Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ
1.2. Chính sách đối với cán bộ Đoàn cơ sở
1.2.3. Các yếu tố tác động đến chính sách đối với cán bộ Đoàn cơ sở trong tình hình hiện nay
a. Chính sách của Đảng và Nhà nước trong sử dụng cán bộ Đoàn cơ sở Kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta hết sức coi trọng và đánh giá rất cao vai trò của thanh niên nói chung, đội ngũ cán bộ Đoàn nói riêng.
Để sử dụng tốt cán bộ Đoàn cơ sở, các chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và nhà nước là cực kỳ quan trọng. Chính sách đó phải khơi dậy tiềm năng, trí tuệ của thanh niên, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ Đoàn nói chung, cán bộ Đoàn cơ sở nói riêng thăng tiến; chính sách phải vừa động viên tinh thần của thanh niên nhưng cũng phải gắn liền với lợi ích vật chất. Chính sách đúng, phù hợp là yếu tố quyết định đến việc sử dụng cán bộ Đoàn cơ sở.
b. Việc chuyển đổi mô hình từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”
(Văn kiện hội nghị BCH TW lần thứ 7 khóa VII).
- Trong những năm qua tình hình chính trị, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục giữ vững ổn định, sự nghiệp đổi mới thu được những thành tựu quan trọng. Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn xã hội tiếp tục quan tâm, chăm lo và tăng cường quản lý Nhà nước về công tác thanh niên; quá trình xã hội hóa công tác thanh niên ngày càng được triển khai rộng rãi tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức thành công các phong trào hành động cách mạng.
- Trong thời gian tới, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đó là kinh tế đất nước vẫn trong tình trạng kém phát triển, sức cạnh tranh thấp, nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới;
sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng, những tiêu cực và tệ nạn xã hội, quá trình đẩy mạnh nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra những thách thức đối với thanh niên về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, bản lĩnh và tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm, lối sống của Đoàn viên, thanh niên; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn ra ở nhiều lĩnh vực; tác động của mặt trái công nghệ thông tin sẽ là lực cản ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước, sự phát triển của thế hệ trẻ.
b. Việc chuyển đổi mô hình từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”
(Văn kiện hội nghị BCH TW lần thứ 7 khóa VII).
- Trong những năm qua tình hình chính trị, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục giữ vững ổn định, sự nghiệp đổi mới thu được những thành tựu quan trọng. Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn xã hội tiếp tục quan tâm, chăm lo và tăng cường quản lý Nhà nước về công tác thanh niên; quá trình xã hội hóa công tác thanh niên ngày càng được triển khai rộng rãi tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức thành công các phong trào hành động cách mạng.
- Trong thời gian tới, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đó là kinh tế đất nước vẫn trong tình trạng kém phát triển, sức cạnh tranh thấp, nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới;
sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng, những tiêu cực và tệ nạn xã hội, quá trình đẩy mạnh nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra những thách thức đối với thanh niên về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, bản lĩnh và tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm, lối sống của Đoàn viên, thanh niên; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn ra ở nhiều lĩnh vực; tác động của mặt trái công nghệ thông tin sẽ là lực cản ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước, sự phát triển của thế hệ trẻ.
c. Nhận thức của cấp ủy và chính quyền các cấp về vai trò của Đoàn thanh niên Xuất phát từ quan điểm của Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Đảng lãnh đạo công tác thanh niên và trực tiếp lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Xây dựng Đoàn vững mạnh là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Đảng đề ra đường lối, chủ trương, định hướng cho thanh niên hành động; xác định các chuẩn mực cho thanh niên phấn đấu; xây dựng các tấm gương điển hình tiêu biểu cho
thanh niên học tập và noi theo. Có thể khẳng định rằng sự lãnh đạo của cấp ủy về công tác cán bộ Đoàn là một trong những giải pháp quan trọng có ý nghĩa quyết định xây dựng Đoàn cơ sở vững mạnh. Thực tiễn cho thấy nơi nào cấp ủy Đảng quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát thì ở nơi đó Đoàn cơ sở vững mạnh, có đội ngũ cán bộ Đoàn có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu công tác. Ngược lại, ở đâu, vào lúc nào không đề cao trách nhiệm và đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy, giao phó hoàn toàn cho tổ chức Đoàn thì nơi đó gặp khó khăn, lúng túng, chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở không đáp ứng được đòi hỏi khách quan của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Do vậy, việc xây dựng Đoàn cơ sở vững mạnh và có chất lượng chịu ảnh hưởng bởi sự sát sao, quan tâm của các cấp ủy Đảng.
d. Sự tác động của quá trình toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa hiện đang là xu thế tất yếu, khách quan, tác động mạnh mẽ tới tất cả các quốc gia, dân tộc, đến đời sống xã hội của cả cộng đồng nhân loại, cũng như cuộc sống của mỗi con người nói chung và Đoàn viên thanh niên và đội ngũ cán bộ Đoàn nói riêng. Trong quá trình toàn cầu hóa, mỗi quốc gia, dân tộc chỉ có thể tồn tại và phát triển khi hòa mình trong cộng đồng Thế giới, trở thành một mắt xích trong sợi dây chuyền của nền kinh tế Thế giới.
Đoàn viên thanh niên nói chung và đội ngũ cán bộ Đoàn nói riêng hiện nay là những người được sinh ra và lớn lên khi đất nước đã hoàn toàn độc lập và đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Đây là đối tượng nhạy cảm nhất trước những biến đổi vô cùng nhanh chóng của đất nước và Thế giới. Họ có những đặc điểm riêng như: trẻ, có tri thức, dễ tiếp thu cái mới, nhạy cảm với các vấn đề chính trị - xã hội. Với những đặc điểm đó, quá trình toàn cầu hóa đã có những tác động không nhỏ đến công tác Đoàn nói chung và việc sử dụng cán bộ Đoàn nói riêng.