Về độ tuổi giáo viên và thâm niên giảng dạy

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên giảng viên trường cao đẳng công nghiệp Việt Hung đếnnăm 2012 (Trang 47 - 50)

Chương II: Phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên, giảng viên của trường Cao đẳng Công nghiệp Việt- Hung

2.2. Phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên, giảng viên của Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt - Hung

2.2.1. Những nét chung về đội ngũ giáo viên, giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp Việt - Hung

2.2.1.1. Về độ tuổi giáo viên và thâm niên giảng dạy

Từ năm 2000 trở về trước, trung bình mỗi năm nhà trường chỉ tuyển được từ 3 đến 5 giáo viên theo đúng chỉ tiêu biên chế Bộ Công nghiệp giao, lượng giáo viên được tuyển không đáp ứng được số lượng học sinh tăng, thậm chí có thời kỳ không đủ bù đắp cho số giáo viên nghỉ hưu và chuyển công tác. Đội ngũ giáo viên già đi mà không có lực lượng kế cận bổ sung. Những năm trở lại

đây, nhà trường được tự chủ trong công tác tuyển dụng nên số lượng giáo viên, giảng viên được tuyển dụng đã tăng nhưng chủ yếu là giáo viên trẻ (dưới 30 tuổi), số giáo viên có độ tuổi trung niên trở nên không được chú trọng bổ sung.

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ độ tuổi của giáo viên, giảng viên năm 2006 (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)

Nam

10 5 15 20 25

23 25 27 29 31 33 3537 39 41 43 45 47 49 51 53 55 57 59

25 15 20

0 5 10

23 25 27 29 31 33 35 3739 41 43 45 47 49 51 53 55 57 59

Độ tuổi

Số lượng Số lượng

Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên...

Qua biểu đồ độ tuổi của đội ngũ giảng viên chúng ta thấy được nhà trường có đội ngũ giảng viên rất trẻ và đông đảo, tuy nhiên cơ cấu tuổi của đội ngũ giảng viên phân bố không đều, số giáo viên ở độ tuổi 40 - 45 rất ít, trong thời gian 5 đến 10 năm tới, số giảng viên này sẽ không đủ bù đắp cho số giảng viên nghỉ hưu, sẽ tạo ra một “khoảng trống” trong cơ cấu tuổi của nhà trường,

đặc biệt là đội ngũ giảng viên nữ.

Bảng 2.3. Số lượng giảng viên theo độ tuổi và thâm niên giảng dạy.

Độ tuổi

Thâm niên ≤30 31 - 40 41 - 50 51 - 55 56 - 60 > 60 Tổng

1 - 5 n¨m 133 14 1 148

6 - 10 n¨m 22 15 2 39

11 - 15 n¨m 8 1 9

16 - 20 n¨m 2 5 7

21 - 30 n¨m 18 7 25

Trên 30 năm 11 13 24

Tổng 155 39 25 20 13 0 252

(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng viên chức năm 2006 Phòng Tổ chức - Hành chính)

Biểu đồ 2.3. Số lượng giảng viên theo độ tuổi.

Qua biểu đồ so sánh có thể thấy được số lượng giảng viên trẻ (dưới 30 62%

15%

10%

5% 8%

0%

≤ 30 30 - 40 41 - 50 51 - 55 56 - 60

> 60

Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên...

khoẻ tốt, năng động, sáng tạo, được đào tạo cơ bản, có kiến thức chuyên môn tốt, có khả năng nhận thức và nhanh nhạy trong việc tiếp cận, cập nhật những tri thức mới, những công nghệ hiện đại.

Tuy nhiên đây cũng là một khó khăn đối với nhà trường, hầu hết trong số giáo viên này có thời gian tham gia giảng dạy dưới 5 năm (133 người: 53%), còn rất trẻ về kinh nghiệm giảng dạy và non yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề. Bởi vậy, việc học tập, bồi dưỡng đối với nhóm này là vấn đề hàng

đầu và cần tập trung vào các nội dung về công tác tổ chức, quản lý dạy học, các quy trình và kỹ năng giao tiếp sư phạm, ứng xử và hoạt động xã hội.

Số giáo viên từ 30 đến 50 tuổi là 64 người (chiếm 25%): các giáo viên ở

độ tuổi này thường đã có từ 5 năm thâm niên giảng dạy trở lên, đã tích luỹ

được những vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn phong phú cả về chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm. Người giảng viên ở độ tuổi này vẫn còn sức lực của tuổi trẻ, vừa có độ chín nhất định qua một thời gian đủ để trưởng thành, tự tin, có bản lĩnh nghề nghiệp. Lực lượng này có thể phát huy tốt nhất thế mạnh của mình để đạt hiệu quả cao trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Nhóm giảng viên ở độ tuổi trên 50 là 33 người (13%): người giảng viên ở

độ tuổi này đã có sự từng trải và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm cả trong cuộc sống lẫn trong nghề nghiệp. Trải qua quá trình phấn đấu và rèn luyện nên họ đã có một bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, đạt được nhiều kết quả và thành tích trong nghề nghiệp, có uy tín trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, là cán bộ quản lý, lãnh đạo trong khoa, trong nhà trường. Tuy nhiên, do bắt đầu xuất hiện những hạn chế về tuổi tác như sức khoẻ, độ dẻo dai, nhanh nhẹn, nhạy bén,... nếu không tiếp tục tích cực phấn

đấu sẽ trở nên trì trệ, bảo thủ, ngại đổi mới, ngại áp dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ mới trong giảng dạy.

Qua phân tích độ tuổi giáo viên và thâm niên giảng dạy, ta có thể thấy

được nhà trường có mộtđội ngũ giảng viên trẻ đông đảo, đây là lực lượng có

Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên...

những cái mới. Tuy nhiên, cơ cấu tuổi của nhà trường đang có sự mất cân

đốikhi số lượng giảng viên ở độ tuổi trung niên rất ít và hụt hẫng trong 5 - 10 năm tới khi số giáo viên có trình độ, có kinh nghiệm về nghỉ hưu, sẽ xuất hiện một “khoảng trống” trong sự kế tiếp các thế hệ của đội ngũ giảng viên.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên giảng viên trường cao đẳng công nghiệp Việt Hung đếnnăm 2012 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)