Định hướng phát triển của BIDV Cầu Giấy

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển chi nhánh cầu giấy (Trang 85 - 88)

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CẦU GIẤY

3.1.2 Định hướng phát triển của BIDV Cầu Giấy

BIDV Cầu Giấy là chi nhánh trực thuộc BIDV. Do đó, các chính sách, định hướng kinh doanh của chi nhánh theo sự chỉ đạo của BIDV. Vì vậy, định hướng phát triển của BIDV Cầu Giấy sẽ không thể tách rời định hướng chung của BIDV.

Trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh, khả năng phát huy nội tại và yêu cầu phát triển của BIDV trong giai đoạn mới, BIDV Cầu Giấy xác định mục tiêu, định hướng hoạt động tín dụng giai đoạn 2017-2020 như sau:

76

- Thực hiện kiểm soát tăng trưởng, kiểm soát rủi ro tín dụng, tăng trưởng theo phương châm an toàn và hiệu quả, giảm tỷ trọng cho vay dài hạn, tăng cho vay ngắn hạn, tài trợ thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, cho vay ngoài quốc doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, nâng cao tỷ trọng cho vay có đảm bảo bằng tài sản. Kiên quyết nâng cao tài sản đảm bảo tiền vay bàng nhiều hình thức, tăng cường vòng quay vốn tín dụng. Thực hiện nghiêm túc đúng chỉ đạo của BIDV theo các Công văn về chỉ đạo công tác tín dụng hàng năm. Việc tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo giữ đúng giới hạn, cơ cấu tín dụng và cân đối nguồn vốn huy động. Hoạt động tín dụng luôn phải thực hiện theo

"Kỷ cương, an toàn, chất lượng và đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng hợp lý".

- Thường xuyên đánh giá thực trạng nền khách hàng để xây dựng lộ trình , kế hoạch xử lý nợ, xây dựng câc biện pháp thu hồi nợ đối với từng khách hàng trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

-Giảm mức độ tập trung tín dụng vào nhóm khách hàng lớn: Tuân thủ định hướng chiến lược chung của từng nhóm khách hàng lớn (thoái lui, duy trì, phát triển) và các biện pháp ứng xử cụ thể đối từng khách hàng trong nhóm. Kiểm soát mối tương quan giữa quy mô quan hệ và hiệu quả thu được qua kiểm soát hiệu quả các dự án, lĩnh vực tài trợ, yêu cầu tăng cường sử dụng sản phầm DV phi tín dụng

- Đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ gắn với kiểm soát hiệu quả và chất lượng tín dụng bán lẻ. Tập trung chú trọng phân khúc khách hàng trung lưu, khách hàng có tiềm lực tài chính tốt…..

- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, thường xuyên đánh giá, theo dõi khách hàng, khoản vay, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tƣ đảm bảo tiền vay.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các công cụ nhận diện, đo lường và giám sát chất lƣợng tín dụng.

- Không ngừng nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để trợ giúp đắc lực cho hoạt động kiểm soát rủi ro, nâng cao chất lƣợng tín dụng.

- Không ngừng nâng cao nguồn lực con người. Nâng cao chất lượng cán bộ,

77

tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, quan tâm đặc biệt đến yếu tố con người trong quá trình quản lý rủi ro hoạt động

- Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm tín dụng, gắn tăng trưởng tín dụng với phát triển dịch vụ: không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm tín dụng theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập quốc tế.

- Tăng cường hiệu lực quản lý và kỷ cương điều hành trong hoạt động tín dụng. Thực hiện đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ, đúng quy chế ủy quyền, phán quyết và thực hiện tập huấn bồi dƣỡng và khuyến khích tự đào tạo để đáp ứng yêu cầu về tín dụng phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới.

- Tích cực, chủ động tiếp cận và lựa chọn các khách hàng theo hướng chú trọng vào các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, khách hàng trong các khu công nghiệp, khu chế xuất cỏ tình hình tài chính rõ ràng, lành mạnh, kinh doanh có lãi, có phương án SXKD khả thi, có vốn tự có tham gia và có tài sản đảm bảo nợ vay, đặc biết là các doanh nghiệp, các dự án phát triển kinh tế xã hội có sức cạnh tranh cao phục vụ tốt nhất và có hiệu quả nhất các chương trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

- Từng bước thực hiện cơ cấu lại khách hàng theo hướng tăng tỷ trọng cho vay hỗ trợ sản xuất, kinh doanh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tăng tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ đối với các khách hàng sản xuất hàng xuất khẩu, cân đối giữa nguồn huy động ngoại tệ và cho vay ngoại tệ để giảm thiểu rủi ro.

- Tăng cường phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng để có định hướng quan hệ tín dụng, chính sách lãi suất phù hợp với từng nhóm khách hàng, kết hợp với chính sách phát triển sản phẩm và dịch vụ theo hướng đáp ứng tối đa nhu cầu hợp lý khách hàng. Nâng cao chất lƣợng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm minh bạch hóa hơn nữa chất lƣợng tín dụng.

- Tƣ vấn cho khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ ngay từ khi thành lập cho đến khi doanh nghiệp đi vào hoạt động SXKD ổn định. Giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hồ sơ pháp lý, tài chính, hồ sơ khoản vay, đảm bảo tiền vay

78

khi doanh nghiệp có nhu cầu cấp tín dụng thì việc thực hiện nhu cầu cho khách hàng với thời gian ngắn nhất.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ theo quy chế, quy trình tín dụng ở tất cả các khâu trước, trong và sau khi cho vay. Thường xuyên đánh giá, phân tích thực trạng các khoản vay, đặc biệt là các khoản vay có tiềm ẩn rủi ro dẫn đến khả năng không thu được nợ, các khoản nợ quá hạn. Đặc biệt lưu ý trong cho vay và quản lý tín dụng đối với các DNNN chuyển đổi, sắp xếp lại. Giảm dần dƣ nợ xuống mức có thể kiểm soát đƣợc rủi ro đối với khách hàng có tình hình tài chính không lành mạnh, sản xuất kinh doanh không hiệu quả.

- Tiếp tục thực hiện rà soát, hoàn thiện lại thủ tục và hồ sơ pháp lý của các khoản vay và bổ sung các hình thức đảm bảo tiền vay đối với các doanh nghiệp còn có tài sản. Nghiên cứu đề xuất cơ chế đảm bảo tiền vay phù hợp với thực tế để tăng khả năng đảm bảo an toàn vốn vay.

- Thực hiện nghiêm túc quản lý nợ quá hạn, nợ xấu, tuân thủ việc định kỳ hạn điều chỉnh và gia hạn nợ theo đúng quy định. Phối hợp giữa các phòng ban liên quan để khắc phục tình trạng chuyển nợ quá hạn, nợ xấu chƣa đúng thực chất. Trên cơ sở đó xác định chính xác nợ xấu để có cơ sở trích dự phòng rủi ro đúng quy định đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả kinh doanh.

Một số mục tiêu chất lƣợng tín dụng cụ thể đến 2020:

- Tăng trưởng tín dụng bình quân 17-18%

- Tỷ lệ nợ xấu < 2,5%

- Tỷ trọng dƣ nợ trung dài hạn/tổng dƣ nợ < 30%

- Tỷ trọng dƣ nợ ngoài quốc doanh/tổng dƣ nợ > 80%

- Tỷ trọng dƣ nợ cho vay DNVVN/tổng dƣ nợ > 60%.

- Tỷ lệ dƣ nợ có tài sản đảm bảo/tổng dƣ nợ 70%.

- Trích dự phòng rủi ro đủ theo quy định.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển chi nhánh cầu giấy (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)