Hiện trạng nước thải sản xuất và ảnh hưởng tới môi trường nước tại xã Đông Thọ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý nước thải sản xuất dựa vào cộng đồng tại xã Đông Thọ thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình (Trang 69 - 80)

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI SẢN XUẤT TẠI XÃ ĐÔNG THỌ, THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH

2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI SẢN XUẤT TẠI XÃ ĐÔNG THỌ

2.2.2. Thực trạng môi trường nước thải sản xuất tại xã Đông Thọ

2.2.2.3. Hiện trạng nước thải sản xuất và ảnh hưởng tới môi trường nước tại xã Đông Thọ

Cơ sở và vị trí lấy mẫu

Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá

Do tất cả các ao hồ, kênh mương trên địa bàn xã Đông Thọ đều tiếp nhận nguồn nước thải từ quá trình sản xuất miến, chủ yếu là nước thải ở công đoạn rửa bột nên nước luôn có mùi chua đặc trưng của tinh bột lên men. Mặc dù mỗi hộ gia đình đều đã có hệ thống xử lý nước sơ bộ là bể lắng 3 ngăn (nước thải đi vào ngăn 1 để lọc cát, sau đó đến ngăn 2 và ngăn 3 chủ yếu để lắng rồi xả thải ra kênh mương cạnh nhà) nhƣng hệ thống này hoạt động không hiệu quả, các hộ gia đình không thay lớp vật liệu lọc theo định kì nên khả năng xử lý nước thải thấp. Hoạt động sản xuất diễn ra quanh năm nên mức độ ô nhiễm nước mặt cao. Các thông số đánh giá mức độ ô nhiễm nước do nước thải sản xuất được lựa chọn bao gồm: nhiệt độ, pH, oxy hòa tan (DO), Chất rắn lơ lửng (TSS), Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD), Nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD5), Photphat (PO43-), Amoni (NH4+), Nitrat (NO3-), Clorua (Cl-).

Để đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường nước tại làng nghề làm miến dong xã Đông Thọ, cần phải khảo sát thực tế và lấy các mẫu nước mặt, nước thải, đại diện để phân tích, từ đó đƣa ra những nhận xét dựa trên kết quả phân tích có đƣợc.

Vị trí lấy mẫu

Vị trí lấy mẫu nước được chọn sao mang tính đại diện cho khu vực phát sinh nước thải của làng nghề. Các hộ gia đình sản xuất được phân bố rải rác trong làng, do đó vị trí lấy mẫu là các ao hồ xung quanh làng, kênh tưới, và cống thải tập trung của xã. Dưới đây là danh sách các mẫu nước được lấy (bảng 2.4a và b). Ảnh các vị trí lấy mẫu đƣợc đƣa ra trong phần phụ lục. Thời điểm lấy mẫu: vào ngày 10/4/2017.

Bảng 2.4.a. Danh sách vị trí lấy mẫu nước mặt

Stt Vị trí lấy mẫu nước mặt Thôn Vĩ độ ( o ' ") Kinh độ (o ' ") 1 NM1 - Nước ao nhà ông

Nguyễn Văn Tứ

Hồng

Phong 20o 29' 21,278" 106o 20' 12,753"

2 NM2 - Nước ao cạnh nhà ông Nguyễn Văn Liệu

Đoàn

Kết 20o 29' 28,894" 106o 20' 8,621"

3 NM3 - Nước ao nhà anh Hà Văn Kiên

Thống

Nhất 20o 29' 27,25" 106o 20' 17,01"

4 NM4 - Nước ao nhà anh

Hà Văn Ôn Trần Phú 20o 29' 36,396" 106o 20' 37,254"

5 NM5 - Nước ao cạnh nhà ông Bùi Văn Trung

Quang

Trung 20o 29' 37,823" 106o 20' 27,088"

6 NM6 - Nước ao cạnh nhà

ông Nguyễn Thanh Tùng Lam Sơn 20o 29' 42,351" 106o 20' 35,468"

Bảng 2.4.b. Danh sách vị trí lấy mẫu nước thải

Stt Vị trí lấy mẫu nước thải Thôn Vĩ độ ( o ' ") Kinh độ (o ' ") 1

NT1 - Nước thải tại rãnh mương nhà anh Phạm Văn Giang

Hồng

Phong 20o 29' 23,193" 106o 20' 4,512"

