Chương II: Phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên, giảng viên của trường Cao đẳng Công nghiệp Việt- Hung
2.2. Phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên, giảng viên của Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt - Hung
2.2.2. Thực trạng và đánh giá sự đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp Việt - Hung
2.2.2.2. Phân tích mức độ đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên về mặt chất lượng
Chất lượng đào tạo chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chất lượng của đội ngũ giảng viên. Chất lượng đội ngũ giảng viên được khẳng định thông qua trình độ
đào tạo về chuyên môn giảng dạy, trình độ nghiệp vụ sư phạm, trình độ về các tri thức, kỹ năng bổ trợ (tin học, ngoại ngữ, văn hóa, xã hội, ...); kết quả giảng dạy, nghiên cứu khoa học; phẩm chất đạo đức, chính trị của người giảng viên.
a. Trình độ chuyên môn.
Do mới được nâng cấp lên từ cơ sở trường trung cấp nên trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên, giảng viên nhà trường vẫn còn mang những nét
đặc thù về trình độ của trường trung cấp chuyên nghiệp, đó là sự đa dạng về trình độ của đội ngũ giảng viên.
Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên...
Bảng2.5. Trình độ đào tạo về chuyên môn của đội ngũ giảng viên.
Đơn vị tính: Người
Độ tuổi
Trình độ ≤30 31 - 40 41 - 50 51 - 55 56 - 60 > 60 Tổng
Tiến sĩ 1 1
Thạc sĩ 39 12 4 2 57
Đại học 90 26 19 13 8 156
Cao đẳng 20 4 3 4 6 37
Trung cÊp 1 1
Tổng 150 42 26 19 16 0 252
(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng viên chức năm 2006 Phòng Tổ chức - Hành chính)
Biểu đồ 2.5. Trình độ đào tạo về chuyên môn của đội ngũ giảng viên.
Do có hệ đào tạo công nhân kỹ thuật nên ngoài những giáo viên, giảng viên có trình độ đại học và sau đại học vẫn còn một số giáo viên hướng dẫn thực hành, thực tập có trình độ cao đẳng tạo nên sự đa dạng về cơ cấu trình độ của đội ngũ giáo viên nhà trường. Tuy nhiên, khi được nâng cấp lên trường
Tiến sĩ
0.4% Thạc sĩ 22.6%
Cao đẳng 14.7%
Trung cÊp 0.4%
Đại học 61.9%
Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên...
động theo Điều lệ trường cao đẳng thì cơ cấu trình độ trên không còn phù hợp.
Căn cứ tiêu chuẩn tham gia giảng dạy của Luật Giáo dục và theo Điều lệ trường cao đẳng quy định tiêu chuẩn của giảng viên trường cao đẳng “tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp đại học và phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư
phạm” (tiết b khoản 1 điều 26 Điều lệ trường cao đẳng) thì nhà trường còn 37 giáo viên chưa đạt trình độ đại học (giảng viên chưa đạt trình độ chuẩn), chiếm tới 15,1% tổng số giảng viên. Đây là một tỷ lệ cao so với vị thế của trường cao đẳng. Để đạt được mục tiêu 100% giáo viên, giảng viên có trình độ
đại học thì đây là một vấn đề khó khăn cho nhà trường bởi có 10 giảng viên (26%) chưa đạt trình độ chuẩn hiện đang ở độ tuổi từ 51 đến 60 (sắp đến tuổi nghỉ chế độ hưu trí), rất khó khăn trong việc động viên lực lượng này tiếp tục
đi học nâng cao trình độ bởi tâm lý ngại học vì sắp đến thời gian nghỉ chế độ.
Qua 20 phiếu điều tra (phụ lục 1) đối với cán bộ quản lý về trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên, giảng viên có kết quả như sau:
Xếp loại Số phiếu Tỷ lệ %
RÊt tèt 8 40
Tèt 10 50
Khá 2 10
Qua 100 phiếu điều tra (phụ lục 2) đối với giáo viên, giảng viên về trình
độ chuyên môn có kết quả như sau:
Xếp loại Số phiếu Tỷ lệ %
RÊt tèt 22 22
Tèt 47 47
Khá 21 21
Theo điều lệ trường Cao đẳng và trường Trung cấp chuyên nghiệp, yêu cầu giáo viên phải có trình độ đại học và có tay nghề bậc 3 trở lên theo đúng chuyên ngành, thực tế nhà trường đã có đội ngũ giáo viên có tay nghề phù hợp với yêu cầu.
Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên...
Bảng 2.6. Trình độ tay nghề của giáo viên, giảng viên
Đơn vị tính: Người
Độ tuổi
Trình độ ≤30 31 - 40 41 - 50 51 - 55 56 - 60 > 60 Tổng
BËc 4 8 8
BËc 5 7 10 17
BËc 6 3 7 3 13
BËc 7 6 15 12 9 42
Tổng 17 18 21 15 9 0 80
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)
Giáo viên đạt bậc 4, bậc 5 là 25 người (31%) tập trung chủ yếu ở độ tuổi dưới 30, là những giáo viên được tuyển dụng trong những năm gần đây. Số giáo viên đạt bậc 6, bậc 7 là 55 người (69%) chủ yếu ở độ tuổi trên 40, ngoài tay nghề cao những giáo viên này là những người thầy giàu kinh nghiệm để
đội ngũ giáo viên trẻ học hỏi. Tuy vậy, trình độ của đội ngũ này không đồng
đều về cơ cấu, phần lớn số giáo viên này trưởng thành và phát triển lên từ giáo viên dạy nghề trường công nhân kỹ thuật, trình độ ban đầu là các kỹ thuật viên trung học và thợ cả, sau đó được tiếp tục đào tạo nâng cao cho đạt chuẩn dạy hệ trung học chuyên nghiệp nhưng chủ yếu chuyên về hướng dẫn thực hành.
Do đó, việc thích ứng nhanh với tốc độ và quy mô phát triển của nhà trường là một thách thức không nhỏ đối với họ, thói quen giảng dạy, tư duy theo lối truyền thống, chậm ứng dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến và không khai thác, sử dụng trang thiết bị hiện đại gần như phổ biến. Ngoài ra, trong 10 năm tới, số giáo viên này đến thời gian nghỉ chế độ hưu trí sẽ tạo ra một khoảng hẫng hụt về trình độ tay nghề của đội ngũ giáo viên hướng dẫn thực hành.
Để tạo điều kiện cho giáo viên tự bổ sung kiến thức, nâng cao tay nghề, hàng năm nhà trường bố trí cho số giảng viên trẻ đi hướng dẫn học sinh thực tập ngoài xí nghiệp cùng với những giảng viên lâu năm, giàu kinh nghiệm.
Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên...
quá trình tham gia cùng học sinh thực tập tại các xí nghiệp, giáo viên có thể tự nâng cao được tay nghề, thâm nhập vào thực tiễn sản xuất để biết được quy trình sản xuất, học hỏi và được tiếp cận với những công nghệ kỹ thuật mới, máy móc thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, số giảng viên đãlên lớp và có thâm niên giảng dạy từ 5 năm trở lên thường do đang đi học hoặc phải đảm nhiệm khối lượng giờ giảng quá lớn, nên hầu như không có thời gian đi thực tế hàng năm.
Nhìn chung mặt bằng trình độ của đội ngũ giáo viên, giảng viên của trường Cao đẳng Công nghiệp Việt - Hung còn thấp, cơ cấu trình độ không
đồng đều, nhà trường đang rất thiếu giáo viên trình độ cao để đáp ứng nhu cầu tăng quy mô đào tạo hệ cao đẳng trong những năm tới.
b. Năng lực sư phạm và các tri thức, kỹ năng bổ trợ (tin học, ngoại ngữ).
Đào tạo, bồi dưỡng để đội ngũ giáo viên, giảng viên có trình độ đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm, có những kiến thức bổ trợ về tin học, ngoại ngữ
đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp là một hoạt động thường xuyên của nhà trường, đồng thời cũng là nhu cầu của giáo viên, giảng viên.
Qua nhiều hình thức tổ chức học tập, bồi dưỡng, cho đến nay trình độ nghiệp vụ sư phạm, tin học, ngoại ngữ của giáo viên, giảng viên trường Cao
đẳng Công nghiệp Việt - Hung đã có những bước trưởng thành đáng kể.
