CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NHTM
1.3. Nội dung hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại NHTM
1.3.1. Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định khoản vay
Người thẩm định (CBTD) Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo danh mục hồ sơ gồm:
+ Hồ sơ pháp lý: Chứng minh nhân dân/ hoặc hộ chiếu; Sổ hộ khẩu/sổ tạm trú; Giấy ủy quyền; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (trường hợp hộ kinh doanh phải đăng ký); Các giấy tờ khác (nếu có)...
+ Hồ sơ kinh tế: Báo cáo thu nhập trong thời gian vay vốn; Báo cáo tình hình thu nhập đối với khách hàng; Giấy xác nhận thu nhập từ liền lương và Tài liệu chứng minh nguồn thu nhập (đối với khách hàng vay có cam kết trả nợ từ tiền lương).
+ Hồ sơ vay vay vốn:
- Phương án sử dụng vốn phục vụ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh kèm theo các tài liệu có liên quan đến phương án sử dụng vốn (Phương án, dự án hoạt động kinh doanh, quyết định đầu tư, ý kiến về thiết kế cơ sở, báo cáo thẩm định tác động môi trường...);
- Các hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, chứng từ, hóa đơn liên quan đến sử dụng vốn vay (xuất trình khi giải ngân tiền vay đối với các giao dịch mua bán hàng hóa theo quy định phải có hóa đơn);
12
Cán bộ thẩm định tiến hành thu thập các thông tin cần thiết có liên quan từ khác hàng: Thu thập thông tin về các định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan để phân tích, đánh giá tính khả thi của phương án sử dụng vốn và tiến hành thẩm định khoản vay theo các nội dung:
- Đánh giá năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của người vay và người ủy quyền;
- Đánh giá tính hợp pháp của mục đích vay vốn; Người thẩm định tham khảo danh mục những ngành nghề cấm kinh doanh và kinh doanh có điều kiện theo và các thay đổi (nếu có);
- Phân tích, đánh giá tính khả thi phương án sử dụng vốn (bao gồm thẩm định Dự án/Phương án hoạt động kinh doanh, các rủi ro có liên quan và vốn đối ứng tham gia), khả năng trả nợ của khách hàng. Trường hợp khách hàng là chủ doanh nghiệp tư nhân ngoài nội dung trên phải đánh giá thêm tình hình tài chính của doanh nghiệp;
- Tra cứu thông tin CIC của khách hàng
- Hình thức bảo đảm tiền vay và thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay (nếu có);
- Chấm điểm, xếp hạng khách hàng tại thời điểm thẩm định để làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách khách hàng.
- Lập báo cáo thẩm định, đề xuất việc cho vay hay không cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay, biện pháp bảo đảm tiền vay, mức lãi suất cho vay, lãi suất quá hạn, lãi suất chậm trả và các nội dung khác có liên quan;
1.3.2. Quyết định khoản vay
Thực hiện Người quyết định cho vay. Căn cứ hồ sơ khoản vay, báo cáo thẩm định/tái thẩm định, biên bản họp hội đồng tín dụng (nếu có), trường hợp cần thiết, yêu cầu bổ sung thông tin, tái thẩm định về khoản vay để xem xét quyết định theo thẩm quyền. Người quyết định cho vay ghi ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cho vay và ký trên Báo cáo thẩm định, ký kết các hợp đồng về bảo đảm tiền vay, Hợp đồng tín dụng.
13
1.3.3. Giải ngân khoản vay
Giải ngân được thực hiện trong quá trình vay vốn ngân hàng. Sau khi thực hiện các thủ tục vay, đã được ngân hàng chấp thuận, bước giải ngân là việc ngân hàng chi tiền cho từng đợt nhận nợ của khách hàng. Đối với 1 hợp đồng vay có thể xảy ra các trường hợp: giải ngân 1 lần hoặc giải ngân từng lần.
Giải ngân là một trong các bước chính của quy trình cho vay, tức là khách hàng nộp hồ sơ vay vốn cho ngân hàng Sau đó ngân hàng sẽ kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ, điều kiện tài chính, khả năng sinh lời của dự án...nếu đồng ý thì lập hợp đồng tín dụng với khách hàng trong hợp đồng tín dụng sẽ có ghi rõ điều kiện giải ngân (xuất tiền) cho khách hàng một cách cụ thể do hai bên thoả thuận với nhau (một hay nhiều lần , khi đến kỳ thì người vay sẽ làm công văn thông báo tới ngân hàng yêu cầu giải ngân.
