CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng
1.3.2 Các chỉ tiêu định lƣợng
Chất lƣợng tín dụng tốt hay không cuối cùng phải đƣợc đánh giá qua các tiêu chí chất lƣợng tín dụng. Có nhiều chỉ tiêu đƣợc sử dụng để đánh giá chất lƣợng tín dụng trong đó có sáu nhóm chỉ tiêu sau đây được các ngân hàng thương mại sử dụng thường xuyên đó là :
a. Chỉ tiêu quy mô tín dụng
Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quan về khối lƣợng tín dụng hiện tại mà ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.
Theo khoản 14 điều 4 luật các tổ chức tín dụng có nêu:” Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác” vì vậy, Dƣ nợ là sự thể hiện hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại; và trong hoạt động cấp tín dụng thì có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau. Theo Luật các TCTD (Khoản 3, điều 98) thì hoạt động cấp tín dụng được thực hiện dưới các hình thức sau: cho vay, Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhƣợng và giấy tờ có giá khác,Bảo lãnh ngân hàng, Phát hành thẻ tín dụng Bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế, Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi đƣợc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận… Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ xét tổng dư nợ theo hình thức cho vay gồm dƣ nợ cho vay ngắn hạn, dƣ nợ cho vay trung dài hạn.
Tổng dƣ nợ cho vay = dƣ nợ cho vay ngắn hạn + dƣ nợ cho vay trung và dài hạn
14
Tổng dƣ nợ cho vay thấp hay cao phản ánh quy mô hoạt động của ngân hàng, sự uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Tổng dƣ nợ của ngân hàng khi so sánh với thị phần tín dụng các ngân hàng khác trên địa bàn sẽ cho chúng ta biết đƣợc dƣ nợ của ngân hàng là cao hay thấp. Tổng dƣ nợ của ngân hàng cao chƣa chắc là chất lƣợng tín dụng cao vì đằng sau những khoản tín dụng có rất nhiều rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu.
Một phần lưu ý trong việc phản ảnh chất lượng tín dụng đối với chỉ tiêu tổng dƣ nợ đó là kết cấu dƣ nợ. Kết cấu dƣ nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dƣ nợ trong tổng dƣ nợ. Phân tích chỉ tiêu này sẽ giúp ngân hàng biết đƣợc cần đẩy mạnh thêm loại hình nào và loại hình nào nhiều rủi ro hơn.
b. Chỉ tiêu hiệu quả tín dụng
-Hiệu suất sử dụng vốn : Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cho ta biết trong một đồng vốn huy động đƣợc thì bao nhiêu đồng đƣợc sử dụng trong cho vay. Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô, khả năng tận dụng nguồn vốn trong cho vay của các ngân hàng thương mại. Hiệu suất sử dụng càng cao thì hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả và ngƣợc lại
Phân tích cơ cấu cho vay trong tổng nguồn vốn huy động là việc xem xét đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngân hàng cũng như đòi hỏi về vốn của nền kinh tế chưa. Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại có thể biết đƣợc khả năng mở rộng tín dụng của mình. Từ đó, có thể quyết định quy mô, tỷ trọng đầu tƣ vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa đảm bảo an toàn vốn cho vay, vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất có thể.
Chỉ tiêu này có thể đƣợc biểu thị bằng công thức:
Hiệu suất sử dụng vốn =
Tổng dƣ nợ
Tổng vốn huy động
- Vòng quay vốn tín dụng: Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lƣợng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
15
Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Với một số vốn nhất định, nhƣng do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tƣ vào các lĩnh vực khác. Nhƣ vậy, hệ số này càng tăng thì phản ánh tình hình tổ chức vốn tín dụng càng tốt, chất lƣợng tín dụng càng cao
Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng thương mại tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lƣợng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng:
Vòng quay vốn tín dụng =
Doanh số thu nợ
Dƣ nợ bình quân
-Chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập từ lãi của hoạt động tín dụng: là tỷ lệ giữa thu nhập từ lãi của hoạt động tín dụng trên tổng dƣ nợ tín dụng bình quân.
Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng
-
=
Thu nhập từ lãi hoạt động tín dụng
x 100%
Tổng dƣ nợ tín dụng bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn tín dụng, một khoản tín dụng ngắn hạn hay dài hạn không thể xem là có chất lƣợng cao nếu nó không đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ các khoản cho vay của ngân hàng sinh lời và ngƣợc lại chỉ tiêu này thấp chứng tỏ các khoản vay không sinh lời, đồng nghĩa với chất lƣợng tín dụng chƣa tốt. Đánh giá chất lƣợng khoản tín dụng trên cơ sở căn cứ vào khoản thu được từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, đây cũng là chỉ tiêu tương đối vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chính sách lãi suất, chính sách khách hàng ... Thông thường trong hoạt động ngân hàng, nếu chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại tốt, tỷ lệ nợ xấu thấp thì thu được từ hoạt động tín dụng sẽ cao hơn khi cùng một mức dƣ nợ so với các ngân hàng khác
c. Mức độ an toàn tín dụng
- Tỷ lệ nợ xấu: là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu trên tổng dƣ nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
16 Tỷ lệ nợ xấu = = Nợ xấu
x 100%
Tổng dƣ nợ cho vay
* Khái niệm nợ xấu:
Theo quy định của NHNN Việt Nam thì nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 ( Khoản 8,9 Điều 3 Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN [10])
Chỉ tiêu này phản ánh nợ xấu của một ngân hàng, tỷ lệ này càng thấp càng tốt. Thực tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định đƣợc coi là giới hạn an toàn.
Việc phân loại nợ theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN và Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN [10,11] của NHNN vừa dựa vào tiêu chí thời gian quá hạn, cơ cấu nợ của khoản vay, vừa dựa vào tiêu chí rủi ro của khoản vay đồng thời phải sử dụng kết quả phân loại nhóm nợ đối với khách hàng do Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cung cấp tại thời điểm phân loại để điều chỉnh kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đã làm cho các ngân hàng phải đánh giá lại thực sự các khoản nợ đã cho khách hàng vay và có thể đánh giá chính xác hơn về chất lƣợng tín dụng của mình. Tỷ lệ nợ xấu càng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng thấp. Nợ xấu là những khoản nợ mà ngân hàng đánh giá là khó có khả năng thu hồi nợ do vậy chỉ tiêu này phán ánh tốt nhất chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.
-Tỷ lệ nợ quá hạn: là tỷ lệ phần trăm giữa dƣ nợ quá hạn và tổng dƣ nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn =
x 100%
Tổng dƣ nợ cho vay
Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không đƣợc phép và không đủ điều kiện để đƣợc gia hạn nợ. Khi một món nợ không trả đƣợc vào kỳ hạn nợ, toàn bộ nợ gốc còn lại của hợp đồng sẽ đƣợc chuyển thành nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì chất lƣợng tín dụng càng thấp.
17
Nợ cơ cấu: là tỷ lệ phần trăm giữa dƣ nợ cơ cấu và tổng dƣ nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm:
Tỷ lệ nợ cơ cấu = Nợ cơ cấu =
x 100%
Tổng dƣ nợ
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là nợ đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và/hoặc gia hạn nợ cho khách hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng nhưng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá có khả năng trả đƣợc đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ cơ cấu lại .
- Chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng rủi ro: là tỷ lệ phần trăm giữa dự phòng rủi ro (DPRR) phải trích và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Tỷ lệ DPRR = =
Số dƣ dự phòng rủi
ro phải trích x 100%
Tổng dƣ nợ tín dụng
"Dự phòng rủi ro" là số tiền đƣợc trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Số dƣ sự phòng rủi ro phải trích gồm số dƣ sự phòng cụ thể + dự phòng chung. [10]
"Dự phòng cụ thể" là số tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. [10]
"Dự phòng chung” là số tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhƣng chƣa xác định đƣợc khi trích lập dự phòng cụ thể[10]
Tỷ lệ DPRR càng cao hay số tiền trích càng lớn chứng tỏ chất lƣợng tín dụng càng thấp và ngƣợc lại.