Làng nghề sản xuất miến dong Đông Thọ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý nước thải sản xuất dựa vào cộng đồng tại xã Đông Thọ thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI SẢN XUẤT TẠI XÃ ĐÔNG THỌ, THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH

2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ ĐÔNG THỌ

2.1.3. Làng nghề sản xuất miến dong Đông Thọ

Đông Thọ là một xã ngoại thành, nằm ở phía Bắc thành phố Thái Bình với 68 hộ tham gia hoạt động làng nghề, hàng năm thu hút từ 250 đến 300 lao động. Tính đến 6 tháng đầu năm 2012, giá trị sản xuất hàng hóa tại xã đạt 26,5 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất hàng hóa của các hộ chế biến lương thực thực phẩm là 23,6 tỷ đồng [14].

Sản xuất miến dong là một nghề chính tại xã đã phát triển từ lâu với 19/68 hộ sản xuất kinh doanh. Trước kia, làm miến còn thủ công, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ nên không đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Thu nhập thấp nên nhiều hộ đã bỏ nghề. Hiện nay, các gia đình đã mạnh dạn đầu tƣ máy móc, trang thiết bị làm miến mang lại năng suất và thu nhập cho người dân.

Theo khảo sát 1 người làm miến lâu năm tại xã chúng tôi được biết hiện nay mỗi hộ làm miến trong xã đều trang bị 1 máy tráng miến trị giá gần 40 triệu đồng, 2 máy cắt miến, một bếp nấu bột và 3 bể chứa bột. Từ dây chuyền sản xuất miến công nghiệp cùng với kinh nghiệm của thợ làng nghề, mỗi cơ sở sản xuất miến có thể cho ra từ 1-1,5 tấn miến/ngày. Năng suất cao hơn cũng đồng nghĩa với thu nhập của người làm miến tăng lên.

Không chỉ làm tăng thu nhập cho người dân, nghề làm miến rong đã tạo việc làm cho gần 200 người trong thôn. Bình quân mỗi tháng mang lại thu nhập từ 3-3,5 triệu đồng/người. Ngay cả những người già và trẻ nhỏ trong xã cũng có thêm thu nhập từ 90.000-100.000 đồng/ngày từ những công việc hàng ngày nhƣ phơi miến, bó miến đặc biệt là vào dịp giáp Tết Nguyên đán.

Phát triển làng nghề đã giúp Đông Thọ thay đổi nhanh chóng, đời sống người dân đƣợc cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, nghề làm miến rong cũng làm ô nhiễm môi trường. Trong quá trình sản xuất, UBND xã đã hướng dẫn các hộ xử lý bước đầu bằng việc dùng hố thấm, song do phải sử dụng hóa chất tẩy rửa nguyên liệu đầu vào nhiều, lượng nước thải còn một lượng hóa chất dư thừa, việc xử lý bằng hố thấm chưa đạt hiệu quả do vậy đã gây ô nhiễm nguồn nước, bốc mùi hôi thối, gây nhiều mối lo ngại đến sức khỏe của nhân dân hai bên bờ sông dẫn, nhân dân có nhiều ý kiến kiến nghị với UBND xã [14].

Cũng như các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm khác, sản xuất và chế biến miến dong tại Đông Thọ có tỷ lệ cơ khí hóa khá thấp. Do quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tƣ hạn hẹp nên việc đầu tƣ cho thiết bị sản xuất, nhất là thiết bị hiện đại hầu nhƣ không đƣợc quan tâm. Hầu nhƣ các máy móc sử dụng trong sản xuất nhƣ máy tráng bánh, máy thải sợi đều trong tình trạng hoen rỉ và mất vệ sinh do lâu ngày không được bảo dưỡng. Các thùng hồ hóa bột trước khi tráng bánh cũng đều có tình trạng này. Trong những năm gần đây tốc độ đầu tƣ để đổi mới công nghệ nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm diễn ra khá nhanh ở hầu hết các lĩnh vực của xã hội. Tuy nhiên quá trình đầu tƣ đổi mới công nghệ, thiết bị tại đây còn mang tính chắp vá và thiếu đồng bộ, công nghệ sản xuất chỉ tập trung đổi mới ở một số khâu, một số quy trình nhằm giảm bớt sức lao động, tạo năng suất cao (nhƣ máy khuấy trộn, máy hấp tráng miến, máy thái sợi miến…). Hiện nay, các thiết bị máy móc dùng cho sản xuất chế biến hầu như do các xưởng cơ khí của địa phương sản xuất tại chỗ. Bao gồm các dạng máy tự động và bán tự động.

