Mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý nước thải sản xuất dựa vào cộng đồng tại xã Đông Thọ thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình (Trang 33 - 41)

1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

1.2.3. Quản lý nước thải sản xuất dựa vào cộng đồng [13]

1.2.3.2. Mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng

Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển theo con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, do đó không tránh khỏi những mâu thuẫn mà các quốc gia khác thường gặp, đó là những vấn đề môi trường nảy sinh khi các chỉ số kinh tế gia tăng.

Cùng với sự phát triển về kinh tế là vấn đề khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách ồ ạt, không hợp lý gây ô nhiễm và suy thoái môi trường. Hiện nay, ở Việt Nam, hầu như tất cả các thành phố có hoạt động công nghiệp phát triển đều đang trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Bên cạnh đó, vùng nông thôn ở Việt Nam đã và đang tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế nước ta thì đang chịu những sức ép về ô nhiễm môi trường nước ngay từ chính các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của nông thôn nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, chế biến nông sản thực phẩm, phát triển làng nghề.... Đặc biệt, việc quản lý nước thải sản xuất ở nông thôn chưa thực sự được coi trọng, đã và đang là vấn đề bức xúc cho chính quyền và người dân.

Tất cả các hoạt động sinh hoạt và sản xuất đó không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống trước mắt của người dân mà còn tạo một hậu quả khôn lường mà

thế hệ mai sau phải gánh chịu. Trước tình trạng đáng báo động đó, việc tìm giải pháp, hướng đi phù hợp và mang lại hiệu quả cho công tác bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường là thực sự cần thiết.

Một trong những hình thức quản lý môi trường thu được hiệu quả cao là quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (Community - Based Environment Managerment - CBEM). Đó là một hình thức quản lý đã và đang áp dụng ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Đây là một cơ chế quan trọng cho sự tham gia thực sự của cộng đồng vào giải quyết các vấn đề của khu vực, duy trì tính công khai, đồng thời người dân tự ý thức được việc bảo vệ tài nguyên môi trường xung quanh là cần thiết cho đời sống của họ, dẫn đến hành động thực tiễn giúp công tác bảo vệ đạt hiệu quả cao.

o Khái niệm quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (CBEM)

Theo Arnstein (1969), các hình thức quản lý khác nhau nằm trong hai hình thức cơ bản là quản lý hành chính nhà nước và quản lý cộng đồng. Ngoài ra, đồng quản lý hay quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng (QLNLDVCĐ) là hình thức quản lý trung gian giữa hai hình thức trên. QLNLDVCĐ là một hình thức hợp tác giữa cộng đồng và nhà chức trách trong việc chia sẻ quyền và trách nhiệm trong quản lý và lợi ích (Pomerroy,1995)

Theo Đỗ Thị Kim Chi, CBEM là phương thức bảo vệ môi trường trên cơ sở một vấn đề môi trường cụ thể ở địa phương, thông qua việc tập hợp các cá nhân và tổ chức cần thiết để giải quyết vấn đề đó. Phương pháp này sử dụng các công cụ sẵn có để tập trung cải tạo hoặc bảo vệ một tài nguyên nào đó hay tạo ra lợi ích về môi trường như dự án tái tạo năng lượng, phục hồi lưu vực v.v... Và đồng quản lý tài nguyên đó thông qua sự hợp tác giữa các đối tác chính quyền, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cƣ.

Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng là một khái niệm rộng và đa nghĩa theo tính ứng dụng của nó trong thực tiễn, đề cập sự tham gia của các cộng đồng có lợi ích liên quan trong quản lý tài nguyên đất và nước, rừng và động vật hoang dã và nguồn lợi thủy sản.

o Những điều kiện để cộng đồng tham gia vào công tác quản lý môi trường Điều kiện tiên quyết để cộng đồng cùng tham gia vào công tác quản lý là cộng đồng phải được biết họ tham gia kiểm tra, giám sát việc gì; họ có thể được hưởng lợi những gì và sẽ phải chịu những chi phí, rủi ro gì v.v... Các câu trả lời phải đƣợc thể hiện và làm rõ một cách công khai, minh bạch.

Hình 1.1. Sơ đồ ba mục tiêu về giáo dục môi trường

Để đạt được điều đó, người quản lý và các nhà khoa học phải có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến những vai trò và ý nghĩa của nguồn tài nguyên đối với đời sống của cộng đồng, đồng thời làm cho họ nhận thức đƣợc trách nhiệm phải bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có của họ để họ tự giác thực hiện công tác bảo tồn.

Từ các nhận thức đó con người phải thay đổi thói quen khai thác tuỳ tiện, khai thác theo kiểu “tận thu- tận diệt” làm suy giảm nguồn tài nguyên và sự nghèo đói lại quay về với cộng đồng.

