1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
1.2.5. Biện pháp quản lý môi trường nước thải sản xuất
Có rất nhiều công cụ, biện pháp để quản lý môi trường nước thải sản xuất.
Thường quản lý môi trường thông qua các chính sách.
Chính sách là phương sách, sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt mục đích nhất định dùng trong khi cầm chính quyền. Để quản lý môi trường nước thải sản xuất cần thông qua các chính sách.
Thời gian qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nước được xây dựng và hoàn thiện theo hướng lồng ghép hữu cơ giữa quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường (BVMT) và tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc thiết lập một hệ thống các công cụ quản lý môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng.
Các nội dung về bảo vệ môi trường nước được đề cập đến trong rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Bảo vệ môi trường; Luật Tài nguyên nước;
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Bảo vệ rừng và phát triển rừng; Luật Đất đai; Luật Di sản văn hoá; Luật Khoáng sản; Luật Du lịch,... Bên cạnh đó, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản dưới luật liên quan đến quản lý chất lượng nước, ví dụ như các văn bản về: quản lý lưu vực sông, kiểm soát ô nhiễm, quan trắc môi trường, đánh giá tác động môi trường, phí BVMT đối với nước thải…
Trong các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, Luật Bảo vệ môi trường và Luật Tài nguyên nước là hai văn bản luật quan trọng nhất về bảo vệ môi trường nước. Phần dưới đây sẽ trình bày tóm tắt các nội dung liên quan đến quản lý chất lượng nước được quy định trong một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
a) Các văn bản luật
Luật Bảo vệ môi trường - số 55/2014/QH13. Luật này đã đƣợc Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường. Luật này đã hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước trong lĩnh vực xử lý nước thải
Tại Điều 5, Luật bảo vệ môi trường năm 2015 qui định chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường: Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường; kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để xây dựng kỷ cương và văn hóa bảo vệ môi trường. Bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lƣợng sạch và năng lƣợng tái tạo;
đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải. Ƣu tiên xử lý vấn đề môi trường bức xúc, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường nguồn nước; chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách với tỷ lệ tăng dần theo tăng trưởng chung; các nguồn kinh phí bảo vệ môi trường được quản lý thống nhất và ưu tiên sử dụng cho các lĩnh vực trọng điểm trong bảo vệ môi trường...
Tại Điều 6, Luật bảo vệ môi trường qui định những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích: Truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa
dạng sinh học. Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường.
Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cƣ thân thiện với môi trường. Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường. Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; thực hiện hợp tác công tư về bảo vệ môi trường.
Tại Điều 7, Luật bảo vệ môi trường qui định những hành vi bị nghiêm cấm:
Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí. Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vƣợt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường. nguy hiểm về môi trường đối với con người.Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường.
Luật Tài nguyên nước - số 17/2012/QH13, ngày 21 tháng 6 năm 2012: Luật Tài nguyên nước đầu tiên được ban hành năm 1998, năm 2012 Luật Tài nguyên nước đã được sửa đổi bao gồm 10 chương với 79 điều, trong đó có 03 chương liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ môi trường nước.
Luật Tài nguyên nước 2012 đề cập đến nội dung bảo vệ tài nguyên nước, Luật đã có những quy định cụ thể về các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; quy định giám sát tài nguyên nước, các hoạt động khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào
nguồn nước, bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy; quy định hành lang bảo vệ nguồn nước, các biện pháp bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy… nhằm kiểm soát chặt chẽ các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước để bảo vệ số lượng, chất lượng của nguồn nước và bảo vệ các dòng sông.
b) Các văn bản dưới luật
Để hướng dẫn thực hiện các Luật nêu trên, Chính phủ, Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Nghị định, Nghị quyết và Quyết định quy định chi tiết các nội dung, yêu cầu của Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường và một số luật khác có liên quan. Một số Nghị định, Nghị quyết và Quyết định chính liên quan đến bảo vệ môi trường nước được trình bày dưới đây.
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và Thông tư số 26/2011/ TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/ NĐ-CP.
Nghị định 29/2011/ NĐ-CP quy định các nội dung về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT trong đó có quy định thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) và các Bộ khác. Theo đó, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình, trừ các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ TNMT.
- Nghị định số: 154/2016/NĐ-CP, ngày 16 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ qui định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nghị định này quy định về đối tượng chịu phí, các trường hợp miễn phí, người nộp phí, mức thu, kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt, trừ trường hợp miễn thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định này. Nước thải công nghiệp là nước thải từ: Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: Nông sản, lâm sản, thủy sản. Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến:
Thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá. Cơ sở chăn nuôi, giết mổ: Gia súc, gia cầm tập trung. Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề...
