CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHCN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH DIỄN CHÂU, NGHỆ AN
2.3. Đánh giá hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh
2.3.31. Nguyên nhân khách quan
Do sự biến động chung của nền kinh tế nói chung và địa bàn Nghệ An nói riêng có nhiều biến động lớn. Thị trường tài chính không ổn định, để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, NHNN chủ trương điều chỉnh giảm lãi suất vay vốn cho các thành phần kinh tế. Song song là những chỉ đạo các NHTM tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng nhằm kích cầu nền kinh tế và tăng trưởng tín dụng.
Tuy nhiên những giải pháp trên vẫn chưa làm cho nền kinh tế và tín dụng phát triển mạnh, lĩnh vực tín dụng cá nhân cũng không ngoại lệ.
Khách hàng khó chứng minh thu nhập và khả năng trả nợ của bản thân:
Đây là vấn đề nan giải mà Ngân hàng gặp phải khi cho vay tiêu dùng. Đối với đối tượng vay là CBCNV hưởng lương thì việc xác định thu nhập từ lương là dễ dàng thông qua quyết định nâng bậc lương hoặc bảng lương. Nhưng thông thường, các Ngân hàng ngoài lương còn xem xét thêm các nguồn thu nhập khác của khách hàng, để biết sau khi khách hàng trả nợ cho Ngân hàng rồi thì phần thu nhập còn lại có đủ để đảm bảo đời sống của cả gia đình hay không; Nếu phần còn lại ít thì việc khách hàng không trả nợ đúng hạn có thể xẩy ra.
72
Thái độ hợp tác của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có CBCNV vay vốn:
Hiện nay, giấy đề nghị vay vốn tiêu dùng của đối tượng vay là CBCNV đều cần phải có xác nhận của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chủ quản. Nếu thủ trưởng cơ quan, đơn vị nhận thức được những lợi ích thiết thực mà Ngân hàng mang đến cho CBCNV của họ thì việc xác nhận này nhanh chóng và cán bộ tín dụng khi đến thẩm tra cũng thuận lợi hơn. Nếu như thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đó chỉ nhìn thấy những mặt chưa tiện lợi của hình thức cho vay tiêu dùng như người vay phải đến Ngân hàng giao dịch trong giờ làm việc, hàng tháng phải đến Ngân hàng trả nợ, mất nhiều thời gian hoặc họ sợ khi khách hàng không có khả năng trả nợ, họ sẽ bị liên quan trách nhiệm nên không ký xác nhận cho người vay thì công tác tín dụng cũng khó có thể được thực hiện ở các cơ quan, đơn vị này.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Những năm gần đây, định hướng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân trong chiến lược kinh doanh bán lẻ của Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam được truyền thông khá mạnh mẽ. Công tác xây dựng sản phẩm tại Hội sở được tăng cường, tuy nhiên lại chưa đưa ra được các công cụ hỗ trợ bán hàng cho các chi nhánh. Các phòng giao dịch thụ động trong việc tiếp nhận và thực hiện các chỉ đạo, không linh hoạt trong việc điều chỉnh chính sách tín dụng phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể tại chính địa bàn hoạt động. Việc tìm kiếm đối tác, liên kết với nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ trên địa bàn như các chủ đầu tư dự án bất động sản, các sàn giao dịch, các showroom ô tô, các trung tâm tư vấn du học, trung tâm xúc tiến lao động… để bám nhu cầu bán các sản phẩm tín dụng chưa được chú trọng và tiến hành một cách chậm chạp, đang còn trông chờ và ỷ lại các quan hệ hợp tác trước đây.
Các chỉ đạo phát triển tín dụng cá nhân tại Chi nhánh còn chung chung, có nhiều điểm tương đồng về sản phẩm, chính sách, chưa tạo ra được sự khác biệt với các NHTM khác trên địa bàn.
73
Những điểm tương đồng về sản phẩm và chính sách tín dụng cá nhân phản ánh mặt bằng phát triển chung của hệ thống NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, với những kinh nghiệm mà các ngân hàng nước ngoài cho thấy, việc có được đối tượng khách hàng mục tiêu riêng, sản phẩm khác biệt là điểm quyết định cho thành công trên thị trường bán lẻ. Đặc biệt quan trọng khi tại địa bàn huyện Diễn Châu, Agribank Chi nhánh Diễn Châu, có thể nói là một ngân hàng đi sau, một ngân hàng ghi dấu ấn đậm nét bán buôn. Chi nhánh buộc phải nghiên cứu nhu cầu cá nhân để lựa chọn đưa ra sản phẩm phù hợp, khác biệt tích cực hơn so với các đối thủ. Trên thực tế, chi nhánh liên tục chỉ đạo các phòng giao dịch phải tăng trưởng tín dụng cá nhân nhưng lại không thể đưa ra sản phẩm phù hợp, hay cách thức tìm kiếm khách hàng mới. Điều này gây ra nhiều lúng túng cho các phòng và các cán bộ bán lẻ. Các gói dịch vụ tài chính cá nhân đã được Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam đưa ra triển khai toàn hệ thống song các phòng vẫn chưa thể tận dụng được các tiện ích và ưu điểm của nó để phát triển rộng hơn trên địa bàn của mình.
Những nguyên nhân này là cơ sở cho những định hướng, chiến lược và giải pháp cụ thể ở chương 3 để phát triển mảng tín dụng cá nhân, góp phần thực hiện chiến lược phát triển bán lẻ song hành với bán buôn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Chi nhánh Diễn Châu trong giai đoạn hội nhập.
74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ những cơ sở lý luận của chương 1, kết quả hoạt động của Agribank Chi nhánh Diễn Châu giai đoạn 2015 - 2017, chương 2 đã trình bày thực trạng hoạt động của Agribank Chi nhánh Diễn Châu một cách cụ thể như: giới thiệu lịch sử hình thành, sơ đồ tổ chức quản lý của chi nhánh, một số hoạt động cho vay của chi nhánh trong thời gian gần đây, phân tích và đánh giá hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Diễn Châu.
Bên cạnh đó, các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh, Chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay, tốc độ vòng quay vốn cho vay,tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn,tỷ lệ nợ xấu, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời và một số chỉ tiêu về tăng trưởng: Sự phát triển thị phần, hệ thống kênh phân phối, tính đa dạng của sản phẩm dành cho KHCN…tại chi nhánh đã thể hiện được các nguyên nhân, xu hướng của hoạt động cho vay đối với KHCN. Qua các số liệu ấy đã đánh giá chi tiết hoạt động cho vay, tìm ra được những ưu điểm và nhược điểm của hoạt động cho vay đối với KHCN tại Agribank Chi nhánh Diễn Châu,tìm ra các nguyên nhân cụ thể là cơ sở để luận văn tiếp tục nghiên cứu đề ra các giải pháp để hoàn thiện hoạt động cho vay đối với KHCN tại Agribank Chi nhánh Diễn Châu trong chương 3.
75