CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NHTM
1.4. Các tiêu chí để đánh giá hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại NHTM
1.4.2. Các tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại NHTM
➢ Chỉ tiêu định tính
- Thủ tục và quy chế cho vay vốn
Đây là khâu tiếp xúc đầu tiên của khách hàng với Ngân Hàng. Thủ tục làm việc, tinh thần thái độ phục vụ của CBTD sẽ gây ấn tượng mạnh cho khách hàng. Yêu cầu về các thủ tục giấy tờ đơn giản, không gây phiền hà, thời gian xét duyệt nhanh chóng, kết hợp với thái độ phục vụ chu đáo nhiệt tình của CBTD sẽ tạo cho khách hàng một tâm lý thoải mái,tạo niềm tin và hình ảnh tốt.
- Quy trình xét duyệt cho vay
Khách hàng luôn có mong muốnđược vay vốn với thời gian nhanh nhất và chi phí thấp nhất. Hoạt động cho vay được thực hiện trên cơ sở nổ lực phục vụ khách hàng tốt nhất nhưng cũng phải đảm bảo an toàn khoản vay. Hiện nay quy định thời hạn xét duyệt cho vay tối đa đối với cho vay ngắn hạn thẩm định tối đa không quá 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của KH, cho vay trung, dài hạn thẩm định tối đa không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của khách hàng. Trong khoảng thời gian này NH phải làm rất nhiều công việc trong công tác thẩm định. Với một khách hàng lâu năm và truyền thống thì công tác thẩm định tốn ít thời gian và chi phí hơn, các thông tin có độ chính xác và tin cậy cao, vì vậy thời gian xét duyệt ngắn hơn. Với một khách hàng mới thì công tác thẩm định vất vả hơn, việc thu thập thông tin có nhiều hạn chếnên chi phí va thời gian cho thẩm định là cao hơn. Giai đoạn này yêu cầu phải có những CBTD giỏi và có khả năng chuyên môn cao nhằm đưa ra những quyết định chính xác trong khoảng thời gian ngắn nhất, đồng thời đảm bảo an toàn và hiệu quả trong nhưng khoản vay đó thì mới đáp ứng được yêu cầu trong việc thẩm định cho vay.
Tinh thần thái độ phục vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Tín dụng Khi cho vay, nếu cán bộ có tinh thần thái độ, đạo đức nghề nghiệp tốt thì quá trìnhtiếp cận phục vụ sẽtạo niềm tin và tạo một hình ảnh tốt trong mỗi khách
18
hàng. Năng lực trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của CBTD có ảnh hưởng rất lớnđến chất lượng các món vay. Với năng lực trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao thì thẩm định cho vay sẽ đưa ra được những quyết định đúng đắn, có hiệu quả, khả năng gặp rủi ro thấp.
- Cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại của Ngân hàng
Một cơ sở tốt có ảnh hưởng tốt tới tâm lý khách hàng, phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng một cách chính xác và nhanh nhất, một cơ sở vật chất tốt sẽ tạo hứng khởi cho chính CBTD thực hiện tốt công việc của mình.Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp cho Ngân hàng có thể tiếp cận được nhữngthông tin phục vụ cho công tác thẩm định tốt nhất trên các mặt:
thông tin về khách hàng, thông tin về dự án (tính hiệu quả của dự án, xu hướng phát triển đối với sản phẩm của dự án, thông tin về thị trường, giá cả và cạnh tranh...) một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất, thông tin quản lý đối với khách hàng lớn vay vốn của nhiều TCTD. Độ tin cậy của các thông tin này là yếu tố trước tiên để CBTD ra quyết định cho vay và ảnh hưởng rất lớn đến độ an toàn của món vay.
➢ Các chỉ tiêu định lượng
+ Chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay.
Doanh số cho vay là tổng số tiền ngân hàng cho vay khách hàng cá nhân trong kì nhất định, thường tính theo năm tài chính. Nếu kết hợp được doanh số cho vay nhiều thời kì ta sẽ phần nào thấy được xu thế của hoạt động cho vay.
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tuyệt đối:
Giá trị tăng trưởng
doanh số tuyệt đối = Tổng dư nợ năm(t) - Tổng dư nợ năm(t-1) Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay năm nay tăng so với năm trước về số tuyệt đối là bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này tăng, tức là tổng số tiền mà ngân hàng cấp cho đối tượng khách hàng vay cá nhân cũng tăng, từ đó thể hiện hoạt động cho vaycủa ngân hàng được mở rộng.