Cơ quan thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải gồm:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Căn cứ vào yêu cầu thu phí của mỗi địa phương và khả năng quản lý của cơ quan tài nguyên môi trường cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường có thể báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phân cấp cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thực hiện việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn.
+ Đơn vị cung cấp nước sạch thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân sử dụng nước sạch.
+ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng.
Người nộp phí:
+ Tổ chức, cá nhân (bao gồm cả chủ hộ gia đình) xả nước thải quy định tại Điều 2 Nghị định này là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
+ Trường hợp các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung và trả tiền dịch vụ xử lý nước thải thì không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã tiếp nhận và xả ra môi trường (trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 5 Nghị định này).
+ Đối với cơ sở sản xuất công nghiệp; cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; hệ thống xử lý nước thải tập trung, quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này sử dụng nguồn nước từ đơn vị cung cấp nước sạch cho hoạt động sản xuất, chế biến thì phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp (không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt).
Các trường hợp miễn phí
Miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong các trường hợp sau:
+ Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các cơ sở sản xuất, chế biến mà không thải ra môi trường dưới bất kỳ hình thức nào (chất rắn, chất lỏng, chất khí);
+ Nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn và những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch;
+ Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra;
+ Nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội;
+ Nước làm mát thiết bị, máy móc không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng;
+ Nước mưa tự nhiên chảy tràn (trừ diện tích thuộc khu vực nhà máy hóa chất);
+ Nước thải từ các phương tiện đánh bắt thủy, hải sản của ngư dân;
+ Nước thải sinh hoạt tập trung do đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước tiếp nhận và đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định xả thải ra môi trường.
- Nghị định số: 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
Điều 2a. Yêu cầu chung trong xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật:
1. Xây dựng tiêu chuẩn: a) Phải có sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, hội, hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ, người tiêu dùng, chuyên gia liên quan. b) Tuân thủ nguyên tắc làm việc đồng thuận trên cơ sở thảo luận, góp ý kiến công khai, dân chủ.
2. Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật: a) Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên ký kết, tham gia. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng phê duyệt kế hoạch xây dựng QCVN, QCĐP thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại các Điều 29, 60, 61 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, sau khi có ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm góp ý đối với kế hoạch xây dựng QCVN, QCĐP trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc công văn đề nghị của cơ quan xây dựng kế hoạch. b) Ƣu tiên xây dựng quy chuẩn kỹ thuật Điều chỉnh theo nhóm các đối tượng tương đồng về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý. c) Quy định biện pháp quản lý và mức giới hạn về các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường trực tiếp phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe, môi trường; bảo vệ động vật, thực vật; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; tôn trọng quyền tự do sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân. d) Nội dung quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đƣợc viện dẫn đến quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khác, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài. đ) Trường hợp viện dẫn đến tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài đối với các yêu cầu kỹ thuật, cơ quan ban hành phải bảo đảm sẵn có bản tiếng Việt của tài liệu viện dẫn để cá nhân, tổ chức tham khảo khi đƣợc yêu cầu. e) Khi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật phải rà soát các quy định về thừa nhận tương đương, bảo đảm tuân thủ các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên ký kết, tham gia.
Tiểu kết chương 1
Hiện nay, vai trò của cộng đồng đƣợc quốc tế và Việt Nam rất quan tâm và chú trọng đẩy mạnh. Ở Việt Nam, nhiều nơi đã quan tâm đến cộng đồng và họ đã thành công trong vấn đề quản lý và giảm thiểu phòng ngừa ô nhiễm nước thải sản xuất.
Một số những ô nhiễm môi trường phát sinh ở Đông Thọ, Thái Bình và vấn đề phát huy vai trò cộng đồng trong quản lý nước thải cần được nghiên cứu và đề xuất giải pháp cụ thể.
Nội dung chương I tập trung phân tích về cơ sở lí luận trong quản lý ô nhiễm nước thải sản xuất miến, vai trò của cộng đồng và phân tích cơ sở thực tiễn trong quản lí nước thải sản xuất tại xã Đông Thọ. Từ đó định hướng tiếp cận trên cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường, tiếp cận địa lí, môi trường, bố trí không gian lãnh thổ. Trên cơ sở thực trạng để có giải pháp cụ thể góp phần phục vụ quản lý môi trường xã Đông Thọ. Và vấn đề này được thể hiện cụ thể ở chương 2 và 3 trong luận văn