Chương II: Phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên, giảng viên của trường Cao đẳng Công nghiệp Việt- Hung
2.3. Phân tích các yếu tố tác động đến sự đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp Việt- Hung
2.3.3. Phân tích công tác sử dụng đội ngũ giáo viên, giảng viên
Ngay sau khi được nâng cấp lên trường cao đẳng, nhà trường đã thực hiện bố trí lại giáo viên giảng dạy theo yêu cầu của hệ đào tạo. Đối với những giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn được sắp xếp dạy hệ trung cấp và công nhân kỹ thuật. Tuy nhiên, công tác quản lý, sử dụng đội ngũ giáo viên, giảng viên trong thời gian qua của nhà trường còn nhiều bất hợp lý trên các hoạt động:
Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên...
- Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên.
- Phân công giảng dạy phù hợp với chuyên môn - Phân công theo nguyện vọng cá nhân....
Trên cơ sở đánh giá mức độ thực hiện các họat động trên, chúng tôi đã
tiến hành khảo sát trên cả 3 đối tượng là Ban Giám hiệu (3 người); cán bộ quản lý phòng Đào tạo (3 người), lãnh đạo các khoa (14 người) và 80 giáo viên ở các khoa.
+ ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý được phản ánh trong bảng 2.14:
Bảng 2.14. Đánh giá của Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo và cán bộ quản lý các khoa về công tác quản lý, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
Mức độ
Các hoạt động
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện
Thường xuyên
Không thường xuyên
Không
thựchiện Tốt Trung
b×nh Cha tèt SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1. Khảo sát đánh giá thực
trạng đội ngũ giáo viên 12 60 8 40 0 0 10 50 6 30 4 20 2. Phân công giảng dạy
phù hợp với chuyên môn 14 70 6 30 0 0 8 40 8 40 4 20 3. Phân công theo nguyện
vọng của cá nhân 2 10 12 60 6 30 0 0 14 70 6 30 4.Lập kế hoạch bồi dưỡng
nâng cao, đào tạo lại 6 30 14 70 0 0 4 20 16 80 0 0 5. Thực hiện công tác bồi
dưỡng thường xuyên 4 20 14 70 2 10 6 30 12 60 2 10 6. Bồi dưỡng giáo viên
theo hình thức sinh hoạt chuyên đề, hội thảo
2 10 4 20 4 70 2 10 4 20 14 70
7. Tạo điều kiện để giáo viên đi học nâng cao trình
độ theo tiêu chuẩn
16 80 4 20 0 0 14 70 6 30 0 0 8. Cho giáo viên đi học 6 30 10 50 4 20 8 40 12 60 0 0
Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên...
Từ các số liệu đánh giá trên cho thấy: có 30 - 40% ý kiến đánh giá không thường xuyên “khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên”, “Phân công giảng dạy phù hợp với chuyên môn của đội ngũ giáo viên”. Chỉ có 10% ý kiến
đánh giá thường xuyên phân công giảng dạy theo nguyện vọng cá nhân, 60%
đánh giá không thường xuyên và có 30% đánh giá là không thực hiện phân công giảng dạy theo nguyện vọng cá nhân.
Kết quả thực hiện: Có 40 - 50% ý kiến đánh giá cho là đã thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng đội ngũ giáo viên như “khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên”, “phân công giảng dạy phù hợp với chuyên môn của giáo viên”. Cá biệt, có 0% ý kiến nhận định đã làm tốt việc phân công theo nguyện vọng các nhân. Như vậy, sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên còn hạn chế, việc phân công giáo viên theo nguyện vọng được thực hiện rất thấp và không
được coi trọng, điều đó chứng tỏ nhà trường chỉ quan tâm đến hiệu quả công việc bằng sự áp đặt phân công theo nhu cầu cần có.
Bảng 2.15. Đánh giá của giáo viên về công tác quản lý, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
Mức độ
Các hoạt động
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện
Thường xuyên
Không thường xuyên
Không
thựchiện Tốt Trung
b×nh Cha tèt
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
1. Khảo sát đánh giá thực
trạng đội ngũ giáo viên 17 21,2 50 62,5 13 16,3 11 13,8 55 68,7 14 17,5 2. Phân công giảng dạy
phù hợp với chuyên môn 45 56,2 30 37,5 5 6,3 27 33,8 47 58,7 6 7,5 3. Phân công theo nguyện
vọng của cá nhân 13 16,3 40 50 27 33,7 13 16,3 49 61,2 18 22,5 4.Lập kế hoạch bồi dưỡng
nâng cao, đào tạo lại 28 35 36 45 16 20 20 25 44 55 16 20 5. Thực hiện công tác bồi
22 27,5 50 62,5 8 10 19 23,7 46 57,5 15 18,8
Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên...