Bảng 2.7. Trình độ nghiệp vụ sư phạm, tin học, ngoại ngữ
Đơn vị tính: Người.
Trình độ Chưa có chứng chỉ
Có chứng chỉ ĐH
C§
Trên
§H
A B C
Nghiệp vụ sư phạm 39
(15%)
97 (39%)
109 (43%)
7 (3%)
Tin học 39
(15%)
188 (75%)
16 (6%)
9 (4%)
Ngoại ngữ 117
(46%)
67 (27%)
39 (15%)
26 (10%)
3 (2%)
Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên...
Hiện nay 100% giáo viên, giảng viên của nhà trường đã được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, trong đó có 109 giáo viên, giảng viên tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng sư phạm (tương đương với trình độ sư phạm bậc 2), 7 giảng viên tốt nghiệp thạc sĩ sư phạm và thạc sĩ Quản lý giáo dục. Các giáo viên, giảng viên tốt nghiệp chuyên ngành khác sau khi được tuyển vào trường đều được cử đi học bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trước khi soạn bài giảng và lên lớp chính thức. Năm 2006, sau khi được nâng cấp lên trường Cao
đẳng, nhà trường đã tổ chức cho số giảng viên tham gia giảng dạy hệ cao đẳng
được tham dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 2 (97 người) và tổ chức cho đội ngũ lãnh đạo nhà trường tham dự khóa đào tạo về nghiệp vụ quản lý giáo dục.
Tuy nhiên, số giáo viên đã có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hầu hết chỉ dừng ở mức là đào tạo lần đầu, chưa được bồi dưỡng thường xuyên hàng năm. Việc cập nhật những kiến thức mới về khoa học nói chung, lý luận dạy học cao đẳng, đại học nói riêng còn chưa nhiều. Nhìn chung số giáo viên biết vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, sinh viên mới chỉ là số ít; kiến thức và kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại của một bộ phận không nhỏ giáo viên rất hạn chế; kỹ năng kiểm tra, đánh giá học sinh, sinh viên, trình độ tổ chức quá trình dạy học ở một số giảng viên còn yếu. Qua dự giờ và trao đổi với sinh viên cho thấy đa số giáo viên (78%) vẫn giảng bài theo kiểu độc thoại, thầy đọc giảng - trò cắm cúi ghi.
Qua 20 phiếu điều tra (phụ lục 1) đối với cán bộ quản lý về nghiệp vụ sư
phạm của đội ngũ giáo viên, giảng viên có kết quả như sau:
Xếp loại Số phiếu Tỷ lệ %
RÊt tèt 5 25
Tèt 6 30
Khá 9 45
Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên...
Qua 100 phiếu điều tra (phụ lục 2) đối với giáo viên, giảng viên về trình
độ chuyên môn có kết quả như sau:
Xếp loại Số phiếu Tỷ lệ %
RÊt tèt 20 20
Tèt 28 28
Khá 50 50
Trung b×nh 2 2
Nhận thức được vai trò quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, sau khi được nâng cấp lên trường trung cấp, Ban Giám hiệu nhà trường đã giao cho khoa Công nghệ Thông tin nghiên cứu nội dung, biên soạn tài liệu giảng dạy và hàng năm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tin học cho đội ngũ giáo viên vào dịp nghỉ hè với các chương trình như: Tin học văn phòng, PowerPoint, VietSpell, Auto cad, ... sử dụng máy chiếu đa năng, bảng điện tử... Đến nay hầu hết số giáo viên, giảng viên của nhà trường đã có thể sử dụng tin học làm công cụ giảng dạy. Tuy nhiên, do điều kiện tài chính còn eo hẹp nên nhà trường mới chỉ trang bị cho mỗi khoa 01 máy chiếu đa năng nên phần đông các giáo viên ít khi được sử dụng, kiến thức tin học không phát huy được trong việc giảng dạy.
Qua 100 phiếu điều tra (phụ lục 2) đối với giáo viên, giảng viên về trình
độ tin học có kết quả như sau:
Xếp loại Số phiếu Tỷ lệ %
RÊt tèt 39 39
Tèt 45 45
Khá 11 11
100% giáo viên, giảng viên có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A trở lên, trong đó 46% đạt trình độ A, 27% đạt trình độ B, 15% đạt trình độ C và 12%
có trình độ trên đại học (đây chủ yếu là số giáo viên của khoa Ngoại ngữ).
