Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh Cầu Giấy

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển chi nhánh cầu giấy (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh Cầu Giấy

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh Cầu Giấy

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV), tiền thân là ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, đƣợc thành lập năm 1957 theo Nghị định số 177/NĐ-TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tướng Chính phủ. BIDV Cầu Giấy là đơn vị thành viên trực thuộc ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển có thể đƣợc khái quát nhƣ sau:

Ngày 31/10/1963, BIDV Cầu Giấy đƣợc thành lập với tên gọi Chi nhánh 2 trực thuộc ngân hàng Kiến thiết Hà Nội.

Ngày 26/4/1981, đƣợc đổi tên là Chi nhánh ngân hàng Đầu tƣ và xây dựng 2 trực thuộc ngân hàng đầu tƣ và xây dựng Hà Nội.

Tháng 1/1983, theo Quyết định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng 2 giải thể, thành lập Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Từ Liêm thuộc ngân hàng Nhà nước huyện Từ Liêm.

Ngày 20/12/1986, Chi nhánh tách khỏi ngân hàng Nhà nước huyện Từ Liêm, thành lập Chi nhánh ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng khu vực 5 trực thuộc ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Hà Nội.

Năm 1988, Chi nhánh đổi tên thành ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Từ Liêm trực thuộc ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Hà Nội.

Năm 1991, đổi tên thành Chi nhánh ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển khu vực Cầu Giấy, là Chi nhánh cấp 2 trực thuộc ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Hà Nội.

Ngày 01/10/2004, Chi nhánh ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Cầu Giấy (Chi nhánh cấp 1) trực thuộc ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam đã đƣợc thành lập

34

trên cơ sở nâng cấp ngân hàng Đầu tƣ và phát triển khu vực Cầu Giấy (Chi nhánh cấp 2) trực thuộc Chi nhánh ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam.

Từ 01/05/2012, Thống đốc ngân hàng Nhà Nước đã cấp giấy phép số 84/GP- NHNN trên cơ sở cổ phần hóa chuyển đổi ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (100% vốn cổ phần Nhà Nước) với tên đầy đủ là ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triên Việt Nam. Theo đó, Chi nhánh ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Cầu Giấy đổi tên là ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Cầu Giấy.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh Cầu Giấy

Đến thời điểm hiện tại, với tổng số 180 lao động, BIDV Cầu Giấy có 11 phòng ban tại trụ sở chi nhánh và 05 phòng giao dịch trực thuộc đóng trên địa bàn. Bộ máy tổ chức của BIDV Cầu Giấy tuân thủ theo bộ máy tổ chức chung trên hệ thống, bao gồm 5 khối: khối quan hệ khách hàng, khối quản lý rủi ro, khối tác nghiệp, khối quản lý nội bộ và khối trực thuộc, chi tiết cụ thể nhƣ sau:

Khối Quan hệ khách hàng: Bao gồm các phòng:

+ Phòng Khách hàng doanh nghiệp 1, phòng Khách hàng doanh nghiệp 2, phòng Khách hàng doanh nghiệp 3. Các phòng Khách hàng doanh nghiệp là khối bán hàng trực tiếp, chịu trách nhiệm tiếp thị các sản phẩm ngân hàng bán buôn,…

+ Phòng Khách hàng cá nhân: Quản lý khách hàng cá nhân, chịu trách nhiệm phát triển dịch vụ phi tín dụng, các sản phẩm ngân hàng bán lẻ.

Khối quản lý rủi ro: Gồm phòng quản lý rủi ro, chịu trách nhiệm quản lý rủi ro chung của toàn chi nhánh. Phòng chia thành 2 mảng: rủi ro tín dụng và rủi ro tác nghiệp.

Khối tác nghiệp: Bao gồm các phòng:

+ Phòng Quản trị tín dụng: Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ tín dụng, thực hiện tạo lập hợp đồng trên hệ thống mạng SIBS theo hồ sơ tín dụng.

+ Phòng Giao dịch khách hàng doanh nghiệp: Tác nghiệp các giao dịch khách hàng doanh nghiệp.

+ Phòng Giao dịch khách hàng cá nhân: Tác nghiệp các giao dịch khách hàng cá nhân.

35

Khối quản lý nội bộ: Phòng Kế hoạch tài chính, phòng Tổ chức hành chính.

Khối trực thuộc: Bao gồm 06 phòng giao dịch. Trong đó có một phòng giao dịch quy mô lớn. Các phòng giao dịch có chức năng vừa tác nghiệp, giao dịch khách hàng, vừa quản lý khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ, tín dụng, huy động vốn của KHCN và doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ.

Các phòng ban của chi nhánh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu sự quản lý của Giám đốc và Phó Giám đốc.

Hình 2.1: Cơ cầu tổ chức tại BIDV Cầu Giấy

(Nguồn: Báo cáo nhân sự năm 2017 của phòng tổ chức hành chính- BIDV Cầu Giấy)

36

Nguồn nhân lực của Chi nhánh tương đối trẻ, độ tuổi trung bình 32, có trình độ chuyên môn cao,trong đó đội ngũ cán bộ có trình độ đại học tại Chi nhánh chiếm 97%, cán bộ có trình độ thạc sỹ trên 25% và lực lƣợng cán bộ đang theo học thạc sỹ chiếm tỷ lệ 30%, về cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu chuyên môn, thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc giao.

Nguồn nhân lực của Chi nhánh tập trung ở khối quan hệ khách hàng. Đây là khối trực tiếp kinh doanh tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngoài ra, tại các phòng giao dịch cũng bố trí 2 – 3 cán bộ kinh doanh trực tiếp. Riêng PGD quy mô lớn, chi hánh sắp xếp 5 cán bộ quản lý khách hàng, nhằm tăng trưởng tín dụng tại PGD này.

Điều hành hoạt động của BIDV Cầu Giấy là Giám đốc Chi nhánh. Giúp việc cho Giám đốc có các phó giám đốc (3 phó giám đốc) hoạt động theo phân công ủy quyền của Giám đốc Chi nhánh theo quy định, đảm bảo các Phó giám đốc đƣợc phân công tách bạch, độc lập giữa các khối quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và tác nghiệp.

Mô hình quản lý của BIDV Cầu Giấy đƣợc tổ chức theo mô hình chi nhánh hỗn hợp. Chi nhánh hỗn hợp theo định nghĩa của BIDV là Chi nhánh cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến toàn bộ đối tƣợng khách hàng. Hiện tại, mô hình này phù hợp với hoạt động tại BIDV Cầu Giấy.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển chi nhánh cầu giấy (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)