Tất cả những nỗ lực trên đều nhằm đạt đƣợc sự độc lập và dựa vào chính các tổ chức do cộng đồng xây dựng cũng nhƣ toàn bộ cộng đồng để quản lý tài nguyên một cách hiệu quả. Cộng đồng chỉ có thể cùng tham gia kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật có hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên khi cộng đồng đó là một cộng đồng giác ngộ, am hiểu các vấn đề về pháp luật và nhận thức đƣợc đầy đủ rằng giám sát thực thi pháp luật cũng đồng nghĩa với công tác bảo tồn và bảo vệ các nguồn tài nguyên trên chính địa bàn nơi cộng đồng đang sống.

o Những nguyên tắc và nguyên lý khi thực hiện mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng

Để cộng đồng tham gia kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật BVMT theo cơ chế tự giám sát một cách tích cực và có hiệu quả cần phải tuân thủ các nguyên tắc:

Hiểu biết về môi trường

- Vấn đề - Nguyên nhân - Hậu quả

Thái độ đúng đắn về môi trường - Nhận thức - Thái độ - Ứng xử

Khả năng hành động có hiệu quả

về MT - Kiến thức - Kỹ năng

- Dự báo các tác động

- Tổ chức hành động

- Tự quản, không áp đặt, bắt buộc hay gò ép, Ban tƣ vấn hoặc Ban tự quản phải đƣợc cộng đồng lựa chọn và bầu ra.

- Tự nguyện, đồng thuận trong giải quyết các vấn đề về giám sát thực thi pháp luật hoặc xử lý các vụ vi phạm pháp luật; hợp tác, trao đổi, dân chủ hóa trong tổ chức, giải quyết các vấn đề liên quan đến giám sát thực thi luật pháp về BVMT.

- Lấy thuyết phục, hòa giải làm biện pháp chủ yếu trong việc vận động cộng đồng cùng tham gia thực thi và giám sát thực hiện.

Bên cạnh đó, cũng cần phải tuân thủ các nguyên lý:

- Đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cộng đồng phải đủ khả năng duy trì, tạo ra hoặc thu đƣợc các sản phẩm và dịch vụ cần thiết cho đời sống, sức khỏe và phúc lợi một cách bền vững. Đây là một vấn đề không dễ nhận biết, do đó nó phải là một quá trình và qua thực tế cộng đồng mới thấy đƣợc lợi ích và nhận diện đƣợc vấn đề.

- Tăng quyền lực là sự phát triển của sức mạnh quyền lực thực hiện việc kiểm tra, giám sát các bộ luật về những nguồn tài nguyên, qua đó nâng cao thu nhập và đảm bảo sử dụng bền vững nguồn tài nguyên mà các cộng đồng này phụ thuộc.

Việc này thường được thực hiện cùng với các cơ quan Nhà nước.

- Sự công bằng có nghĩa là sự bình đẳng giữa mọi người, mọi tầng lớp đối với những cơ hội và bình đẳng giữa thể chế hiện tại và tương lai. Mọi người, mọi nhóm xã hội đều có quyền tiếp cận bình đẳng đối với pháp luật và giám sát thực thi pháp luật, những cơ hội tồn tại để phát triển, bảo vệ và quản lý tài nguyên mà họ phụ thuộc.

- Tính hợp lý về sinh thái và sự phát triển bền vững: quản lý môi trường dựa vào cộng đồng và việc giám sát thực thi pháp luật theo cơ chế tự giám sát sẽ thúc đẩy những kỹ năng hợp tác và những hoạt động không chỉ để phù hợp những nhu cầu về kinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng mà còn là hợp lý về sinh thái. Do đó các cơ chế áp dụng đều phải phù hợp với khả năng, nhận thức và khả năng tiếp thu của cộng đồng v.v...

- Tôn trọng những tri thức truyền thống, bản địa: thừa nhận giá trị tri thức và hiểu biết bản địa trong những quá trình và hoạt động khác nhau. Rất nhiều tri thức bản địa liên quan đến tổ chức, thể chế do cộng đồng tạo ra, đƣợc cộng đồng chấp nhận qua các thế hệ trong quản lý và thực thi các điều mà cộng đồng đã quy định.

- Sự bình đẳng giới nhằm huy động sự tham gia đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng, không phân biệt đó là nam hay nữ. Mọi người phải được bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng về quyền hạn và nghĩa vụ trước pháp luật và trong kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật về BVMT.

o Nguyên tắc cơ bản trong quản lý nước thải sản xuất dựa vào cộng đồng - Ranh giới phải được xác định rõ ràng

Xác định đƣợc địa điểm cụ thể để thực hiện việc quản lý nước thải sản xuất dựa vào cộng đồng. Phải có sự phân công cụ thể, rõ ràng công việc đến từng đối tƣợng, tránh tình trạng xung đột, chồng chéo trong quản lý. Xem xét sự hợp tác của người dân để từ đó có hướng đi đúng đắn và kế hoạch sao cho phù hợp, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương để có được sự hỗ trợ tốt nhất.

