Phân tích công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên giảng viên trường cao đẳng công nghiệp Việt Hung đếnnăm 2012 (Trang 78 - 81)

Chương II: Phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên, giảng viên của trường Cao đẳng Công nghiệp Việt- Hung

2.3. Phân tích các yếu tố tác động đến sự đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp Việt- Hung

2.3.4. Phân tích công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ

Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, giảng viên đã được nhà trường quan tâm thực hiện dưới nhiều hình thức, bằng nhiều con đường. Trong thời gian những năm gần đây, số giáo viên, giảng viên được cử đi đào tạo sau đại học tăng đáng kể. Số liệu biểu đồ 2.17 cho thấy số lượng giảng viên được cử đi đào tạo sau đại học tăng lên sau mỗi năm, đây là một trong những hướng đào tạo đảm bảo để nâng cao tỷ lệ giáo viên, giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Mặt khác, đội ngũ giảng viên đã ý thức được ý nghĩa của việc học tập nâng cao trình độ trước yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục

đào tạo của nhà trường, ngoài điều này ra, còn có một động cơ khác nữa đó là

để hoàn thành các tiêu chí, các yêu cầu về bằng cấp đối với các chức danh theo quy định của ngạch giáo viên.

Bảng 2.17. Số lượng giáoviên, giảng viên đang đi học của nhà trường.

Đơn vị tính: Người.

TT Khoa Hiện cã

Đi học

Tỷ lệ đi học/khoa

Tỷ lệ đi học/Trường Sau §H

TS Th.s §H

1 Khoa CN Thông tin 14 7 1 57% 3,2%

2 Khoa Kinh tÕ 22 3 9 55% 4,8%

3 Khoa Điện - Điện tử 47 3 13 4 43% 7,9%

4 Khoa Cơ khí 30 1 5 2 20% 3,2%

5 Khoa CN Hàn 20 1 1 20% 0,8%

6 Khoa SC&LRTBCN 13 1 1 15% 0,8%

7 Khoa §éng lùc 18 1 4 28% 2,0%

8 Khoa KHCB 35 4 14 2 57% 7,9%

9 Khoa Ngoại ngữ 14 4 29% 1,6%

10 Khoa Mác - Lê Nin 14 6 43% 2,4%

Tổng cộng 227 12 64 11 35%

Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên...

Nhà trường đã làm tốt công tác tạo điều kiện để giáo viên đi học nâng cao trình độ, số liệu bảng 2.21 cho thấy 35% giáo viên, giảng viên hiện đang

đi học nâng cao trình độ, và kết quả đánh giá ở bảng 2.19 và 2.20 có 75 - 80%

ý kiến đánh giá nhà trường đã tạo điều kiện để giáo viên đi học nâng cao trình

độ theo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, số giáo viên đi học của các khoa kỹ thuật (6/10 khoa) chỉ ở mức khiêm tốn (38,2% trong tổng số giáo viên đi học).

Để đáp ứng nhu cầu tăng quy mô đào tạo hệ cao đẳng trong những năm tiếp theo, nhà trường đã chủ động trong công tác nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên này bằng hình thức cử cán bộ, giáo viên tham gia học cao học. Có thể thấy số giảng viên có trình độ trên đại học đã tăng đáng kể trong những năm gần đây qua biểu đồ tổng hợp từ số liệu của phòng Tổ chức - Hành chính:

Biểu đồ 2.7. Số lượng giảng viên được đào tạo sau đại học qua các năm.

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)

Biểu đồ tổng hợp trên cho thấy công tác đào tạo nâng cao trình độ cho

đội ngũ giảng viên đã được nhà trường quan tâm nhưng không thực sự khoa học và có chiến lược dài hạn, còn mang tính hình thức và thụ động. Số giảng viên tốt nghiệp sau đại học tăng qua các năm nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo của nhà trường hiện nay.

2 2

7

22

11

13

0 5 10 15 20 25

2001 2002 2003 2004 2005 2006 N¨m

Số lượng

Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên...

Việc đào tạo, bồi dưỡng còn mang tính bột phát, chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu và đề nghị xin đi học của giáo viên, chưa có kế hoạch cân đối hợp lý, chưa có kế hoạch quy hoạch phát triển trình độ của đội ngũ giáo viên, giảng viên trong dài hạn. Số lượng giáo viên đi học đông nhưng chưa có sự điều tiết hợp lý của tổ chức để đảm bảo vừa đáp ứng được nhu cầu học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, giảng viên vừa đủ lực lượng giảng dạy thường trực của khoa, bộ môn.

Phân tích số liệu đánh giá của ban Giám hiệu, lãnh đạo phòng Đào tạo và cán bộ quản lý các khoa về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tại bảng 2.19 ta thấy: có 70% ý kiến đánh giá nhà trường không thường xuyên thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên và lập kế hoạch bồi dưỡng nâng cao, đào tạo lại.

Có 70% ý kiến đánh giá không thực hiện bồi dưỡng giáo viên theo hình thức sinh hoạt chuyên đề, hội thảo. 50% ý kiến đánh giá thực hiện không thường xuyên và 20% đánh giá là không thực hiện việc cho giáo viên đi học theo nguyện vọng cá nhân.

Với điều kiện phát triển của nhà trường như hiện nay, khi quy mô và ngành nghề đào tạo của nhà trường tăng nên rất cần giáo viên giảng dạy, do vậy việc tạo điều kiện cho giáo viên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ như

vậy đã là rất cố gắng nên nhiều khi nguyện vọng của đội ngũ giáo viên chưa thể đáp ứng được vì tình hình thực tế của nhà trường không cho phép. Nếu

đồng ý cho giáo viên đi học theo nguyện vọng không đúng thời điểm thì sẽ gặp khó khăn về nhân sự.

Kết quả thực hiện:

- 60% ý kiến đánh giá thực hiện ở mức trung bình và 10 % đánh giá thực hiện chưa tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên.

- 80% ý kiến đánh giá thực hiện ở mức trung bình công tác lập kế hoạch bồi dưỡng nâng cao, đào tạo lại; 30% đánh giá việc tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng cao trình độ ở mức trung bình.

Kết quả khảo sát đánh giá của giáo viên về công tác bồi dưỡng đội ngũ

Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên...

- 45% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện không thường xuyên và 20%

đánh giá không thực hiện công tác lập kế hoạch bồi dưỡng nâng cao, đào tạo lại đội ngũ giáo viên; kết quả thực hiện có 55% đánh giá ở mức trung bình và 20% đánh giá thực hiện chưa tốt.

- Mức độ thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên có 62,5% đánh giá

không thường xuyên và 10% đánh giá không thực hiện; 57,5% đánh giá kết quả thực hiện ở mức trung bình và 18,8% đánh giá kết quả thực hiện chưa tốt.

- 61,3% đánh giá mức độ thực hiện không thường xuyên và 21,2% đánh giá không thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên theo hình thức sinh hoạt chuyên đề, hội thảo. 62,5% đánh giá kết quả thực hiện ở mức trung bình và 23,8% đánh giá chưa tốt kết quả công tác này.

Mặc dù đã có nhiều đóng góp cho chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên nhà trường nhưng công tác đào tạo, bồi dưỡng không thực sự khoa học và chưa có chiến lược dài hạn, còn mang tính hình thức và thụ động. Số giảng viên tốt nghiệp sau đại học tăng qua các năm nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo của nhà trường hiện nay.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên giảng viên trường cao đẳng công nghiệp Việt Hung đếnnăm 2012 (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)