2

NT2 - Rãnh thoát ra mương chung sau nhà anh Nguyễn Văn Long và Nguyễn Văn Lanh

Đoàn

Kết 20o 29' 33,58" 106o 20' 15,88"

3

NT3 - Nước thải tại mương thoát chung của xã, sau nhà anh Hà Văn Tâm

Thống

Nhất 20o 29' 28,07" 106o 20' 16,81"

4 NT4 - Mương thải trước

nhà anh Phạm Công Liệu Trần Phú 20o 29' 29,729" 106o 20' 35,233"

5 NT5 - Mương thải trước nhà anh Bùi Văn Hường

Quang

Trung 20o 29' 34,661" 106o 20' 25,737"

6 NT6 - Mương thải trước

nhà bà Vũ Thị Niềm Lam Sơn 20o 29' 48,828" 106o 20' 30,736"

Kết quả phân tích mẫu

Dựa vào kết quả phân tích có thể biết được nước mặt và nước thải của làng nghề miến xã Đông Thọ chủ yếu bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng.

Các số liệu phân tích đƣợc thu thập vào thời điểm tháng 4 - là một tháng không phải là cao điểm tại làng nghề sản xuất miến Đông Thọ, cụ thể nhƣ sau:

Nước thải

Kết quả phân tích mẫu nước thải tại làng nghề làm miến xã Đông Thọ được chỉ ra tại bảng 2.5 và hiện trạng ô nhiễm môi trường nước thải đươc thể hiện tại sơ đồ hình 2.4.

Bảng 2.5. Kết quả một số mẫu nước thải tại các kênh mương nước xã Đông Thọ

Stt Chỉ tiêu Đơn vị NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6

QCVN 40:2011/BTNMT

A B

1 Nhiệt độ oC 25,0 25,4 25,6 24,9 24,6 25 40 40 2 pH - 6,16 6,71 6,64 6,41 6,29 6,85 6 - 9 5,5 - 9

3 TSS mg/l 320 151 145 205 259 29 50 100

4 COD mgO2/l 318 232 219 272 226 71 75 150

5 BOD5 (20oC) mgO2/l 165 115 145 130 140 40 30 50 6 Clorua (Cl-) mg/l 145 137 139 141 137 112 500 1000 7 Amoni (theo N) mg/l 26,7 18,9 19,2 19,7 16,4 10,8 5 10 8 Tổng nitơ mg/l 31,4 27,6 26,1 28,2 24,6 16,1 20 40 9 Tổng photpho mg/l 4,23 3,59 3,16 3,72 2,97 2,09 4 6

Nhận xét:

Kết quả phân tích cho thấy nước thải tại làng miến xã Đông Thọ có hàm lượng các chất gây ô nhiễm rất cao, vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần quy định tại QCVN 40:2011/BTNMT loại B (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - loại B: quy định giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt), đặc biệt là chất hữu cơ (COD, BOD5) và chất rắn lơ lửng. Hàm lượng TSS trong nước thải tại đây cao

gấp 1,45 đến 3,2 lần; với các chỉ số về chất hữu cơ trong nước thải: COD dao động từ 219 đến 318 mg/l, cao gấp 1,46 đến 2,12 lần so với quy chuẩn; BOD5 dao động từ 115 đến 165 mg/l, cao gấp 2,3 đến 3,3 lần so với quy chuẩn cho phép. Độ pH trong các mẫu nước thải mẫu nằm trong khoảng 6,16 - 6,85 và đạt quy chuẩn cho phép.

Nhìn về cơ bản đối với các chỉ tiêu dinh dƣỡng (Tổng nitơ, Tổng photpho), tuy không vƣợt quá quy định trong QCVN 40:2011/BTNMT loại B, nhƣng đã cho thấy các kênh mương này không chỉ là kênh chứa nước thải sản xuất miến dong mà còn chứa cả nước thải sinh hoạt, nước thải giết mổ của một số hộ gia đình. Chỉ tiêu Amoni là một thành phần trong tổng Nitơ, Amoni chiếm khoảng 66,7 - 85,0% tổng nitơ, chỉ tiêu này vƣợt quá 1,64 - 2,67 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT loại B.

