Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách đối với cán bộ Đoàn cơ sở trực thuộc Thành đoàn Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Chính sách đối với đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở trực thuộc thành đoàn thành phố bắc ninh (Trang 76 - 79)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách đối với cán bộ Đoàn cơ sở trực thuộc Thành đoàn Bắc Ninh

3.4.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước trong sử dụng cán bộ Đoàn cơ sở

Đoàn viên thanh niên là tương lai của đất nước. Vậy nên, Đảng và Nhà nước ta đã và đang ra sức huy động, thúc đẩy các hoạt động Đoàn, phong trào thanh niên ngày càng mạnh mẽ hơn. Và để đạt được điều đó cần phải có sự nỗ lực của tập thể

Đoàn nói chung và nỗ lực của cán bộ Đoàn nói riêng. Người cán bộ Đoàn của một tổ chức giỏi thì sẽ giúp cho tổ chức đó phát triển. Vậy nên, Đảng và nhà nước đã xây dựng nên một hệ thống chính sách dành cho Đoàn viên, thanh niên cũng như là chính sách dành cho các cán bộ Đoàn cơ sở. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng các cán bộ Đoàn cơ sở không đủ năng lực, trình độ để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao dẫn tới tình trạng hoạt động của các tổ chức Đoàn kém hiệu quả, vẫn tồn tại đoàn viên yếu, kém.

3.4.2. Việc chuyển đổi mô hình từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang mô hình kinh tế thị trường đã dẫn đến sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển khu vực công nghiệp, dịch vụ và sự thu hẹp của khu vực nông nghiệp sẽ kéo theo sự chuyển dịch lao động trẻ từ nông thôn ra thành thị, cơ cấu xã hội, nghề nghiệp của thanh niên sẽ tiếp tục có thay đổi lớn. Số Đoàn viên, thanh niên từ nông thôn ra Thành phố, các khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế tiếp tục tăng; tình trạng thanh niên lao động tự do, thanh niên thiếu việc làm, thu nhập không ổn định vẫn còn nhiều. Các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, chủ trang trại do thanh niên quản lý ngày càng nhiều; thanh niên thuộc các lĩnh vực, đối tượng tiếp tục có sự phân hóa, chênh lệch ngày càng lớn về mức sống, về trình độ học vấn, thu nhập, về địa vị kinh tế, điều kiện hưởng thụ văn hóa, vui chơi giải trí... Các nhu cầu của thanh niên ngày càng đa dạng, đặc biệt là nhu cầu vui chơi, giải trí, hưởng thụ văn hóa ngày càng cao. Trong khi đó các thiết chế văn hóa dành cho Đoàn viên, thanh niên chưa đáp ứng đủ yêu cầu.

Các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, ra sức lôi kéo, tha hóa thanh niên. Sự tranh giành, lôi kéo tập hợp thanh niên, lợi dung thanh niên của các tôn giáo và các thế lực thù địch sẽ diễn biến phức tạp, nhất là đối với thanh niên học sinh, sinh viên, thanh niên trí thức, dân tộc thiểu số và thanh niên Việt Nam ở nước ngoài ngày càng phức tạp.

Mặt trái của kinh tế thị trường đang tác động mạnh mẽ đến Đoàn viên, thanh niên và đội ngũ cán bộ Đoàn. Một bộ phận không nhỏ thanh niên, cán bộ Đoàn sống thực dụng, đề cao giá trị vật chất, không quan tâm đến tập thể và cộng đồng; bản lĩnh chính trị, niềm tin vào tương lai đất nước dễ bị lung lay, dao động và không tự

giải đáp về tư tưởng trước những khó khăn của đất nước; hơn nữa, sự yếu kém trong quản lý xã hội, trong việc ngăn chặn các tác động của tiêu cực, tội phạm, tệ nạn xã hội, sự chống phá của các thế lực thù địch sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng đội ngũ cán bộ Đoàn trong giai đoạn hiện nay.

3.4.3. Nhận thức của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp về vai trò của Đoàn thanh niên tại thành phố Bắc Ninh

Trong những năm qua, nhận thức của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp về đội ngũ cán bộ Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở Thành phố Bắc Ninh không ngừng được nâng cao. Tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Bắc Ninh lần thứ XXI, trong phương hướng phát triển giai đoạn 2015 - 2020, Đảng bộ Thành phố Bắc Ninh đã xác định “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Bắc Ninh tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết TW 7 (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đổi mới phương thức giáo dục lý tưởng, đạo đức; nếp sống văn hóa, ý thức chấp hành pháp luật; đấu tranh phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội trong thanh niên. Phát động các phong trào thi đua, tình nguyện thiết thực, nâng cao ý chí phấn đấu của tuổi trẻ lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, xung kích xây dựng quê hương giàu mạnh. Tổng kết, phát triển các mô hình thanh niên sản xuất giỏi; rà soát, đánh giá kết quả hoạt động của các đội thanh niên xung kích - xây dựng kinh tế để chuyển đổi mô hình, nhằm nâng cao hiệu quả của tổ chức Đoàn các cấp. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ trẻ; đa dạng hóa các hình thức tập hợp thanh niên và thiếu nhi vào các tổ chức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”. (Trích Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ Thành phố Bắc Ninh khóa XX trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XXI).

3.4.4. Sự tác động của quá trình toàn cầu hóa

Quá trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng vừa tạo ra nhiều cơ hội mới, vừa đặt ra những yêu cầu mới cao hơn đối với thanh niên cả về nhận thức chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp. Đoàn viên, thanh niên nói chung và đội ngũ cán bộ Đoàn nói riêng có trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp cao hơn trước; định hướng giá trị, nhu cầu của Đoàn viên thanh niên đa dạng hơn. Tuy nhiên, năng lực hoạt động thực tiễn, tay nghề, chuyên môn,

khả năng hội nhập vẫn là những vấn đề lớn cần quan tâm nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong thời kỳ mở cửa, sự xâm lăng của văn hóa ngoại lai ngày càng mạnh mẽ nên việc có đủ bản lĩnh để giữ vững nhân cách, đạo đức, lối sống, truyền thống của dân tộc sẽ là khó khăn, thách thức không nhỏ đối với Đoàn viên thanh niên và đội ngũ cán bộ Đoàn.

Một phần của tài liệu Chính sách đối với đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở trực thuộc thành đoàn thành phố bắc ninh (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)