Trên thực tế, trình độ thực chất tương ứng với văn bằng, chứng chỉ của không ít giáo viên, giảng viên còn có một khoảng cách khó khắc phục, hầu hết các
Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên...
giáo viên, giảng viên có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ A, B, C nhưng để
đọc, dịch tài liệu chuyên môn là hết sức khó khăn. Đây cũng là khó khăn chung của đội ngũ giáo viên, giảng viên nhà trường trong việc học tập, nghiên cứu khoa học nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng đào tạo.
Qua 100 phiếu điều tra (phụ lục 2) đối với giáo viên, giảng viên về trình
độ chuyên môn có kết quả như sau:
Xếp loại Số phiếu Tỷ lệ %
RÊt tèt 10 10
Tèt 15 15
Khá 45 45
Trung b×nh 10 10
c. Kết quả hoạt động giảng dạy, nghiêncứu khoa học.
Chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp Việt - Hung còn được khẳng định ở kết quả hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Mặc dù số lượng còn thiếu so với biên chế được Bộ Công nghiệp phê duyệt, số giảng viên đi học nhiều, nhưng đội ngũ giáo viên, giảng viên của nhà trường đã quyết tâm đảm bảo chương trình, kế hoạch và chất lượng giảng dạy cho các lớp, các khoá đào tạo. Nội dung môn học luôn được cập nhật những kiến thức mới. Đặc biệt ở các chuyên ngành kỹ thuật, các giáo viên đã
tích cực đi thực tế, tham gia hoạt động sản xuất cùng học sinh thực tập ở các xí nghiệp để tự nâng cao tay nghề, có kiến thức thực tế. Về phương pháp giảng dạy đã có nhiều đổi mới theo quan điểm “người học là trung tâm”, các giảng viên đã chú ý kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực như nêu vấn đề, hướng dẫn sinh viên suy nghĩ tự tìm cách giải quyết vấn đề, giảng dạy theo tình huống thực tiễn, giảm giờ giảng lý thuyết, tăng cường thời gian thực hành, tăng cường các hoạt động thảo luận, kiến tập, tham quan thực tế.
Hàng năm nhà trường đều tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường cho tất cả các khoa, bộ môn. Tạo nên phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong toàn trường, thúc đẩy các giáo viên, giảng viên luôn tự thi đua phấn đấu học tập
Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên...
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Qua hội thi chọn ra những giáo viên xuất sắc cử đi tham dự hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp Bộ và quốc gia hàng năm đều đạt thành tích cao, cụ thể:
Bảng 2.8. Số lượng giáo viên, giảng viên được công nhận giáo viên dạy giỏi qua các năm.
Đơn vị tính: Người.
Giáo viên giỏi
Năm học Cấp trường Cấp Tỉnh/Bộ Toàn quốc
2003 - 2004 24 16 3
2004 - 2005 25 24
2005 - 2006 36 26 2
2006 - 2007 52
(Nguồn: Phòng Nghiên cứu khoa học và Quan hệ đối ngoại)
Do tích cực đổi mới nội dung, phương pháp, cùng với phong trào thi đua dạy giỏi được đội ngũ giáo viên, giảng viên quan tâm, nhiệt tình hưởng ứng nên chất lượng, kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên có bước tiến bộ rõ rệt, cụ thể:
Bảng 2.9. Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên qua các năm.
Đơn vị tính: Người.
TT
Năm học
Chỉ tiêu
2003 - 2004 2004 - 2005 2005 - 2006
Đạt Tr. đó
khá, giỏi Đạt Tr. đó
khá, giỏi Đạt Tr. đó khá, giỏi
1 Lý thuyÕt 96,3 35,2 95,8 25,9 99,2 36,4
2 Thực hành 97,3 39,5 96,8 35,7 98,5 40,3
3 Lên lớp 98,5 36 99 26,1 99 41,2
4 Tốt nghiệp 99,1 28,5 98,32 23,1 98,9 36,7
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học - Phòng Đào tạo)
Nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động cơ bản, quan trọng
đối với đội ngũ giáo viên, giảng viên: người giáo viên phải nghiên cứu khoa
Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên...
học mới có tri thức khoa học để đưa tri thức đến với người học, và điều quan trọng hơn là chỉ có nghiên cứu khoa học thì người giáo viên mới có thể dạy người học cách nghĩ, cách làm, tức là phương pháp, kỹ năng, kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ.
