Hệ thống chỉ tiêu đánh giá dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa trong ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp hoàn thiện dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ NỘI ĐỊA TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa trong ngân hàng thương mại

Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá sự phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của ngân hàng thương mại. Dưới đây, luận văn xin đề cập đến một số tiêu chí cơ bản như sau:

1.2.1. Sự đa dạng về sản phẩm thẻ và tiện ích của dịch vụ thẻ 1.2.1.1. Đa dạng về các sản phẩm thẻ

Đây là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của dịch vụ thẻ không chỉ về tiện ích mà còn thể hiện mức độ đáp ứng các nhu c ầu của khách hàng đang ngày càng trở nên đa dạng. Việc cho ra đời một lo ại thẻ mới cũng là một sản phẩm mới đòi hỏi ngân hàng

18

phải thực hiện hàng loạt các công đoạn như: nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, marketing, bước đầu tung sản phẩm ra thị trường, điều chỉnh, bán sản phẩm rộng rãi...

Hiện nay nhu cầu của khách hàng r ất đa dạng, phong phú nên các ngân hàng đang nỗ lực triển khai cho ra đời nhiều loại hình sản phẩm thẻ mới với nhiều tiện ích, tính năng đa dang, hình thức đẹp, độc đáo để đáp ứng nhu cầu của nhiều tầng lớp khách hàng. Sản phẩm thẻ càng đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng thì số lượng thẻ được phát hành ngày càng nhiều, điều đó làm gia tăng thị phần của ngân hàng.Như vậy có thể nói, việc tăng tính đa dạng cho sản phẩm thẻ sẽ tác động trực tiếp lên số lượng thẻ mà ngân hàng phát hành từ đó giúp cho dịch vụ thẻ của ngân hàng ngày càng phát triển.

1.2.1.2. Đa dạng về tiện ích của dịch vụ thẻ

Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của dịch vụ thẻ không thể không kể tới đó là những tiện ích mà dịch vụ thẻ của ngân hàng mang lại. Từ những chiếc thẻ đơn thuần để rút tiền, hiện nay thẻ còn dùng để thanh toán, chuyển khoản, mua hàng qua mạng, thanh toán các hóa đơn điện, nước... và rất nhiều tiện ích khác giúp cho thẻ thực sự là phương tiện thanh toán hiện đại. Như vậy, nếu dịch vụ thẻ của ngân hàng càng cung cấp nhiều tiện ích rõ ràng càng có thế mạnh trong việc thu hút khách hàng, đóng góp vào sự phát triển nói chung của dịch vụ này.

1.2.2. Qui mô số lƣợng thẻ phát hành

Khi thị trường tài chính nói chung và thị trường thẻ ngân hàng nói riêng ngày càng phát triển thì mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Chính vì vậy, để có thể thu hút khách hàng, các ngân hàng thường có các chính sách khuếch trương quảng cáo sao cho số lượng thẻ của ngân hàng được nắm giữ càng nhiều càng tốt. Số lượng thẻ phát hành càng nhiều, thị phần thẻ của ngân hàng càng cao chứng tỏ dịch vụ thẻ của ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, số lượng thẻ được phát hành càng nhiều làm cho thu nhập của ngân hàng càng cao và ngược lại.

Chính vì vậy, việc gia tăng số lượng thẻ, gia tăng khách hàng, sự trung thành của khách hàng trong việc sử dụng thẻ của ngân hàng là một trong các tiêu chí quan trọng mà ngân hàng nào cũng hướng tới.

Tuy nhiên, số lượng thẻ phát hành không đồng nghĩa với việc ngần ấy thẻ đang lưu hành trong đời sống người dân. Có thể hiểu thẻ không hoạt động hay thẻ “non active” là những thẻ đã được phát hành nhưng không có giao dịch trong một thời gian dài sau khi mở tài khoản hoặc trong tài khoản chỉ có số dư đủ ở mức tối thiểu để duy trì

19

thẻ. Thẻ không ho ạt động gây lãng phí tài nguyên c ủa ngân hàng, tốn kém chi phí marketing, chi phí phát hành, chi phí quản lý ho ạt động kinh doanh thẻ đối với ngân hàng… Do đó, tỷ lệ thẻ hoạt động cũng là một trong các tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh doanh thẻ của các ngân hàng.