- Có sự cân đối giữa chí phí và lợi ích

Cần gắn kết giữa mục tiêu quản lý nước thải sản xuất với tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân. Khi người dân thu được lợi ích từ hoạt động quản lý nước thải sản xuất thì họ sẽ tích cực tham gia. Mặt khác việc thu phí để phục vụ cho quản lý môi trường cũng phải được tính theo tỉ lệ để đảm bảo công bằng. Thu phí dựa trên lượng nước thải sản xuất chẳng hạn. Ví dụ; xác định lượng nước thải sản xuất bằng m3. Nếu thải ra 2 m3 nước họ phải trả gấp đôi phí so với 1 m3 nước.

- Tham khảo ý kiến cộng đồng

Cộng đồng dân cƣ đƣợc phép tổ chức và tham gia đóng góp ý kiến cho sự hoạt động có hiệu quả hay không hiệu quả của hệ thống quản lý nước thải sản xuất cộng đồng. Họ đƣợc khuyến khích đƣa ra ý kiến đóng góp của mình trong các cuộc họp thảo luận. Những ý kiến này rất quan trọng, vì người dân là người hiểu rõ nhất môi trường sống xung quanh họ và họ là người được lợi nhất nếu những ý kiến đó được thực hiện.

- Có sự giám sát của cộng đồng

Mọi hoạt động, muốn thực hiện có hiệu quả cần có sự giám sát. Hoạt động quản lý diễn ra trên địa bàn nào thì người dân ở đó sẽ là người có quyền được giám sát. Người dân tham gia giám sát giúp cho dự án hoạt động hiệu quả về thời gian,

chất lượng. Giám sát của người dân là một nguyên tắc giúp cho dự án vận hành tốt, tránh những sai phạm có thể xảy ra.

- Thưởng phạt rõ ràng

Những cá nhân tham gia quản lý nước thải sản xuất cộng đồng chịu sự giám sát của các tổ chức, đặc biệt là sự giám sát của cộng đồng về các hoạt động. Thông qua đó, các hành vi sai trái sẽ bị phát hiện và bị xử phạt, những hành động có lợi cho cộng đồng sẽ được khuyến khích và khen thưởng. Có những mức phạt khác nhau đối với từng hành vi sai trái khác nhau. Chính điều này sẽ khuyến khích người dân làm việc hiệu quả hơn.

- Công nhận quyền hạn của tổ chức

Tổ chức thực hiện việc quản lý nước thải sản xuất cộng đồng có đủ quyền hạn về việc tổ chức và thực hiện nhiệm vụ của mình nhưng không được làm ảnh hướng tới các cộng đồng khác. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì vấn đề người dân đưa ra nhiều khi có liên quan tới nhiều lĩnh vực khác chứ không phải chỉ về môi trường, vì thế nguyên tắc này đưa ra nhằm khuyến khích người dân nêu ra ý kiến của mình.

o Hoạch định kế hoạch thu hút sự tham gia cộng đồng về quản lý nước thải sản xuất

Việc hoạch định kế hoạch thu hút sự tham gia cộng đồng về quản lý nước thải sản xuất được thực hiện qua các bước sau đây:

- Xác định những phương án hay hoạt động thu hút sự tham gia cộng đồng Việc huy động tham gia cộng đồng vào dự án hay hoạt động cần phải đƣợc lựa chọn để có đƣợc kết quả theo mục tiêu đã định. Không phải mọi dự án hay hoạt động đều giao cho cộng đồng. Có những dự án, công trình hay hoạt động tƣ nhân hay doanh nghiệp đảm nhiệm tốt hơn, ví dụ một số dự án tái chế, dự án xây dựng và khai thác lò đốt rác,... Các dự án hay hoạt động thu hút sự tham gia cộng đồng thường là dự án hay hoạt động gắn với công trình công cộng, hoặc dự án có chung lợi ích, trách nhiệm của nhiều bên liên đới trong cộng đồng, hay dự án liên quan đến huy động tài chính của cộng đồng, đến cam kết của cộng đồng,...

Ví dụ, việc thu phí nước thải sinh hoạt có liên quan đến các cộng đồng dân cư.

Muốn đảm bảo thu phí đƣợc thực hiện hợp lý và suôn sẻ cần thiết phải thu hút sự tham gia của các cộng đồng dân cư từ khâu phổ biến chủ trương để dân hiểu, đến khâu xây dựng nguyên tắc thu phí, cách thức xác định mức phí và hình thức thanh toán. Khi có sự tham gia của người dân vào quy trình này, các quyết định sẽ sát thực tế và được sự ủng hộ của dân chúng. Trường hợp thu phí nước thải công nghiệp, cần thu hút cộng đồng doanh nghiệp vào các khâu xây dựng quy trình xác định mức phí, kê khai lƣợng thải, thành phần chất thải và hình thức thanh toán. Trên cơ sở ý kiến tham gia của doanh nghiệp, việc đƣa ra quy trình xác định cũng nhƣ hình thức thanh toán sẽ mang tính khả thi cao.