Hiện nay, làng nghề chưa có đầu tư đúng mức công nghệ bảo vệ môi trường sản xuất và môi trường sống. Lượng nước thải hàng năm từ hoạt động sản xuất là rất lớn nhƣng không đƣợc xử lý hoặc cũng có dẫn qua hệ thống xử lý nhƣng hệ thống này hoạt động không hiệu quả, sau đó thải trực tiếp vào kênh mương, rồi đổ vào sông Trà Lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chính những hạn chế trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chung của làng nghề và tác động xấu đến môi trường tại địa phương.

Để đảm bảo ổn định sản xuất và phát triển, chính quyền địa phương cần có những giải pháp hỗ trợ địa phương các biện pháp, kỹ thuật, phương án xử lý nước thải và từng bước thực hiện xây dựng khu làng nghề tập trung theo quy hoạch đã đƣợc phê duyệt.

Nguyên liệu sản xuất chính của làng nghề sản xuất miến Đông Thọ là tinh bột làm từ củ dong riềng. Tinh bột dong riềng có hai loại: tinh bột khô và bột tươi. Tinh bột khô được sử dụng rộng rãi và thường xuyên hơn do ưu điểm sản xuất được quanh năm, còn bột tươi tuy giá thành rẻ hơn nhưng chỉ sử dụng sản xuất được vào

mùa dong riềng vì không để được lâu, bên cạnh đó nếu dùng bột tươi để sản xuất thì các công đoạn có khác một chút, đặc biệt là công đoạn ngâm và tẩy bột mất nhiều công sức và tiêu hao nước nhiều hơn do phải ngâm nhiều lần để làm sạch bột.

Quy trình sản xuất miến từ tinh bột dong cũng không quá phức tạp, nguyên liệu sử dụng cũng không quá nhiều và đa dạng nhƣng phải kể đến lƣợng hóa chất sử dụng trong sản xuất. Hóa chất đƣợc sử dụng trong sản xuất miến dong tại làng nghề là: Phèn chua (K.Al(SO4)2.12H2O); Thuốc tím (KMnO4); Natri sunfit (Na2SO3);

Axit sunphuric (H2SO4) và một số chất tạo màu.

Điều đáng lo ngại là hóa chất được bán trôi nổi trên thị trường với những cái tên do người bán và người mua gọi truyền tai nhau là thuốc trắng, thuốc tím… mà bản thân người mua để sử dụng cũng không hiểu rõ về hóa chất đó. Xưa kia khi sản xuất miến dong cha ông chúng ta thường có những mẹo sản xuất riêng mang tính kinh nghiệm được gọi là gia truyền, những phương pháp này tuy có hiệu quả, thân thiện với người tiêu dùng nhưng lại không được đẹp về mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Do các tiến bộ khoa học kỹ thuật, con người đã phát hiện ra những phương pháp mới bổ sung những chất hóa học giúp nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm về hình thái sản phẩm và mẫu mã sản phẩm, thế nhƣng việc kiểm soát không tốt các hóa chất này sẽ gây ra những mối nguy hại khó lường đối với sức khỏe con người và môi trường. Khi được hỏi, người sản xuất chỉ biết rằng hóa chất được gọi bằng những cái tên truyền tai mà không hề hiểu bản chất của nó, chỉ biết rằng khi sử dụng nó mang lại hiệu quả tốt hơn.

Nguyên liệu cuối cùng phải kể đến nhƣng cũng rất quan trọng trong việc sản xuất miến từ tinh bột dong là nước. Công đoạn ngâm bột là công đoạn sử dụng rất nhiều nước để làm sạch bột, vì thế lượng nước thải ô nhiễm chủ yếu phát sinh từ công đoạn này. Theo ước tính của người sản xuất, lượng nước sử dụng cho công đoạn này rơi vào khoảng 22,5 m3 cho 1 tấn bột nguyên liệu (1 tấn bột nguyên liệu sẽ sản xuất ra đƣợc 800 - 900 kg miến thành phẩm). Hiện nay, trong sản xuất tại làng nghề Đông Thọ người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước giếng khoan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý nước thải sản xuất dựa vào cộng đồng tại xã Đông Thọ thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)