Thực trạng quản lý môi trường nước thải sản xuất của các cấp chính quyền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý nước thải sản xuất dựa vào cộng đồng tại xã Đông Thọ thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình (Trang 84 - 88)

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI SẢN XUẤT TẠI XÃ ĐÔNG THỌ, THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH

3.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG MIẾN ĐÔNG THỌ

3.1.1. Thực trạng quản lý môi trường nước thải sản xuất của các cấp chính quyền

 Thể chế, chính sách trong quản lý môi trường

Trong những năm qua, nhận thức về vấn đề môi trường của xã trong các ban ngành, các bộ phận dân cư đã được nâng lên. Cán bộ xã đã chủ trương thực hiện các văn bản pháp luật của nhà nước về bảo vệ môi trường như Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 và văn bản về bảo vệ môi trường làng nghề như: Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề. Xã cũng đã có sự quan tâm nhất định đến môi trường để đạt được tiêu chí 17 trong 19 tiêu chí xây dựng Nông Thôn Mới trong quyết định 1980/QĐ - TTg của thủ tướng chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Ngoài ra, tại các thôn, đặc biệt là hai thôn Đoàn Kết và thôn Thống Nhất - là hai thôn tập trung sản xuất miến dong trên địa bàn xã, cũng đƣợc các cán bộ của UBND xã có chủ trương và thực hiện tổ chức các buổi tuyên truyền về môi trường và bảo vệ môi trường tại nhà văn hóa thôn.

 Cơ cấu quản lý môi trường

Để quản lý tốt các vấn đề môi trường đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ chuyên trách, có kiến thức hiểu biết về đặc điểm của môi trường khu vực, nắm được các quy luật của tự nhiên và kinh tế xã hội, từ đó có thể thấy các mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa chúng thì mới có thể giải quyết tốt các vấn đề xung đột môi trường trong quá trình phát triển.

Tuy nhiên hiện nay, tại xã Đông Thọ chƣa có phòng chuyên trách về môi trường, ba cán bộ địa chính được tập hợp thành tổ Quản lý Đô thị chịu trách nhiệm về kiểm tra, kiểm soát tình hình môi trường trong xã, tuy nhiên công tác quản lý lại chƣa cụ thể, sát sao; năng lực quản lý của cán bộ còn nhiều hạn chế do chƣa đƣợc

đào tạo kỹ càng. Về phía các cơ quan nhà nước cấp cao hơn, môi trường tại làng miến xã Đông Thọ tuy đã đƣợc quan tâm nhƣng cũng chƣa quản lý đƣợc hiệu quả, các hoạt động quan trắc môi trường làng nghề không được thực hiện, không có kinh phí cấp cho việc thực hiện, từ nhiều năm nay không có số liệu quan trắc môi trường nào tại xã Đông Thọ. Thực trạng ô nhiễm tại làng miến Đông Thọ, chủ yếu là do ô nhiễm nguồn nước, mùi hôi thối bốc lên từ các kênh nước thải nhưng đã qua nhiều năm vẫn chƣa có cách nào khắc phục đƣợc.

Bên cạnh đó, các trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý môi trường tại xã Đông Thọ chƣa đƣợc đầu tƣ. Do không có kinh phí để mua những thiết bị chuyên dụng nên hầu hết việc điều tra, khảo sát môi trường thường phỏng đoán bằng mắt, xã cũng chưa quan tâm đúng mức về việc quan trắc môi trường nên không đầu tư vào vấn đề này.

Vấn đề ô nhiễm vệ sinh môi trường từ làng nghề sản xuất nông sản gây ra đang ở mức nghiêm trọng. Việc sản xuất miến của nhiều hộ còn chƣa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Xã đã thành lập ban chỉ đạo hàng tháng, hàng quý đều kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, nhƣng chủ yếu nhắc nhở là chính. Cán bộ vẫn tuyên truyền trên loa, tổ chức tập huấn cho các hộ sản xuất tại nhà văn hóa, đặc biệt không được phơi miến, mì trên đường đi, ngoài cánh đồng nhưng bà con vẫn làm.