Học viên: Hoàng Thị Thủy Người hướng dẫn: TS. Phạm Thị Tố Oanh

Hình 2.4. Sơ đồ hiện trạng ô nhiễm nước thải sản xuất tại xã Đông Thọ

Hình 2.5. So sánh pH của 6 mẫu nước thải với QCVN 40:2011/BTNMT

Hình 2.6. So sánh TSS của 6 mẫu nước thải với QCVN 40:2011/BTNMT

Hình 2.7. So sánh COD của 6 mẫu nước thải với QCVN 40:2011/BTNMT

Hình 2.8. So sánh BOD của 6 mẫu nước thải với QCVN 40:2011/BTNMT

Hình 2.9. So sánh NH4+ của 6 mẫu nước thải với QCVN 40:2011/BTNMT

Hình 2.10. So sánh Tổng nitơ của 6 mẫu nước thải với QCVN 40:2011/BTNMT

Hình 2.11. So sánh Tổng photpho của 6 mẫu nước thải với QCVN 40:2011/BTNMT Sự ô nhiễm này sẽ dễ gây ảnh hưởng tới nguồn nước mặt và nước dưới đất tầng nông trong khu vực xã Đông Thọ. Nước thải từ kênh thải chung của từng thôn sẽ được dẫn tới kênh thủy lợi trên địa bàn xã, từ đó nhập với kênh tưới tiêu phục vụ cho nông nghiệp, làm ô nhiễm nguồn nước mặt. Bên cạnh đó, do các kênh thải không đƣợc kè bằng bê tông hoặc các vật liệu khác nên một phần các chất ô nhiễm tích tụ lâu ngày bị ngấm xuống đất, ngấm vào mạch nước ngầm tầng nông gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân làng nghề miến xã Đông Thọ do nguồn nước sinh hoạt chủ yếu được sử dụng là nước giếng khoan, với độ sâu 8 đến 12m.

Nước mặt

Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại một số hộ dân trong làng nghề làm miến xã Đông Thọ đƣợc chỉ ra tại bảng 2.6 và hình 2.12.

Nhận xét:

Dựa vào các số liệu đã phân tích, có thể thấy nguồn nước mặt tại làng miến xã Đông Thọ đã bị ô nhiễm. Chỉ số pH trong nước mặt tại làng nghề đều tốt, tuy nhiên hầu hết các mẫu nước đều vượt tiêu chuẩn cho phép các thông số TSS, BOD5, COD, PO43-, NH4+ (QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, loại B1) về quy chuẩn nước mặt trên sông, hồ, kênh mương phục vụ cho mục đích tưới tiêu nông nghiệp và các mục đích khác yêu cầu chất lượng nước tương tự.

Bảng 2.6. Kết quả một số mẫu nước mặt tại các hộ dân trong xã Đông Thọ

Stt Chỉ tiêu Đơn

vị NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6

QCVN 08- MT:2015/BTNMT A1 A2 B1 B2 1 pH - 7,21 6,96 7,46 7,27 7,44 7,17 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9

3 TSS mg/l 57 77 85 63 26 39 20 30 50 100

4 COD mg/l 54 56 92 32 33 30 10 15 30 50

5 BOD5 (20oC) mg/l 24 25 48 18 19 18 4 6 15 25

6

Photphat, PO43-

(tính theo P)

mg/l 0,32 0,19 1,09 0,1 1,42 0,66 0,1 0,2 0,3 0,5

7

Amoni, NH4+ (tính theo N)

mg/l 0,11 0,15 3,93 0,13 0,23 0,85 0,3 0,3 0,9 0,9

Lượng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước vượt quá quy chuẩn cho phép từ 1,4 đến 1,70 lần. Lượng BOD5 trong nước vượt quá quy chuẩn cho phép từ 1,2 đến 3,20 lần. Lượng CODtrong nước vượt quá quy chuẩn cho phép từ 1,07 đến 3,07 lần.

Lượng Amoni trong nước có một mẫu vượt quá quy chuẩn cho phép 4,37 lần.