Tuy nhiên, công tác nghiên cứu khoa học chưa được đội ngũ giáo viên, giảng viên của nhà trường quan tâm thực hiện. Hàng năm nhà trường đều phát
động phong trào hoạt động nghiên cứu khoa học và lấy kết quả của hoạt động làm một tiêu chí để công nhận chiến sĩ thi đua và đánh giá, xếp loại viên chức hàng năm. Trước đây nhà trường có 4 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, các đề tài mới chỉ dừng lại ở mức là sáng kiến cải tiến kinh nghiệm, chưa có đề tài nào xứng tầm để được coi là đề tài nghiên cứu khoa học. Điều đó thể hiện năng lực nghiên cứu khoa học của
đội ngũ giáo viên, giảng viên còn hạn chế, khả năng tiếp nhận những tri thức mới còn thấp, hạn hẹp.
Qua 20 phiếu điều tra (phụ lục 1) đối với cán bộ quản lý về năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giáo viên, giảng viên có kết quả như sau:
Xếp loại Số phiếu Tỷ lệ %
Tèt 1 5
Khá 4 20
Trung b×nh 15 75
Qua 100 phiếu điều tra (phụ lục 2) đối với giáo viên, giảng viên về năng lực nghiên cứu khoa học có kết quả như sau:
Xếp loại Số phiếu Tỷ lệ %
Tèt 5 5
Khá 23 23
Trung b×nh 42 42
YÕu 20 20
Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên...
d. Phẩm chất đạo đức, chính trị.
Đội ngũ giáo viên, giảng viên tác động, ảnh hưởng tới học sinh không chỉ bằng truyền thụ kiến thức, hướng dẫn thực hành, hướng dẫn cách học, cách nghiên cứu mà còn tác động ảnh hưởng từ chính phẩm chất nhân cách, đạo
đức, tư tưởng chính trị, tác phong, lối sống, quan hệ, ứng xử của giáo viên với học sinh, lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề của giáo viên. Đánh giá của các
đối tượng được hỏi về phẩm chất, nhân cách, bản lĩnh chính trị của đội ngũ giáo viên, giảng viên cũng đã khẳng định cụ thể như sau:
- Qua phỏng vấn các đồng chí lãnh đạo nhà trường (Ban Giám hiệu, lãnh
đạo các khoa, bộ môn), 100% các đồng chí đều khẳng định phẩm chất nhân cách, đạo đức của đội ngũ giáo viên, giảng viên là tốt.
- Qua phỏng vấn 120 học sinh khóa 30 vừa tốt nghiệp, trong thời gian chờ bế giảng và nhận bằng tốt nghiệp, 100% đều trả lời là hầu hết các thầy cô
giáo của nhà trường là những tấm gương sáng để học sinh noi theo.
Về thái độ ứng xử của giáo viên, giảng viên với học sinh, sinh viên: đội ngũ giáo viên, giảng viên nhà trường đã thể hiện được sự đúng mực trong mối quan hệ thầy trò, nhiệt tình truyền thụ kiến thức, hướng dẫn học sinh học tập;
khách quan, công bằng, chính xác trong đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Hầu hết các giáo viên, giảng viên có tâm huyết với nghề, thể hiện ở sự nỗ lực phấn đấu học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, ý thức phấn đấu học tập, nâng cao trình độ, ý thức cầu thị tiến bộ, qua thái độ tích cực tham gia phong trào dạy giỏi. Qua điều tra 100 giáo viên, giảng viên về ý kiến bản thân với nghề nghiệp hiện nay (phụ lục 2) 86% ý kiến đánh giá là yêu nghề, 14% ý kiến đánh giá là phải chấp nhận, Điều đó cho thấy, trong đội ngũ giáo viên, giảng viên của nhà trường vẫn còn có biểu hiện chưa tâm huyết với nghề, làm việc cầm chừng, thiếu ý thức vươn lên ở một số ít giáo viên, hoặc có thái độ thiếu công bằng, khách quan trong việc đánh giá học sinh.