Tại xã Đông Thọ còn tồn tại tình trạng trên là do xã chƣa có khu sản xuất riêng, nên việc sản xuất vẫn còn xen kẽ trong khu dân cƣ, chăn nuôi và sản xuất làng nghề lẫn lộn, tốc độ xả thải trên địa bàn xã lại quá lớn so với năng lực đảm nhiệm công tác vệ sinh môi trường của xã. Do đặc thù của ngành sản xuất miến tại đây là lượng nước thải tập trung lớn trong một khoảng thời gian nhất định, mà khả năng xử lý sơ bộ nước thải lại không cao, hoạt động không hiệu quả nên các kênh mương, ao hồ xung quanh khu vực xã bị ô nhiễm nghiêm trọng, lan truyền cả sự ô nhiễm sang nguồn nước ngầm tầng nông. Để có giải pháp lâu dài thì các cấp chính quyền nên đầu tư kè các kênh, mương và hướng dẫn người dân xây dựng lại một hệ thống xử lý nước thải hiệu quả, an toàn hơn.

Ngoài những biện pháp quản lý do xã trực tiếp thực hiện, vấn đề nâng cao ý thức về môi trường của người dân là rất quan trọng. Hầu hết các lao động trong làng miến xã Đông Thọ đều không được đào tạo qua trường lớp, nghề truyền thống được truyền miệng lại qua các thế hệ, nên những kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường không được trang bị, từ đó, ý thức về môi trường của các lao động không cao. Thêm vào đó là công tác kiểm tra, quản lý của địa phương chưa sát sao, chặt chẽ nên môi trường tại xã Đông Thọ chưa được bảo vệ nghiêm ngặt.

Hiện nay, tại xã Đông Thọ, các văn bản pháp luật của nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường làng nghề đã được xã thực hiện, cán bộ môi trường xã cũng nắm đƣợc công tác sản xuất của các hộ gia đình và tình hình ô nhiễm tại làng nghề. Tuy nhiên, những biện pháp bảo vệ môi trường lại chưa được xã quan tâm nhiều, thực hiện triệt để. Xã đã vận động các hộ sản xuất xây dựng hệ thống xử lý nước thải sơ bộ tại nhà, là một hệ thống gồm 03 bể lắng nhưng hoạt động không hiệu quả, lớp vật liệu cũng không được thay mới nên không đảm bảo yêu cầu nước thải đầu ra. Tại ủy ban xã, tuy tình hình môi trường ô nhiễm xã có nắm được, nhưng do kinh phí không được cung cấp và nhận thức của các cán bộ môi trường về chuyên ngành chưa được nâng cao nên môi trường tại làng miến xã Đông Thọ không đƣợc quan trắc, dẫn tới thực trạng các cán bộ còn thờ ơ với việc tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về vấn đề phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm nước thải sản xuất. Do số lượng cán bộ về môi trường quá ít nên công tác quản lý và nhắc nhở người dân không được làm thường xuyên; người lao động cũng không qua trường lớp nên chỉ biết việc gì thì làm việc đó, không quan tâm tới lượng rác thải, nước thải xả ra sẽ đi đâu, xử lý như thế nào, từ đó dẫn tới hậu quả là môi trường tại làng miến xã Đông Thọ ngày càng xuống cấp.

Kết quả phỏng vấn một số cán bộ tại làng nghề xã Đông Thọ nhƣ sau :

Bảng 3.1. Tỷ lệ % nhận thức về mức độ ô nhiễm nước thải sản xuất của người dân xã Đông Thọ

Nước thải sản xuất Số phiếu điều tra Tỷ lệ (%)

Không ô nhiễm 3 6

Có ô nhiễm nhƣng ở mức

vừa phải 35 70

Ô nhiễm ít 7 14

Ô nhiễm ở mức nặng 5 10

Tổng 50 100%

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 6/2017) Bảng 3.2. Tỷ lệ % ý kiến về xả nước thải sản xuất miến dong gây ô nhiễm

môi trường nước của người dân xã Đông Thọ

Ý kiến Số phiếu điều tra Tỷ lệ (%)

Bức xúc phản ánh thường xuyên về việc xả

thải 12 24

Nhận thức đƣợc ô nhiễm trầm trọng môi trường nước thải nhưng không phản ứng, không có ý kiến gì

35 70

Thông cảm với người sản xuất 1 2

Không có vấn đề gì mà đó là tình trạng chung

của làng 2 4

Tổng 50 100%

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 6/2017) Bảng 3.3. Tỷ lệ % các nguồn gây ô nhiễm nước tại xã Đông Thọ

Các nguồn gây ô nhiễm Số phiếu điều tra Tỷ lệ (%)

Nước thải sinh hoạt 15 30

Nước thải sản xuất 30 60

Khí thải, chất thải rắn 5 10

Tổng 50 100%

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 6/2017)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý nước thải sản xuất dựa vào cộng đồng tại xã Đông Thọ thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)