩnh và Chiến lược đều nhấn mạnh tầm quan trọng của tổ chức và chất lượng cán bộ, đặt công tác này ở vị trí chiến lược trên quan điểm coi con người là chủ thể, là trung tâm của phát triển, là mục tiêu và động lực của đổi mới.
Nếu phát triển nhanh và bền vững là điểm xuyên suốt trong hệ quan điểm phát triển kinh tế - xã hội (2011-2020), hướng tầm nhìn tới giữa thế kỷ XXI, thì thực chất của phát triển bền vững là phát triển bền vững con người.
Chiến lược cũng nêu lên những đột phá để vượt qua những điểm nghẽn của phát triển. Đó là đột phá thể chế, trước hết là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo ra môi trường lành mạnh để phát triển sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp và doanh nhân cũng như bảo đảm chất lượng cuộc sống của người dân; đột phá về hạ tầng kinh tế - kỹ thuật để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế theo hướng tái cấu trúc kinh tế, thay đổi mô hình phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, kết hợp phát triển theo chiều rộng với phát triển theo chiều sâu và một đột phá đặc biệt quan trọng là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực….
- Quan điểm của Đảng về năng lực của cán bộ Đoàn: Nghị quyết hội nghị Trung ương 4 khoá VII đã đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc về thanh niên, xác định: Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.
- Quan điểm của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về năng lực của cán bộ Đoàn: Nghị quyết số 02-NQ/TWĐTN ngày 09/9/2008 của Ban Chấp hành TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa IX về “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn”
- Nghị quyết của tỉnh Bắc Ninh về cán bộ: Nhằm nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực là một trong những trọng điểm của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội khi chuyển sang giai đoạn phát triển CNH-HĐH trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa về kinh tế. Chính vì vậy việc phát triển nguồn nhân lực là việc làm cần thiết để phát huy hiệu quả các lợi thế và nguồn lực sẵn có cũng như tận dụng được các cơ hội và điều kiện thuận lợi của địa phương trong hoàn cảnh mới, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng Bắc Ninh cơ bản trở thành Tỉnh công nghiệp vào năm 2015 và trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 2020. Tỉnh đã ban hành Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND về việc quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài tỉnh Bắc Ninh dành cho những cán bộ, công nhân viên trên địa bàn tỉnh được cử đi học và sinh viên tốt nghiệp Đại học hệ chính quy loại giỏi ra trường, Bắc Ninh đều có những chế độ, chính sách hỗ trợ kịp thời. Đối với Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân, Nhà giáo nhân dân, Nghệ sỹ nhân dân sẽ được trợ cấp 15 triệu đồng. Thạc sĩ, Nghệ nhân, nhà quản lý giỏi, người có tay nghề cao là 10 triệu đồng và Sinh viên tốt nghiệp Đại học hệ chính quy đạt loại giỏi là 05 triệu đồng…
Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 10-1930 đã ra Nghị quyết về Cộng sản thanh niên vận động.
Hội nghị lần thứ hai của Trung ương Đảng cuối tháng 3 năm 1931 tại Sài Gòn đã nhấn mạnh: Tổ chức ra Cộng sản thanh niên Đoàn là một vấn đề cần thiết mà Đảng phải giải quyết. Đảng nhất thiết phải xây dựng được cơ sở Đoàn thanh niên trong địa phương mình. Cấp uỷ Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay cấp uỷ viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn.
Trong quá trình xây dựng, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, công tác thanh niên luôn luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam quan tâm chú trọng. Nhiều nghị quyết của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên đã được ban hành trong đó, thể hiện Đảng và Nhà nước ta luôn coi vấn đề thanh niên có vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nguồn nội lực. Sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay là môi trường thuận lợi, là cơ hội để thanh niên khẳng định vai trò, vị trí của mình trong xã hội. Đảng coi công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Đảng đặt niềm tin sâu sắc ở thanh niên, phát huy vai trò làm chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên, để thanh niên thực hiện được sứ mệnh lịch sử, đi đầu trong cuộc đấu tranh chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, xây dựng và bảo vệ đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Có thể khẳng định: Các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đều đánh giá cao vai trò, vị trí của thanh niên. Vì vậy trong suốt 85 năm qua, kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập đến nay, công tác thanh niên luôn là nhiệm vụ có tính chiến lược của Đảng.