- Xác định các giai đoạn tham gia của cộng đồng

Sự tham gia của cộng đồng đƣợc phân thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn lập kế hoạch dự án hay hoạt động: Ở giai đoạn này, sự tham gia của cộng đồng bao gồm việc tham gia đóng góp ý kiến và thông tin khảo sát của chính quyền địa phương hay cơ quan tư vấn để xác định nhu cầu của cộng đồng, năng lực tài chính và vật chất trong việc tiếp nhận dự án hay hoạt động, xác định thiện ý và mức độ tham gia của cộng đồng ở các giai đoạn tiếp theo của dự án.

Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch khả thi của dự án hay hoạt động: Cộng đồng có thể đóng vai trò tích cực trong việc lập kế hoạch và thiết kế dự án thông qua việc đóng góp đầu vào cho các nhà thiết kế kỹ thuật (thiết kế quy trình thu gom nước thải, mương dẫn nước thải chung,...) như các thông tin về lượng nước thải sản xuất của các hộ, xu thế gia tăng hay giảm nước thải sản xuất trong thôn, xóm, xã, phường, khả năng tài chính của các hộ cho việc chi trả phí thu gom v.v... hay được tham khảo ý kiến liên quan đến phương án giám sát dự án, hoạt động.

Giai đoạn thực hiện dự án hay hoạt động: Vai trò của cộng đồng bao gồm từ việc tham khảo ý kiến đến chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác quản lý dự án, đấu thầu, ký hợp đồng thực hiện, giám sát tiến độ hay ở một số hoạt động nào đó có thể tham gia giám sát kỹ thuật (hoạt động thu gom nước thải sản xuất, xây dựng hệ thống thoát nước thải,...) hay giám sát tài chính. Cộng đồng cũng có thể tham gia dưới góc độ đóng góp công lao động, đóng góp tài chính, đóng góp vật tư cho dự án

hay hoạt động nhất là đối với các công trình công cộng có liên quan đến quản lý nước thải sản xuất (ví dụ: xây dựng hệ thống thoát nước thải, hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong địa bàn thôn, xóm, xã,...).

Giai đoạn sau khi kết thúc dự án: Vai trò của cộng đồng là duy trì hoạt động hay kết quả của dự án thông qua việc góp kinh phí hoặc vật chất để đảm bảo sự tiếp tục của dự án sau khi nhà đầu tƣ đã hoàn thành xây dựng hay triển khai những công việc của dự án.

- Xác định các nhóm cộng đồng chủ chốt huy động vào dự án hay hoạt động Trong cuộc sống hằng ngày, hầu hết mọi người dân đều có liên quan trực tiếp đến các mặt khác nhau của nước thải sản xuất. Tuy nhiên, từng hoạt động đặc thù của quản lý nước thải sản xuất không phải lúc nào cũng huy động tất cả các cộng đồng. Vai trò, sự tham gia của mỗi cộng đồng có mức độ và ý nghĩa khác nhau. Vì vậy, để cộng đồng tham gia quản lý nước thải sản xuất hiệu quả, bên cạnh việc xác định các hoạt động chủ chốt thu hút sự tham gia của cộng đồng, việc quan trọng tiếp theo là xác định cộng đồng chủ chốt trong hoạt động đó. Cộng đồng hay những cộng đồng này là đối tượng trọng tâm để chính quyền địa phương trao quyền cũng như huy động nguồn lực tham gia vào hoạt động quản lý nước thải sản xuất.

Các nhóm cộng đồng ở địa phương có vai trò chủ chốt trong việc phát sinh, thu gom, quản lý, xử lý nước thải sản xuất thường là:

+ Cộng đồng các hộ sản xuất trong khu vực nghiên cứu + Cộng đồng chính quyền (ra quyết định quản lý)

- Xác định các yêu cầu cần thiết cho việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng Để việc tham gia của cộng đồng trở thành hiện thực và thực sự có hiệu quả, cùng với việc xác định các giai đoạn và mức độ tham gia của cộng đồng, cần phải có những điều kiện sau đây:

Cán bộ chính quyền, quan chức, công chức nhận thức đƣợc và có kinh nghiệm về quản lý sự tham gia cộng đồng và ra quyết định trên cơ sở ý kiến của cộng đồng

Các kênh tham gia của dân chúng phải đƣợc thể chế hóa và dân chúng phải đƣợc hiểu rõ về chúng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý nước thải sản xuất dựa vào cộng đồng tại xã Đông Thọ thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)