1.2.3. Doanh số thanh toán thẻ

Doanh số thanh toán thẻ là tổng giá trị giao dịch thanh toán qua thẻ trong kỳ của ngân hàng. Doanh số thanh toán thẻ phản ánh qua hai chỉ tiêu cụ thể là số lượng giao dịch và doanh số (số tiền) thanh toán thẻ. Doanh số này càng cao chứng tỏ số lượng khách hàng đặt niềm tin vào dịch vụ thanh toán thẻ và tính tiện ích cũng như sự an toàn của nó. Doanh số thẻ thanh toán càng lớn thì lợi nhuận thu được từ dịch vụ thẻ càng cao. Chính vì vậy đây là một tiêu chí quan trọng phản ánh sự phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng.

1.2.4. Thu nhập đem lại từ dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa

Mục tiêu ho ạt động của mọi tổ chức kinh doanh là lợi nhuận. Một hoạt động được coi là thúc đẩy hay hiệu quả phải được đánh giá qua việc hoạt động đó mang lại nguồn lợi cho tổ chức nhiều hay ít. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ, xét cho cùng, mọi hoạt động/dịch vụ của ngân hàng (trong đó có dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa) cũng nhằm mục tiêu lợi nhuận. Do đó, để đánh giá sự phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa phải kể đến thu nhập mà dịch vụ này đem lại cho ngân hàng.

Hiện tại, ở Việt Nam, chi phí tối thiểu cho một máy ATM hoạt động mỗi năm lên đến hơn 308 triệu đồng, trong đó, nặng nhất là chi phí khấu hao máy, hơn 100 triệu đồng. Trong khi đó, khoản thu được từ dịch vụ thẻ chủ yếu đến từ phí phát hành mới (50.000 – 100.000đ/thẻ, chưa kể nhiều ngân hàng áp dụng chính sách miễn, giảm phí phát hành trong khi vẫn phải tính tới chi phí mua phôi thẻ, chi phí dập thẻ…), phí thường niên (22.000 – 66.000đ/thẻ), phí giao dịch đối với các thẻ ngoài hệ thống (phí rút tiền 3.300đ/giao dịch, phí vấn tin 1.650đ/giao dịch). Các ngân hàng hiện nay đều không hạch toán riêng chi phí c ủa dịch vụ thẻ nhưng hầu hết các ngân hàng vẫn chưa có lợi nhuận từ dịch vụ này. Tuy nhiên, dịch vụ thẻ là một trong những kênh phân phối quan trọng của ngân hàng bán lẻ, thông qua đó, ngân hàng có được thêm nhiều nguồn thu từ các dịch vụ đi kèm như: thu phí SMSBanking, Internetbanking, Mobilebanking;

chia sẻ phí từ các dịch vụ thanh toán hóa đơn, tiền điện, nước, điện thoại...; huy động được nguồn vốn nhàn rỗi với chi phí thấp…

1.2.5. Sự hài lòng của khách hàng

20

Các dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa ngân hàng cung ứng được các khách hàng sử dụng nhiều thể hiện sự tiện ích của các loại dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa đó và cũng có nghĩa là sự hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ thẻ mà ngân hàng cung cấp. Do vậy đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa ngân hàng cung cấp ra thị trường, ngân hàng có thể phát bảng hỏi lấy ý kiến của khách hàng, hoặc đánh giá trên cơ sở số lượng mỗi loại dịch vụ ngân hàng cung cấp trên thị trường được nhiều hay ít. Thông qua kết quả thống kê sẽ giúp ngân hàng có những chính sách phù hợp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp hoàn thiện dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)