Mức độ
Các hoạt động
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện
Thường xuyên
Không thường xuyên
Không
thựchiện Tốt Trung
b×nh Cha tèt
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
6. Bồi dưỡng giáo viên theo hình thức sinh hoạt chuyên đề, hội thảo
14 17,5 49 61,3 17 21,2 11 13,7 50 62,5 19 23,8
7. Tạo điều kiện để giáo viên đi học nâng cao trình
độ theo tiêu chuẩn
60 75 18 22,5 2 2,5 57 71,3 19 23,7 4 5
8. Cho giáo viên đi học
theo nguyện vọng cá nhân 48 60 25 31,3 7 8,7 49 61,3 22 27,5 9 11,2 Từ kết quả thu được ở trên chúng ta nhận thấy:
- Có 16,3% ý kiến đánh giá không thực hiện công tác khảo sát, đánh giá
thực trạng đội ngũ giáo viên, có 62,5% đánh giá thực hiện ở mức trung bình.
- Có 6,3% đánh giá không thực hiện phân công giảng dạy phù hợp với chuyên môn của giáo viên, 37,5% đánh giá thực hiện ở mức trung bình.
- 33,7% ý kiến xác định nhà trường không thực hiện phân công theo nguyện vọng của cá nhân, 16,3% đánh giá thực hiện thường xuyên và 50%
đánh giá thực hiện ở mức trung bình.
Kết quả thực hiện: Đa số giáo viên đánh giá công tác quản lý, sử dụng
đội ngũ giáo viên được thực hiện ở mức trung bình, trong đó có 22,5% ý kiến
đánh giá công tác phân công theo nguyện vọng của cá nhân thực hiện chưa tốt và 7,5% đánh giá chưa thực hiện tốt phân công giảng dạy phù hợp với chuyên môn của giáo viên.
Qua kết quả đánh giá của các đối tượng, ta nhận thấy có sự chênh lệch về mức độ đánh giá. Sở dĩ có sự khác nhau về công tác quản lý, ý kiến đánh giá
của ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, lãnh đạo các khoa trong biện pháp này phần lớn đều đánh giá ở mức độ “tốt” nhiều hơn ý kiến đánh giá của giáo viên
Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên...
Qua thực tế đánh giá có thể nhận thấy rằng: mỗi giáo viên có một khả
năng, trình độ đào tạo khác nhau, có một thế mạnh khác nhau trong chuyên môn và công tác khác. Người quản lý biết phát hiện và sử dụng đúng thế mạnh của họ thì sẽ đạt được chất lượng cao. Bởi vậy, cũng như các nhà quản lý khác, phòng Đào tạo khi sử dụng đội ngũ giáo viên cũng đều phải cân nhắc
đến vấn đề “phân công giảng dạy phù hợp với chuyên môn, khả năng của giáo viên”, có như vậy mới phát huy hết khả năng và năng lực của mỗi giáo viên.
Để động viên đồng thời cũng đảm bảo công bằng cho trả công lao động, nhà trường đã mạnh dạn xây dựng một số quy định nội bộ nhằm đảm bảo thu nhập cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, tuy nhiên cuộc sống của đội ngũ này chủ yếu là dựa vào tiền lương hàng thángmà trong số đó có tới 70% hiện đang hưởng lương ở bậc 1, bậc 2.
Bảng 2.16. Thu nhập của giáo viên, giảng viên năm 2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Tổng số
giáo viên Tổng số
Chia ra
B×nh qu©n một người một tháng Tiền lương và
các khoản có tính chất lương
Bảo hiểm xã hội trả
thay lương
Các khoản thu nhËp
khác
315 3.297 2.885 92 320 1,41
(Nguồn: Báo cáo lao động, thu nhập năm 2006)
Với mức thu nhập trên còn rất khó khăn trong đảm bảo cuộc sống hàng ngày của người giáo viên và gia đình nên không tạo ra được sức hấp dẫn với người lao động, không tạo ra được sự gắn bó của người giáo viên với công việc, với nhà trường.
Nhìn chung, công tác sử dụng đội ngũ giáo viên, giảng viên của nhà trường còn nhiều hạn chế, phân công lao động còn mang tính áp đặt, còn có trường hợp phân công giảng dạy chưa phù hợp với chuyên môn của người giáo viên; mức thu nhập của người giáo viên còn thấp.
Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên...