Chương II: Phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên, giảng viên của trường Cao đẳng Công nghiệp Việt- Hung
2.3. Phân tích các yếu tố tác động đến sự đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp Việt- Hung
2.3.6. Các nguyên nhân khác
a. Quy mô đào tạo của nhà trường:
Qua số liệu tuyển sinh trong những năm gần đây cho thấy số học sinh, sinh viên tăng nhanh, dẫn đến nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên cũng tăng
Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên...
theo nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên tăng không tương ứng với lượng tăng của học sinh, sinh viên. Do có một thời gian dài nhà trường bị khống chế về số lượng giáo viên nên khi được nâng cấp trường, có nhiều hệ đào tạo mới được mở thu hút đông lượng học sinh, sinh viên theo học, số lượng giáo viên hiện có của nhà trường không đủ để đáp ứng yêu cầu giảng dạy dẫn đến tình trạng thiếu hụt giáo viên. Do vậy nhà trường phải tiến hành tuyển dụng rất nhiều giáo viên, tình trạng tuyển dụng ồ
ạt này không tránh khỏi phải tuyển những giáo viên không đáp ứng được yêu cầu và không đạt chuẩn.
Đến năm 2007, nhu cầu giáo viên sẽ lại tăng khi số lượng học sinh tăng
đột biến do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mở rộng hình thức đào tạo nghề, đó là cho phép nhà trường đào tạo hệ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung cấp cơ sở đối với học sinh chưa tốt nghiệp trung học phổ thông, đây là loại hình đào tạo thu hút nhiều người học bởi không phải qua thi tuyển và quá
trình học người học cũng hoàn thiện chương trình phổ thông.
b. Chất lượng đầu vào.
Học sinh, sinh viên của trường Cao đẳng Công nghiệp Việt - Hung phần lớn có độ tuổi từ 15 đến 19, đây là lứa tuổi mới lớn nên ý thức học tập chưa cao, một số còn rất trẻ để bắt đầu cuộc sống tự lập nên rất dễ vấp phải những tệ nạn xã hội đang có xu hướng thâm nhập vào học đường. Ngoài ra, do tâm lý lứa tuổi này còn rất bướng bỉnh, nhận thức và hiểu biết còn hạn chế nên người giáo viên luôn phải vận dụng nhiều phương pháp dạy học và giáo dục khác nhau cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, nhiều khi còn vừa “dạy”, vừa
“dỗ”.
Hiện nay chất lượng đầu vào của nhà trường là tương đối thấp, phần lớn học sinh có lực học trung bình và yếu. Nhà trường chỉ tổ chức thi tuyển đối với hệ đào tạo cao đẳng chuyên nghiệp các ngành nghề, còn đối với các hệ
đào tạo khác như: Cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật,... chủ yếu là xét tuyển. Vì vậy, chất lượng đầu vào của học sinh ở các hệ
Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên...
Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới thái độ nghề nghiệp và sự gắn bó với nghề nghiệp của người giáo viên, họ sẽ rất hứng thú và hăng say thực hiện nghề dạy học của mình nếu người học có thái độ học tập tốt, có ý thức và xác định đúng động cơ học tập.Ngược lại, học sẽ rất chán nản và không tâm huyết với nghề dạy học, không tự nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu cao cả của nghề.
c. Môi trường sư phạm.
Hiện nay, do quỹ đất của nhà trường hẹp, nhà trường bố trí các phòng học lý thuyết ngay cạnh khu xưởng thực hành có nhiều tiếng ồn lớn nên ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giờ giảng. Hơn nữa, cơ sở vật chất của nhiều phòng học đã xuống cấp cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý chung của người dạy và người học.
Để ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường, nhà trường đã
phối hợp cùng các cơ quan công an và chính quyền địa phương (phường Xuân Khanh và thành phố Sơn Tây) thường xuyên tiến hành kiểm tra phát hiện và ngăn chặn các tệ nạn đối với học sinh, sinh viên nội, ngoại trú của nhà trường.
Thành lập đội Thanh niên xung kích nhằm kiểm tra và phát hiện những học sinh, sinh viên có biểu hiện vi phạm nội quy, quy chế nhà trường... Trong những năm qua, nhà trường luôn được Bộ Công nghiệp, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây và thành phố Sơn Tây đánh giá là môi trường sư phạm văn hoá, lành mạnh.
Phân tích và đề xuất một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên...
Tóm tắt chương II.
Chương thứ hai của luận văn đã sơ lược giới thiệu quá trình phát triển của trường Cao đẳng Công nghiệp Việt - Hung, phân tích đội ngũ giáo viên, giảng viên của nhà trường trên các mặt: về cơ cấu trình độ,giới tính, độ tuổi và đánh giá mức độ đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên của nhà trường tại thời điểm hiện nay.
Tiếp theo, tác giả đã đi sâu phân tích và tìm các nguyên nhân ảnh hưởng tới sự đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên của nhà trường.
Đây là cơ sở để đưa ra các dự báo về nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng viên và đưa ra các giải pháp để đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên, giảng ở chương III.