Định hướng phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam và ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Hai Bà Trưng đến năm 2020

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp hoàn thiện dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng (Trang 76 - 80)

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ NỘI ĐỊA TẠI NG ÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HAI BÀ TRƢNG

3.1. Định hướng phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam và ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Hai Bà Trưng đến năm 2020

3.1.1. Định hướng phát triển của dịch vụ thẻ tại Việt Nam

3.1.1.1. Tiếp tục triển khai đề án mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những định hướng quan trọng của Chính phủ với 6 giải pháp đồng bộ giúp tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho Việt Nam. Với mục tiêu hướng đến tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất và lượng trong thanh toán không dùng tiền mặt nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh của các tổ chức trong nền kinh tế, thực thi hiệu quả của chính sách tiền tệ, minh bạch hóa nền kinh tế đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Theo Đề án, đến cuối năm 2020, mức phát hành thẻ trong thanh toán phấn đấu đạt 30 triệu thẻ; 95% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng… lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán đến năm 2020 khoảng 15%.

Số lượng tài khoản cá nhân vào cuối năm 2020 đạt mức 45 triệu; 95% cán bộ hưởng lương ngân sách và 80% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp, tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản. Các khoản thanh toán giữa các doanh nghiệp thực hiện qua ngân hàng đạt mức 90% vào năm 2020. Việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt cần tuân theo định hướng:

Thứ nhất, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt phải phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, hạ tầng kỹ thuật công nghệ và hệ thống thanh toán. Các gi ải pháp xây dựng trong Đề án không mang tính hành chính, áp đặt, gây tác động tiêu cực kìm hãm sự phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội;

Thứ hai, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đặt trong mối quan hệ cân bằng giữa lợi ích chung c ủa cộng đồng và lợi ích của người sử dụng dịch vụ thanh toán, c ủa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; những biện pháp hỗ trợ của Nhà nước chỉ mang tính chất ngắn hạn, nhằm tạo ra bước đột phá ban đầu cho sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt;

Thứ ba, các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt hướng tới việc

69

sử dụng các biện pháp kinh tế là chủ yếu nhằm huy động các nguồn lực của khu vực tư nhân để đầu tư phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Nguồn lực của Nhà nước chỉ được sử dụng trong trường hợp nguồn lực của tư nhân không đủ lớn hoặc cho những dự án mang tính chiến lược lâu dài, hình thành cơ sở nền tảng để thúc đẩy sự phát triển chung của toàn bộ các hoạt động thanh toán của nền kinh tế.

3.1.1.2. Định hướng hoạt động

Đối với các ngân hàng, tổ chức cung cấp dịch vụ thẻ, để có thể đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng và tăng cường tính cạnh tranh trong điều kiện hội nhập cần có định hướng hoạt động như sau:

Thứ nhất, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ thanh toán.

Thứ hai, tăng cường sự liên kết giữa các ngân hàng, bao gồm các nội dung:

Xây dựng các quy định chung về hoạt động thẻ như: Chính sách phí phải phù hợp với khách hàng, đơn vị chấp nhận thẻ và đảm bảo nguồn thu cho ngân hàng, chính sách thu và chia sẻ phí giữa các ngân hàng, tổ chức phát hành, thanh toán, cung ứng dịch vụ, chính sách phát triển đơn vị chấp nhận thẻ hợp lý tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng dẫn đến sự phát triển khó khăn và lãng phí nguồn lực. Xây dựng chuẩn thẻ chíp cho thị trường thẻ Việt Nam.

Đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và tính cạnh tranh của ngân hàng với các tổ chức phát hành thẻ vốn nhiều kinh nghiệm của nước ngoài ngày càng xuất hiện nhiều tại Việt Nam. Tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa các ngân hàng trong nước nhằm hỗ trợ nhau trong phát triển sản phẩm mới, thúc đẩy thanh toán nội địa phát triển thay vì tập trung vào thanh toán quốc tế như hiện nay.

Tăng cường công tác thông tin chia sẻ kinh nghiệm phòng chống rủi ro và phát triển sản phẩm giữa các ngân hàng trong nước.

Đẩy nhanh tiến độ kết nối các hệ thống thanh toán, ATM và POS của các đơn vị cung cấp dịch vụ.

Thứ ba, tăng cường hoạt động quảng bá tuyên truyền hoạt động thẻ, bao gồm:

Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng nhằm cung cấp thông tin về hoạt động thẻ, chủ trương chính sách cũng như những khó khăn vướng mắc trong ho ạt động của các ngân hàng một cách rõ ràng đến với dư luận.

Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết trong sử dụng và bảo mật thẻ thanh toán.

Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh và ổn định trên 7.5% năm

70

trong nhiều năm, với lợi thế là dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, kinh tế thị trường phát triển mạnh là các yếu tố tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường thẻ trong thời gian tới.

3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Để đánh dấu chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển, Vietinbank quyết tâm giữ vững vị trí là đơn vị hàng đầu ngành Ngân hàng về quy mô, hiệu quả hoạt động và tốc độ tăng trưởng.

Vietinbank tiếp tục triển khai kế hoạch kinh doanh trung hạn giai đoạn 2018- 2020 hướng tới tầm nhìn đưa Vietinbank “trở thành một Tập đoàn Tài chính dẫn đầu Việt Nam, ngang tầm khu vực, hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc tế”. Nằm trong kế hoạch kinh doanh s ắp tới, việc đẩy mạnh phát triển các dịch vụ về thẻ là yếu tố quan trọng hàng đ ầu. Theo đó, chủ điểm chiến lược kinh doanh trong giai đoạn sắp tới của Vietinbank là:

- Tăng trưởng quy mô bền vững gắn chặt với hiệu quả kinh doanh

- Chuyển dịch cơ cấu thu nhập, tăng tỷ trọng thu ngoài lãi đ ặc biệt là thu dịch vụ thong qua đẩy mạnh toàn diện chất lượng sản phẩm, dịch vụ

- Phát triển hoạt động Ngân hàng thanh toán, đón đầu xu hướng thanh toán không dung tiền mặt và cách mạng công nghệ 4.0

- Nâng cao năng lực tài chính để phát triển ổn định, an toàn và nâng cao năng suất lao động toàn hàng – quản trị chi phí hiệu quả.

3.1.3. Định hướng phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Hai Bà Trưng

3.1.3.1. Mục tiêu cụ thể

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà khôi phục cũng như dự báo về sự phát triển của thị trường thẻ trong thời gian tới mà ngân hàng Vietinbank Hai Bà Trưng đã xác định mục tiêu cụ thể trong phát triển dịch vụ thẻ trong thời gian tới như sau:

- Trở thành ngân hàng hàng đầu trên địa bàn quận Hai Bà Trưng trong lĩnh vực thẻ nói chung và thẻ ghi nợ nội địa nói riêng.

- Là ngân hàng đứng đầu trên địa bàn về kênh chấp nhận thẻ (bao gồm cả ATM và POS).

71

- Là ngân hàng tiên phong ứng dụng công nghệ và sản phẩm mới tại thị trường thẻ Việt Nam.

- Là 1 trong 2 ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất trên thị trường quận Hai Bà Trưng

- Đến năm 2020, ngân hàng Vietinbank Hai Bà Trưng phấn đấu cùng với các chi nhánh khác trong hệ thống, xây dựng Vietinbank là một trong các ngân hàng đứng đầu thị trường thẻ nói chung và thẻ ghi nợ nội địa nói riêng, c ả về thị phần, mạng lưới chấp nhận thẻ và đa dạng các sản phẩm dịch vụ, phấn đấu đứng đầu trong một số phân khúc thị trường xác định.

3.1.3.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu

- Hiện tại, số lượng thẻ ghi nợ nội địa chiếm kho ảng 70% số lượng khách hàng bán lẻ của đơn vị và tỷ lệ này đang có xu hướng giảm trong các năm vừa qua. Căn cứ vào nền tảng khách hàng và t ỷ lệ thẻ ghi nợ nội địa trên tổng số khách hàng bán lẻ, ngân hàng Vietinbank Hai Bà Trưng phấn đấu tăng trưởng số lượng thẻ ghi nợ nội địa chiếm tỷ lệ 80% trên tổng số khách hàng bán lẻ trong các năm tới.

- Ngân hàng Vietinbank Hai Bà Trưng sẽ phấn đấu đạt khoảng 40% thị phần thẻ trên thị trường quận Hai Bà Trưng và quận huyện lân cận từ năm 2018. Mỗi năm phát hành mới thêm tối thiểu 20.000 thẻ ghi nợ nội địa tăng 10% mỗi năm, trong đó tối thiểu 80% có số dư, có phát sinh các giao dịch.

- Riêng số lượng POS đ ạt 70% thị phần. Mỗi năm lắp đặt mới tối thiểu 100 máy tăng 20% mỗi năm và có phát sinh doanh số giao dịch tối thiểu 35 triệu đồng/máy/tháng.

- Hiện tại 01 máy ATM tải được 3.600 giao dịch/tháng, giả định đến 2018 tần suất giao dịch đạt 4.600 giao dịch/tháng thì hết năm 2018 hệ thống ATM của chi nhánh phải đạt 20 máy.

- Thu phí thường niên thẻ ghi nợ nội địa trung bình/năm: 70.000 đ/thẻ

- Triển khai dịch vụ chi lương đến các đơn vị chiếm 40% địa bàn Quận. Dịch vụ thu hộ đến 60% khối các Trường học mầm non, cấp 1, cấp 2 trong địa bàn Quận. Mỗi năm có thêm 20 đơn vị chi lương mới tăng 20% mỗi năm, đơn vị chi lương tương ứng phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phát hành thẻ ghi nợ nội địa 100%, đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử tối thiểu 70% cho cán bộ nhân viên đơn vị chi lương.

72

- Đăng ký các dịch vụ ngân hàng điện tử chủ yếu cho Khách hàng thẻ: 75% khách hàng sử dụng SMSBanking, 40% sử dụng internetbanking.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp hoàn thiện dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)