Lượng Photphat trong nước có một mẫu vượt quá quy chuẩn cho phép 1,07 lần.

Học viên: Hoàng Thị Thủy Người hướng dẫn: TS. Phạm Thị Tố Oanh

Hình 2.12. Sơ đồ hiện trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại xã Đông Thọ

Hình 2.13. So sánh pH của 6 mẫu nước mặt với QCVN 08-MT:2015/BTNMT (B1)

Hình 2.14. So sánh TSS của 6 mẫu nước mặt với QCVN 08-MT:2015/BTNMT (B1)

Hình 2.15. So sánh COD của 6 mẫu nước mặt với QCVN 08-MT:2015/BTNMT (B1)

Hình 2.16. So sánh BOD của 6 mẫu nước mặt với QCVN 08-MT:2015/BTNMT (B1)

Kết quả phân tích cho thấy nước tại ao, hồ tại các thôn trong xã nằm sát bên hộ gia đình có hoạt động sản xuất cũng bị ô nhiễm. Nguyên nhân là do trong quá trình sinh hoạt và sản xuất, một lượng nước thải cũng được thải bỏ ra ao mà không đổ xuống cống thoát để đến các bể xử lý của hộ gia đình. Nước thải từ quá trình ngâm rửa bột dong có hàm lƣợng chất hữu cơ cao, khi thải bỏ xuống những ao tù không có dòng chảy sẽ ứ đọng lại và bắt đầu bị phân hủy khiến cho nước trong ao bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, nước ao cũng bị nhiễm bẩn từ nước mưa chảy tràn và một phần nước thải sinh hoạt do người dân thải ra khiến cho hàm lượng các chất ô nhiễm khá cao. Tại vị trí lấy mẫu, có thể thấy được nước trong ao, hồ có màu xanh của tảo, chứng tỏ các ao hồ có dấu hiệu bị phú dƣỡng.

Để có thể sử dụng nguồn nước mặt tại làng nghề làm miến xã Đông Thọ, cần áp dụng các biện pháp xử lý nước phù hợp.

Thực trạng xử lý nước thải tại các cơ sở sản xuất

Hiện nay, nguồn nước thải sản xuất tại làng nghề làm miến dong xã Đông Thọ đã được thu gom tách riêng với nguồn nước sinh hoạt của gia đình để xử lý sơ bộ trước khi xả ra môi trường, tuy nhiên hệ thống xử lý tạm bợ, không đạt tiêu chuẩn và không có khả năng xử lý hiệu quả. Nguồn nước thải sinh hoạt trong hộ gia đình được đổ vào cống và dẫn trực tiếp tới kênh, mương trong khu vực thôn mà không qua hệ thống xử lý nào.

Các cán bộ xã đã hướng dẫn người dân xử lý nước thải sản xuất thông qua hệ thống bể xây dựng gồm 3 ngăn: lắng tự nhiên, lọc cát, lọc than đá, các bể đƣợc xây dựng không trát để nước thải ngấm một phần vào lòng đất, nhưng các hộ gia đình đều không có kiến thức tối thiểu để khắc phục các sự cố và vận hành hệ thống đúng quy cách. Các lớp vật liệu lọc từ khi bắt đầu hoạt động đều chƣa đƣợc thay mới, lớp bùn không đƣợc nạo vét theo chu kì nên hệ thống hoạt động không hiệu quả, không có khả năng xử lý nước thải. Bên cạnh đó, vào thời gian sản xuất cao điểm, lượng nước thải được đưa vào bể liên tục, không đủ thời gian để lắng các chất lơ lửng mà cứ thế qua các bể rồi đổ ra hệ thống mương thải chung của thôn.

Hậu quả là hệ thống kênh mương xung quanh hai thôn Đoàn Kết và Thống Nhất bị ô nhiễm nặng nề, nước thải trong kênh có mùi chua của bột bị phân hủy, vào những ngày trời có nắng ấm hay gió lớn thì mùi chua ngai ngái này lan ra khắp một vùng, gây ô nhiễm không khí cho khu vực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý nước thải sản xuất dựa vào cộng đồng tại xã Đông Thọ thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình (Trang 69 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)