1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về ô nhiễm nước thải sản xuất
Hiện nay, nước ta đang đối mặt tình trạng ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước, nhất là tại các khu công nghiệp và đô thị; hầu hết hệ thống sông, ngòi, ao, hồ đều bị ô nhiễm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chất lượng nước thải chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ, nhiều công trình, cơ sở xả thải chƣa đƣợc cấp phép theo đúng quy định của pháp luật [2].
Nhận định về những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước thời gian qua, Trưởng phòng Pháp chế (Cục Quản lý tài nguyên nước) Ngô Chí Hướng cho rằng:
Hiện nay việc thu gom, xử lý nước thải của các hộ gia đình còn rất hạn chế, chỉ có
một số thành phố lớn mới có hệ thống công trình thu gom, xử lý tập trung. Tuy nhiên cũng chỉ thu gom được một phần nhỏ, còn hầu hết nước thải từ các hộ gia đình đều xả trực tiếp vào cống, rãnh, sông ngòi gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước cả ở nông thôn và đô thị. Tại các khu công nghiệp, việc đầu tư và áp dụng các công nghệ xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu.
Trong khi đó, nước thải tại các khu vực làng nghề, làng nghề truyền thống gần như không được xử lý, không chỉ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân. Việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, nông dược và phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp đã làm nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm. Hoạt động nuôi trồng thủy hải sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật trong nhiều năm qua, đã tác động tiêu cực tới chất lượng nguồn nước...
Hiện nay, ở Việt Nam có rất nghiều công trình, đề án nghiên cứu về giải pháp quản lý nước thải sản xuất như:
- Công trình nghiên cứu “Nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất bún bằng phương pháp lọc kị khí kết hợp đĩa quay sinh học” của ThS. Bùi Thị Vụ - Khoa Môi trường, Trường Đại học Dân lập Hải Phòng [15].
Công trình đã đề xuất phương án loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất bún bằng phương pháp sinh học lọc kị khí kết hợp đĩa quay sinh học. Kết quả xử lý nước thải sản xuất bún bằng bể lọc kị khí kết hợp đĩa quay sinh học cho hiệu suất xử lý cao đối với các thông số đã nghiên cứu COD, SS và NH4+. Sau 24h xử lý tại bể lọc kị khí với tốc độ dòng tối ƣu và 32h tại bể hiếu khí RBC, hiệu suất xử lý đạt lớn nhất đối với các thông số COD, SS và NH4+ lần lƣợt là 97.48; 91.35 và 92.33%. Nước thải sản xuất bún sau khi xử lý 2 giai đoạn kết hợp thì các chỉ tiêu SS và NH4+ đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại A, chỉ tiêu COD đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B theo QCVN 40/2011-BTNMT [15].
Phương án xử lý nước thải sản xuất bún bằng bể lọc kị khí kết hợp đĩa quay sinh học cho hiệu suất xử lý cao xong chủ yếu thiên về công nghệ và chi phí rất tốn kém.
- Công trình nghiên cứu “Nghiên cứu, đề xuất biện pháp sản xuất sạch hơn đối với các làng nghề chế biến thực phẩm tại Bắc Ninh” do Tiến sĩ Phạm Thị Tố Oanh nghiên cứu năm 2006 [12].
- Công trình nghiên cứu mới: “Quản lý môi trường làng nghề dựa vào cộng đồng, đề án 3 năm 2014 - 2016” của đơn vị Liên minh hợp tác xã Việt Nam [14].
Công trình này chủ yếu tập trung vào các hợp tác xã và vấn đề môi trường nói chung như chất thải rắn, khí thải, nước thải không đi sâu hoàn toàn vào vấn đề nước thải sản xuất
- Đề tài: “Nghiên cứu xử lý nước thải của làng nghề sản xuất miến dong trong cả nước bằng phương pháp lọc sinh học ngập nước”.
Đề tài này liên quan đến vấn đề làng nghề. Ở Việt Nam làng nghề có vai trò đặc biệt quan trọng đối với người dân ở các vùng nông thôn nó giúp họ có cuộc sống ấm no ngay trên mảnh đất quê hương mình. Bên cạnh mặt đóng góp tích cực, tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề đã lên tới mức báo động gây nhiều bức xúc cho xã hội do việc phát triển các làng nghề ở nước ta vẫn mang tính tự phát, công nghệ thủ công lạc hậu, thiết bị chắp vá, thiếu đồng bộ, ý thức bảo vệ môi trường rất thấp.
Vì thế việc tìm quy trình xử lý thích hợp đối với loại nước thải này có ý nghĩa rất to lớn. Có nhiều biện pháp xử lý, tuy nhiên biện pháp sinh học là ƣu thế hơn cả vì chúng có ưu điểm về kinh tế - kỹ thuật và thân thiện với môi trường.
Ở đề tài này, người nghiên cứu đã làm rõ và cụ thể hóa được phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học để giảm chi phí cho người dân mà vẫn đảm bảo thân thiện với môi trường nhưng vẫn chưa đề cập tới vai trò của cộng đồng trong quản lý và giảm thiểu ô nhiễm nước thải sản xuất.
Qua nghiên cứu các công trình, đề án và đề tài về quản lý nước thải sản xuất, bản thân tôi nhận thấy các đề tài nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến giải pháp công nghệ trong xử lý, quản lý nước thải sản xuất mà chưa đề cập tới giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng trong quản lý nước thải sản xuất. Giai pháp phát huy vai trò của cộng đồng trong quản lý nước thải sản xuất được đánh giá cao bởi vì cộng đồng địa phương với tư cách vừa là người trực tiếp sử dụng nước, đồng thời vừa là người
quản lý và bảo vệ tài nguyên nước. Hơn nữa, các đề tài trên thiên về công nghệ mà chưa có định hướng không gian cụ thể về mặt địa lí.