b) Hệ thống một số chính sách đối với đội ngũ cán bộ Đoàn
Quyết định số 289-QĐ/TW ngày 8-2-2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc ban hành Quy chế cán bộ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Quy chế bao gồm các quyền và nghĩa vụ, tiêu chuẩn và công tác tổ chức đoàn đối với cán bộ Đoàn. Cụ thể:
*Điều 6: Quyền của cán bộ đoàn bao gồm:
“- Được thông tin đầy đủ, được tham gia ý kiến với cấp uỷ đảng, lãnh đạo, người sử dụng lao động về chủ trương, kế hoạch triển khai nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp có liên quan đến công tác đoàn và công tác thanh thiếu nhi.
- Được bố trí thời gian thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức và tham gia các hoạt động của Đoàn.
- Được ưu tiên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh... để phục vụ công tác đoàn, hội, đội, phong trào thanh thiếu nhi và các nhiệm vụ công tác khác.
- Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định chung của Đảng, Nhà nước và theo Quy chế này.
- Được bố trí công tác phù hợp khi quá tuổi làm cán bộ đoàn”.
* Điều 7: Tiêu chuẩn chung về cán bộ đoàn
“Tiêu chuẩn cán bộ đoàn được cụ thể hoá theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) là:
- Có tinh thần yêu nước, trung thành với Tổ quốc, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội; nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có khả năng tổ chức tập hợp, gắn bó mật thiết và được sự tín nhiệm của đoàn viên, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng và nhân dân.
- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; trình độ học vấn, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học phù hợp với yêu cầu của vị trí công tác được giao; trưởng thành từ phong trào đoàn, hội, đội hoặc tham gia hoạt động phong trào thanh thiếu nhi hoặc đã được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức công tác thanh vận.
- Có sức khoẻ tốt; ngoại hình phù hợp với công tác thanh vận; tuổi cán bộ đoàn được quy định theo cương vị được giao và có thể hơn từ 1 đến 2 tuổi đê phù hợp với yêu cầu công tác cụ thể”.
* Điều 11: Tiêu chuẩn cán bộ đoàn cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)
“- Trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trình độ lý 1uận chính trị sơ cấp.
- Giữ chức vụ không quá 35 tuổi.
Đối với vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, đối tượng chính sách, trình độ văn hoá nói chung từ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, đã được bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị sơ cấp. Giữ chức vụ không quá 37 tuổi”.
* Điều 12: Tiêu chuẩn cán bộ đoàn trong trường học
“- Đối với học sinh, sinh viên: Học lực từ loại khá trở lên, đã được bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị tương đương sơ cấp (trừ học sinh trung học phổ thông, trung học cơ sở).
- Đối với cán bộ, giáo viên: Trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên, trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên. Giữ chức vụ không quá 37 tuổi.
- Đối với cán bộ đoàn tương đương cấp huyện: Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị được áp dụng như Điều 10”.
* Điều 13: Tiêu chuẩn cán bộ đoàn trong cơ quan, doanh nghiệp
“- Đối với cơ quan: Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên. Giữ chức vụ không quá 35 tuổi.
- Đối với doanh nghiệp: Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên (riêng doanh nghiệp ngoài nhà nước có thể tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên, đã được bôi dưỡng chương trình lý luận chính trị tương đương sơ cấp). Giữ chức vụ không quá 40 tuổi.
- Đối với cán bộ đoàn tương đương cấp tỉnh, cấp huyện, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị được áp dụng như Điều 9, Điều 10”.
* Điều 14: Tiêu chuẩn cán bộ đoàn trong Quân đội, Công an
“Ban Bí thư Trung ương Đoàn chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Xây dựng lực lượng - Bộ Công an xem xét quy định cụ thể về cơ cấu, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và độ tuổi của cán bộ đoàn, trong Quân đội, Công an”.
* Điều 15: Tuyển dụng
“- Việc tuyển dụng để làm việc tại cơ quan đoàn chuyên trách từ cấp huyện trở lên được thực hiện theo hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển. Thực hiện thi tuyển đối với các chức danh thuộc công chức nhà nước. Thực hiện việc xét tuyển đối với các đối tượng thuộc vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo và đối tượng chính sách.
- Người được tuyển dụng phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 7 của Quy chế này, đồng thời đáp ứng yêu cầu sau đây:
- Là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đạt điểm theo quy định tuyển dụng, lấy từ trên xuống đến khi đủ chỉ tiêu.
- Cấp uỷ đảng chủ trì, phối hợp với ban thường vụ đoàn cùng cấp thống nhất nội dung, phương pháp, lập hội đồng thi tuyển hoặc xét tuyển và giao ban thường vụ đoàn cùng cấp thực hiện tuyển dụng cán bộ đoàn.
Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo việc tuyển dụng cán bộ đoàn tại cơ quan Trung ương Đoàn”.
* Điều 17: Đào tạo, bồi dưỡng
“- Hằng năm, khi lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cấp uỷ đảng, tập thể lãnh đạo có trách nhiệm giành tỉ lệ phù hợp đối với cán bộ đoàn.
- Ban thường vụ đoàn các cấp thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện cho cán bộ đoàn theo quy định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn; tích cực phát hiện, tạo nguồn từ cán bộ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; có trách nhiệm giới thiệu cán bộ đoàn với cấp uỷ đảng để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch.
- Cán bộ đoàn chủ động đề xuất việc học tập nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học của mình để cấp uỷ đảng, tập thể lãnh đạo xem xét, giải quyết, tạo điều kiện cho đi học và có kế hoạch bố trí, sắp xếp công tác”.
* Điều 18: Bố trí, sử dụng
“- Trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất và năng lực cán bộ đoàn, cấp uỷ đảng, tập thể lãnh đạo bố trí, sử dụng phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường và chiều hướng phát triển của cán bộ.
- Việc bố trí, sử dụng cán bộ trong cơ quan chuyên trách của đoàn ở cấp nào thì do ban thường vụ đoàn cấp đó chủ động phân công, đồng thời báo cáo cấp uỷ đảng cùng cấp; đối với cán bộ chủ chốt, ban thường vụ đoàn báo cáo cấp uỷ đảng xem xét, quyết định.
- Cấp uỷ đảng, tập thể lãnh đạo chủ trì, phối hợp với ban thường vụ đoàn cùng cấp để xem xét, bố trí, sắp xếp công tác cho cán bộ đoàn chuyên trách khi hết tuổi tham gia công tác đoàn hoặc đã hoàn thành nhiệm vụ công tác đoàn phù hợp với trình độ, năng lực và quy hoạch cán bộ đã được phê duyệt”.
* Điều 19: Nhận xét, đánh giá
“- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các nội dung liên quan đến việc nhận xét đánh giá cán bộ đoàn thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cụ thể hoá bằng văn bản.
- Việc nhận xét, đánh giá cán bộ đoàn được tiến hành định kỳ hằng năm;
theo nhiệm kỳ công tác; trước khi tiến hành công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; giới thiệu ứng cử.
- Nội dung nhận xét, đánh giá gồm: Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; khả năng quy tụ và ảnh hưởng trong thanh thiếu nhi và trong nhân dân; sức khoẻ, sở trường và triển vọng phát triển của cán bộ đoàn... Phân loại, bình chọn cán bộ đoàn phải dựa trên cơ sở nhận xét, đánh giá, theo quy định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn và được cấp uỷ đảng xác nhận.
- Cấp uỷ đảng chỉ đạo việc nhận xét, đánh giá cán bộ đoàn để làm căn cứ bố trí, sử dụng, luân chuyển, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử và thực hiện chính sách cán bộ”.
* Điều 21: Bổ nhiệm, miễn nhiệm, giới thiệu ứng cử
“- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ đoàn thực hiện theo các quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Đoàn.
- Việc xem xét, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ đoàn cơ sở do cấp uỷ đảng cấp cơ sở chủ trì, phối hợp với ban thường vụ đoàn cấp trên thực hiện”.
* Điều 22: Khen thưởng, kỷ luật; kiểm tra, giám sát công tác cán bộ
“- Cán bộ đoàn có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, trong công tác xây dựng đoàn, hội, đội, phong trào thanh thiếu nhi được đoàn xem xét, khen thưởng và đề nghị các cấp uỷ đảng, chính quyền khen thưởng.
- Cán bộ đoàn nếu mắc khuyết điểm thì tuỳ theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật của Đoàn, kỷ luật của Đảng, của chính quyền theo quy định.
- Việc kiểm tra công tác cán bộ đoàn do cấp uỷ đảng cấp trên chủ trì, phối hợp với ban thường vụ đoàn cấp trên thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Đoàn.