2.1. Câu hỏi đặt ra đề tài cần giải quyết
Câu hỏi 1: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở và các hoạt động của các tổ chức Đoàn cơ sở trực thuộc Thành đoàn Bắc Ninh ?
Câu hỏi 2: Chính sách và giải pháp gì để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở và các hoạt động của các tổ chức Đoàn cơ sở trực thuộc Thành đoàn Bắc Ninh?
2.2. Các phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp tiếp cận
- Tiếp cận hệ thống: có nghĩa là khi tiếp cận một đối tượng nghiên cứu cụ thể phải xem xét và đặt nó trong mối quan hệ tác động qua lại với các đối tượng khác một cách có hệ thống. Trong tiếp cận hệ thống về đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở được tiếp cận theo 2 cách, đó là: Tiếp cận theo chiều dọc ở đây chủ yếu theo quản lý theo hệ thống tổ chức của Thành đoàn, bao gồm các tổ chức Đoàn cơ sở. Tiếp cận theo chiều ngang chủ yếu là theo các tổ chức Đoàn cơ sở trong hệ thống trên địa bàn trực thuộc Thành đoàn;
- Tiếp cận kết hợp từ “dưới lên và trên xuống”: Thông qua phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp cán bộ Đoàn và các tổ chức Đoàn, đoàn thể và các chuyên gia, kết hợp các tài liệu, tư liệu chung về đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở, nhằm tổng hợp phân tích về thực trạng đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở trực thuộc Thành đoàn Bắc Ninh.
- Tiếp cận theo từng vị trí chức danh cụ thể đối với cán bộ Đoàn cấp cơ sở về các lĩnh vực (nội dung chuyên môn) được phụ trách đối với các hoạt động của tổ chức Đoàn cơ sở.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
* Đối tượng điều tra gồm:
- Bí thư và Phó Bí thư Đoàn các đơn vị cơ sở Đoàn - Ủy viên Ban chấp hành Đoàn các đơn vị cơ sở Đoàn
* Chọn địa bàn nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích khái quát chung đặc điểm của Thành đoàn Bắc Ninh và tình hình về đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở trực thuộc Thành đoàn Bắc Ninh, đề tài tiến hành chọn 50% tổ chức cơ sở Đoàn trực thuộc (27/54 đơn vị), gồm 10 cơ sở Đoàn ở 10 phường, xã; 02 cơ sở Đoàn ở khối doanh nghiệp, 07 cơ sở ở khối cơ quan nhà nước và 08 cơ sở Đoàn ở khối trường học trên địa bàn thành phố Bắc Ninh để tiến hành khảo sát nghiên cứu sâu.
2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Việc thu thập số liệu bao gồm việc sưu tầm và thu thập các số liệu thông tin liên quan đã được công bố và thu thập những số liệu mới trên phạm vi Thành phố, các cấp bộ Đoàn cơ sở và tại các điểm điều tra khảo sát.
* Thu thập tài liệu thứ cấp:
+ Sử dụng nguồn thông tin đã được công bố qua các tài liệu của các cơ quan chuyên môn như: Ban tổ chức Tỉnh ủy, Thành ủy, Tỉnh đoàn, Thành đoàn, các báo cáo chính trị, các báo cáo các phong trào của Đoàn và số liệu của các cơ sở Đoàn trên địa bàn Thành phố;
+ Tài liệu báo cáo tổng kết của các cơ quan có liên quan;
+ Nguồn số liệu, thông tin đăng trên tạp chí, sách báo, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, báo cáo khoa học, thông tin trên website.
* Thu thập tài liệu sơ cấp:
Số liệu điều tra tại các tổ chức Đoàn cơ sở và các phỏng vấn chuyên gia.
Những số liệu thu thập theo mẫu điều tra phỏng vấn.
Các số liệu và thông tin sơ cấp được phân tích làm rõ về mức độ, nguyên nhân về những bất cập hiện nay đối với đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở, nói chung và đối với từng vị trí chức danh cụ thể.
2.2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu a) Phương pháp xử lý số liệu
- Kiểm tra phiếu điều tra, tiến hành sau khi thu thập số liệu tại các cơ sở nghiên cứu, bổ sung các thông tin thiếu, chưa đầy đủ và phân loại các nguyên nhân theo tiêu thức cần nghiên cứu;
- Tổng hợp, xử lý thông tin kết quả điều tra theo các tiêu chí phân tích;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và số liệu, sử dụng phần mềm EXCEL và các phần mềm hỗ trợ khác để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết như: số tuyệt đối, tương đối, trung bình, cơ cấu….
b) Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp mô tả và phân tích thống kê: Phương pháp này được sử dụng trong đề tài nhằm điều tra, thu thập các số liệu. Sau đó tiến hành phân loại, đánh giá, lựa chọn các số liệu mô tả được thực trạng công tác hoạt động và chính sách đối với cán bộ Đoàn cơ sở trực thuộc Thành đoàn Bắc Ninh.
* Phương pháp so sánh: So sánh các số liệu giữa các năm, so sánh tốc độ phát triển liên hoàn để thấy được mức độ, sự phát triển của các chỉ tiêu nghiên cứu trong từng thời gian
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về tình hình thực thi chính sách đối với cán bộ Đoàn cơ sở
- Hệ thống các chính sách đối với cán bộ Đoàn cơ sở
- Kết quả thực thi về chính sách đối với cán bộ Đoàn cơ sở:
+ Chính sách sử dụng, sắp xếp cán bộ + Chính sách chế độ, ưu đãi cán bộ + Chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng và cơ cấu cán bộ Đoàn cơ sở Số lượng và cơ cấu cán bộ Đoàn cơ sở theo độ tuổi, giới tính.
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng cán bộ Đoàn cơ sở
Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị,…
2.3.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về năng lực của cán bộ Đoàn cơ sở - Kinh nghiệm công tác;
- Điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị và môi trường làm việc của cán bộ Đoàn cơ sở;
- Đánh giá xếp loại cán bộ Đoàn cơ sở hàng năm; khả năng đáp ứng yêu cầu công tác.
Chương 3