Nước thải sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý nước thải sản xuất dựa vào cộng đồng tại xã Đông Thọ thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình (Trang 66 - 69)

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI SẢN XUẤT TẠI XÃ ĐÔNG THỌ, THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH

2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI SẢN XUẤT TẠI XÃ ĐÔNG THỌ

2.2.2. Thực trạng môi trường nước thải sản xuất tại xã Đông Thọ

2.2.2.2. Nước thải sản xuất

Hàng năm, cứ vào những tháng cuối năm, mỗi ngày tại làng nghề làm miến xã Đông Thọ sản xuất ra hàng trăm tấn miến và thải ra môi trường hàng ngàn m3 nước thải. Toàn xã có 6 thôn với qui mô sản xuất khác nhau trong đó có 2 thôn sản xuất tập trung, 4 thôn sản xuất ít, nhỏ lẻ (Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Qui mô sản xuất các thôn tại xã Đông Thọ (2017)

STT Thôn Số hộ Qui mô

1 Thống Nhất 90 Lớn

2 Đoàn Kết 81 Lớn

3 Trần Phú 27 Nhỏ

4 Tân Phong 36 Nhỏ

5 Lam Sơn 37 Nhỏ

6 Hồng Phong 50 Vừa

Theo số liệu khảo sát từ người dân, trung bình 1 ngày trong các tháng cao điểm mỗi hộ gia đình sử dụng hết khoảng 30 m3 nước để sản xuất. Theo nghị định 80/2014/NĐ- CP thì lượng nước thải ra chiếm 80% lượng sử dụng, để dễ tính toán nên chúng tôi ước lượng lượng nước thải bằng khoảng 70 % - 80% nước sinh hoạt.

Toàn xã có 321 hộ gia đình làm nghề nên có thể tính lượng nước thải ra trong toàn bộ khu vực sản xuất nhƣ sau :

321 30 70 741

= % 6

Wsx    (m3/ngày)

Với đặc thù nước thải sản xuất trong khu vực là nước ngâm rửa bột với hàm lƣợng chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng rất cao, kết hợp với thời gian tồn đọng lại các kênh mương thải lâu nên lúc nào trong làng cũng có mùi chua rất đặc trưng, và mùi hôi thối từ cống rãnh.

Dưới đây là kết quả phân tích mẫu nước thải tại cơ sở sản xuất miến dong (nhà anh Hà Văn Túy) tại xã Đông Thọ (Bảng 2.3). Thời điểm lấy mẫu thí nghiệm trên tại cơ sở sản xuất miến dong tại xã Đông Thọ vào tháng 4 năm 2017, là thời gian chƣa cao điểm sản xuất miến trong năm tại xã. Thời gian cao điểm là 2 tháng chuẩn bị tết nguyên đán (tháng 11 và 12 âm lịch hàng năm). Vị trí lấy mẫu là hố ga nước thải của nhà anh Hà Văn Túy trước khi chảy vào mương chung của thôn, đây là mẫu nước thải chưa qua xử lý của nhà anh Túy khi sản xuất miến dong.

Bảng 2.3. Kết quả phân tích mẫu nước thải

Stt Thông số Đơn vị Kết quả

phân tích

QCVN 40 : 2011/BTNMT

1 pH - 5,32 5,5 - 9

2 COD mgO2/l 255 150

3 BOD5 (20oC) mgO2/l 164 50

4 Amoni (NH4+) (theo nitơ) mg/l 7,15 10

5 Tổng Nitơ mg/l 16,7 40

6 Tổng Photpho mg/l 2,45 6

7 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 580 100

Có rất nhiều thông số để phân tích nước thải nhưng chúng tôi chỉ chọn các thông số cơ bản này vì nước thải sản xuất miến dong có đặc trưng là nhiều chất hữu cơ. Khi lấy mẫu nước thải ở các hộ dân có sản xuất miến dong thì đường nước thải là chung nên có thể sẽ lẫn nước thải sinh hoạt nên chúng tôi có thêm chỉ tiêu nitơ và photpho. Tuy nhiên, các chỉ tiêu nhƣ TSS, COD, BOD5 đều cao hơn nhiều lần so với quy chuẩn cho phép (QCVN 40:2011/BTNMT). Cụ thể, TSS cao hơn gấp 5,8 lần, COD cao hơn 1,70 lần và BOD5 cao gấp 3,28 lần so với quy chuẩn cho phép.

pH nước thải có tính axit, khi chỉ đạt 5,32, chứng tỏ nước thải bị lên men chua. Các thành phần dinh dƣỡng nhƣ nitơ, photpho tuy không quá quy chuẩn cho phép nhƣng cũng cho thấy sự ô nhiễm của nước thải sinh hoạt khi các hộ gia đình đôi khi xả chung vào nguồn nước thải sản xuất. Mặc dù chưa vào thời gian cao điểm nhưng hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải tại khu vực sản xuất miến đã rất cao.

Với lượng nước thải bị ô nhiễm này, khi xả vào môi trường trong thời gian dài mà không được xử lý sẽ gây nên hậu quả rất nghiêm trọng, khiến cho môi trường nước xuống cấp nhanh chóng.

Đặc trưng của nước thải sản xuất miến nói riêng và ngành sản xuất chế biến lương thực thực phẩm nói chung là có nồng độ chất hữu cơ rất cao. Vì vậy, các hợp chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học bị các vi sinh vật phân hủy tạo các khí có mùi khó chịu, hôi, thối làm ô nhiễm môi trường không khí. Đặc biệt là quá trình ngâm bột, theo phản ánh của người dân xung quanh thì mỗi lần các hộ sản xuất miến ngâm bột (thường vào ban đêm hoặc sáng sớm để ban ngày có bột tráng bánh) cả làng bốc lên một mùi chua nồng và rất khó chịu.

Trong các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại địa bàn xã Đông Thọ thì nguồn nước thải sản xuất là nguyên nhân chính, là vấn đề gây bức xúc cho người dân và chính quyền địa phương.

Đứng trước thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề sản xuất miến xã Đông Thọ, thái độ của người dân tham gia sản xuất cũng như không tham gia sản xuất phản ứng rất gay gắt. Đối với các hộ không tham gia sản xuất họ đòi cắt điện không cho sản xuất, có người thì đòi ngăn sông...Điều đó đã làm cho chính quyền địa

phương bức xúc, trăn trở và luôn cố gắng tìm ra những giải pháp để khắc phục và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nước thải sản xuất. Và giải pháp phát huy vai trò cộng đồng trong quản lý nước thải sản xuất ở xã Đông Thọ còn đang rất mờ nhạt và điều này sẽ được tìm hiểu trong chương 2,3 của luận văn này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý nước thải sản xuất dựa vào cộng đồng tại xã Đông Thọ thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)