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tương đối:
19
Giá trị tăng trưởng doanh số tương đối
==
Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối Tổng dư nợ năm (t-1)
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng. Khi chỉ tiêu này tăng có nghĩa là tốc độ tăng doanh số cho vay khách hàng vay cá nhân tăng nhanh hơn.
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỉ trọng.
Tỷ trọng doanh số cho
vay =
Tổng doanh số cho vay Tổng doanh số hoạt động
cho vay
Chỉ tiêu này cho biết doanh số của hoạt động cho vay khách hàng vay cá nhân chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng doanh số hoạt động cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
+ Chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay.
Dư nợ cho vay cá nhân là số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng tại một thời điểm, chỉ tiêu này thường được sử dụng kết hợp với chỉ tiêu doanh số cho vay nhằm phản ánh tình hình mở rộng cho vay của một ngân hàng.
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tuyệt đối.
Giá trị tăng trưởng
Dư nợ tuyệt đối = Tổng dư nợ năm(t) - Tổng dư nợ năm(t-1) Về số lượng của dư nợ cho vay giữa năm nay và năm trước. Chỉ tiêu này tăng lên có nghĩa là số tiền mà khách hàng đang vay ngân hàng qua các năm tăng lên, có thể hoạt động cho vay đã được mở rộng.
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tương đối:
Giá trị tăng trưởng
dư nợ tương đối =
Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối Tổng dư nợ năm (t-1)
20
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay. Chỉ tiêu này cao và tăng lên thì chứng tỏ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có tốc độ tăng trưởng cao và ngày càng mở rộng.
- Chỉ tiêu phản ánh về tỷ trọng dư nợ cho vay:
Tỷ trọng CVCN =
Tổng dư nợ cho vay
Tổng dư nợ hoạt động cho vay Tốc độ vòng quay vốn cho vay.
Vòng quay vốn cho vay dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn cho vay của ngân hàng. Nếu vòng quay vốn nhanh, tức là việc đưa vốn vào kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao.
+ Chỉ tiêu phản ánh rủi ro liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân:
Rủi ro cho vay là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức cho vay do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Rủi ro cho vay bao gồm rủi ro đọng vốn và rủi ro mất vốn. Rủi ro cho vay được phản ánh qua:
- Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn:
Số khách hàng có nợ quá hạn = Số khách hàng nợ quá hạn Tổng số khách hàng có dư nợ Chỉ tiêu này cho thấy rủi ro cho vay tập trung vào một số khách hàng hay phân tán để tìm ra nguyên nhân của vấn đề.
- Tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Số dư nợ quá hạn Tổng dư nợ
Tỷ lệ này càng cao thì dẫn tới việc ứ đọng vốn, tăng rủi ro mất vốn.
21
- Tỷ lệ nợ xấu:
Tỷ lệ nợ xấu =
Số dư nợ xấu Tổng dư nợ
Nợ xấu là các khoản nợ được xếp từ nhóm 3-5 trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Cũng như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ này càng cao thì rủi ro ngân hàng phải đối mặt càng lớn.
Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì: nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.
Theo quy định này thì tổ chức tín dụngthực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
(ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
(ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
(ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;
(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
22
- Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
- Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;
- Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
- Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;
- Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;
- Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
23
(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
(v) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
(vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;
Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh rõ nhất về chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả.
+ Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời:
- “Tỷ lệ sinh lời cho vay KHCN = ” “Lợi nhuận từ hđ cho vay KHCN”
/”Tổng dư nợ cho vay KHCN”
Tỷ lệ này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động cho vay đối với KHCN, nghĩa là từ một đồng đi vay đối với KHCN thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì càng có lợi cho ngân hàng.
- Tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay KHCN so với tổng lợi nhuận của Ngân hàng:
“Lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN” /”Tổng lợi nhuận”
24
Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng lợi nhuận của Ngân hàng thì có bao nhiêu phần trăm là lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với KHCN. Tỷ lệ này càng cao thì thu nhập mang lại từ hoạt động cho vay đối với KHCN càng quan trọng đối với ngân hàng. Chỉ tiêu này còn phản ánh vị trí của họat động cho vay đối với KHCN trong tổng hoạt động của Ngân hàng