CBTD lập giấy nhận nợ (ghi rõ thời hạn cho vay cụ thể); kiểm tra các căn cứ giải ngân; trình duyệt giải ngân. Ngân hàng thực hiện giải ngân cho khách hàng theo đúng thỏa thuận ký kết trong hợp đồng tín dụng. Tùy vào đối tượng cho vay, hình thức và quy mô của món vay mà Ngân hàng sẽ áp dụng mức giải ngân phù hợp.
Thông qua việc giải ngân, Ngân hàng kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay đồng thời phát hiện và điều chỉnh những sai sót ở các khâu trước đó.
Việc giải ngân phải đảm bảo đúng tiến độ trong hợp đồng TD đã ký kết.Giải ngân.
1.3.4. Kiểm tra, giám sát tiền vay.
Theo quy định của ngân hàng, việc kiểm tra, giám sát cho vay khách hàng cá nhân cần thực hiện cả trước, trong và sau khi cấp cho vay cho khách hàng.
Việc kiểm tra trước khi cho vay nhằm đánh giá xem khách hàng có đủ điều kiện cấp cho vay hay không, bao gồm: kiểm tra thông tin khách hàng, kiểm tra quy trình nghiệp vụ, việc thẩm định khách hàng đã tuần tự và đúng nguyên tắc hay chưa, kiểm tra các thủ tục giấy tờ có đầy đủ hay chính xác chưa, chỗ nào còn
14
không hợp lý, sai sót nhằm ngăn chặn ngay những thiệt hại có thể phát sinh sau này.
Kiểm tra, kiểm soát sau khi giải ngân: đây là khi tiền vay đã được giải ngân, bộ phận kiểm soát cho vay cũng như chính các cán bộ cho vay sẽ giám sát việc sử dụng vốn vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích không, đây là quá trình cần bám sát nhất trong một khoản vay vì tình hình sử dụng khoản vay của khách hàng sẽ quyết định đến thời hạn và khả năng trả nợ của khách hàng.
Đồng thời qua quá trình này, khách hàng mới để lộ nhiều khuyết điểm nhất, ngân hàng cần kiểm tra tính chính xác những thông tin mà cá nhân đã nêu ra, nếu thấy có những sai phạm hay thông tin không đúng sự thật ngân hàng phải xử lý theo quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật để bảo đảm vốn vay được sử dụng có hiệu quả.
Cán bộ Tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng…để đảm bảo khả năng thu nợ. Thông qua công tác giám sát, Ngân hàng sẽ phát hiện những hành vi vi phạm hợp đồng TD và có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế rủi rocho Ngân hàng. Ngân hàng có thể nhận biết những khoản nợ có vấn đề dựa vào các yếu tố sau:
- Khách hàng trả nợ không đúng hạn.
- Thường xuyên có sự thay đổi về kỳ hạn trả nợ.
- Tình hình trả nợ diễn ra rất kém.
- Chấp nhận lãi suất cho vay cao bất thường.
- Sự suy giảm thu nhập của khách hàng.
- Giá trị tài sản đảm bảo suy giảm.
1.3.5. Thu nợ gốc và lãi.
Đến kỳ trả nợ, Ngân hàng tiến hành thu nợ trên cơ sở các điều khoản đã cam kết trong HĐTD.
Khi khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ tiến hành thủ tục hoàn trả lại tài sản đảm bảo cho khách hàng. Trường
15
hợp đến hạn trả nợ mà khách hàng không đủ hoặc không trả đúng hạn thì Ngân hàng có thể xem xét cơ cấu nợ (điều chỉnh kỳ hạn hoặc gia hạn nợ) hoặc chuyển sang nợ quá hạn, ngân hàng sẽ tiếp tục đánh giá khả năng và mức độ thu hồi. Việc trả nợ được tiến hành theo nhiều cách khác nhau như: trả một lần vào cuối kỳ hạn vay, trả dần trong suốt thời hạn vay…
1.3.6. Thanh lý hợp đồng cho vay
Đây là khâu kết thúc của quy trình cho vay.Khi hết thời hạn của HĐTD và khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi thì Ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lý HĐTD và lưu hồ sơ vay vốn của khách hàng vào kho lưu trữ. Trong trường hợp này hai bên Ngân hàng và khách hàng thanh lý hợp đồng TD thông thường. Trong trường hợp khách hàng vi phạm những cam kết ghi trong hợp đồng TD, có ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này, Ngân hàng có thể đề nghị và tiến hành thanh lý hợp đồng bắt buộc.