1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
1.2.1. Làng nghề và ô nhiễm môi trường làng nghề
1.2.1.1. Phân bố các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm trên cả nước
Các làng nghề đã tồn tại, phát triển từ hàng nghìn năm nay, có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt ở khu vực nông thôn, trong tiến trình đổi mới và phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới thì đây là mắt xích đột phá để đầu tƣ khoa học, công nghệ phát triển nông thôn hiện đại. Các làng nghề trên khắp cả nước rất đa dạng về ngành nghề sản xuất cũng như sản phẩm [3, 10]. Có thể phân loại làng nghề theo 6 nhóm ngành sản xuất dựa trên loại hình sản xuất và loại hình sản phẩm, bao gồm:
- Ƣơm tơ, dệt vải và may đồ da
- Chế biến nông sản thực phẩm, dƣợc liệu - Tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại…) - Thủ công mỹ nghệ, thêu ren.
- Vật liệu xây dựng, khai thác và chế tác đá
- Nghề khác (mộc gia dụng, cơ khí nhỏ, đóng thuyền, quạt giấy, đan vó, lưới…) Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỷ lệ lớn trong các làng nghề trên cả nước. Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm được phân bố đều ở các khu vực nhƣng nhiều nhất vẫn là khu vực châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Tại các làng nghề này phần lớn người lao động sử dụng thời gian nông nhàn để tham gia sản xuất, hình thức sản xuất chủ yếu vẫn mang tính thủ công, gần nhƣ không có sự thay đổi về quy trình sản xuất so với thời điểm đƣợc hình thành nghề [3, 10].
Làng nghề nói chung và làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm ở khu vực miền Bắc nói riêng tập chung chủ yếu ở 9 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Đây là vùng đồng bằng đất đai phì nhiêu, khí hậu thích hợp cho trồng trọt chăn nuôi phát triển nông nghiệp nên có các sản phẩm nông nghiệp rất phong phú, rất thích hợp cho sự phát triển các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm để có thể tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ. Chính vì lẽ đó mà các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm đã xuất hiện từ rất sớm. Việc hình thành phát triển các làng nghề này không những đã tận dụng nguồn lao động dƣ thừa và nguồn nguyên liệu phong phú tại chỗ sản xuất ra các mặt hàng nông phẩm đa dạng mà còn góp phần tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân. Theo các số liệu thống kê và tài liệu tham khảo, các làng nghề chế biến thực phẩm phân bố chủ yếu ở các tỉnh nhƣ Thái Bình (22 làng nghề), Hƣng Yên (7 làng nghề), Hà Nội (48 làng nghề), Nam Định (21 làng nghề), Hải Dương (8 làng nghề),… [8, 10].
1.2.1.2. Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Các làng nghề đã và đang đóng góp một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế nông thôn. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú với giá thành rẻ. Các nghề
truyền thống chủ yếu sử dụng các nguyên liệu sẵn có trong nước, vốn là các tài nguyên thiên nhiên điển hình của miền nhiệt đới: tre nứa, gỗ, tơ tằm, các sản phẩm của nông nghiệp nhiệt đới (lúa gạo, hoa quả, ngô, khoai, sắn…), các loại vật liệu xây dựng [8, 10].
- Làng nghề góp phần tăng thu nhập cho dân cư nông thôn: Trong nông thôn hiện nay, quá trình đô thị hóa đang làm giảm đất trồng trọt, người dân không còn đất canh tác tăng lên. Mặt khác, hàng năm lại có thêm nhiều người đến tuổi lao động và thời gian nông nhàn còn nhiều. Do đó, nếu không có việc làm tại chỗ, thanh niên buộc phải di chuyển vào thành thị, gây ra những vấn đề xã hội lớn rất khó giải quyết. Trong khi đó, nếu có nghề thủ công tại chỗ, họ có them việc làm, them thu nhập (thường cao gấp rưỡi đến hai lần so với thu nhập từ nông nghiệp), gắn bó hơn với nông thôn [8, 10].
- Làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới: Quá trình công nghiệp hóa là quá trình chuyển dịch lao động từ năng suất thấp sang năng suất cao, từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang cơ cấu công nghiệp và dịch vụ chiếm phần lớn. Năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và tính bền vững của nền kinh tế cũng từ đó mà đƣợc bảo đảm. Đồng thời, bộ mặt nông thôn cũng từ đó mà khắc sởi, kinh tế và văn hóa phát triển, đời sống nâng cao, nông thôn khang trang, tươi đẹp, tệ nạn xã hội không còn.
Ngoài ra, nhiều Hiệp hội, Hội nghề nghiệp, Câu lạc bộ nghề nghiệp đƣợc thành lập nhƣ: Hiệp hội làng nghề Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn… Bên cạnh đó hình thành các trung tâm giao lưu buôn bán, cụm dân cƣ với lối sống đô thị tại nông thôn [8, 10].
1.2.1.3. Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề chế biến thực phẩm
Hiện nay, phần lớn các làng nghề chế biến thực phẩm của nước ta là làng nghề thủ công truyền thống, các quy trình sản xuất đƣợc nghiên cứu, sáng tạo, thực hiện truyền từ đời này sang đời khác, thêm vào đó là hoạt động sản xuất tại các làng nghề đƣợc hình thành và phát triển mang tính tự phát, thiết bị đơn giản, công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu thấp, cùng với đó là mặt bằng sản xuất còn hạn chế nên công tác bảo vệ môi trường chưa được chú trọng gây ra sự ô nhiễm
cho môi trường xung quanh. Các hệ thống xử lý nước thải, chất thải hầu như chưa được người lao động và dân cư sinh sống trong khu vực sản xuất quan tâm đúng mức, ý thức bảo vệ môi trường còn hạn chế, vì vậy môi trường các vùng nông thôn ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Hệ quả của sự ô nhiễm đó là sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, môi trường sinh thái bị hủy hoại nặng nề, làm cho sự phát triển của làng nghề là không bền vững [1].
1.2.1.4. Thực trạng quản lý môi trường tại các làng chế biến thực phẩm
Đối với việc quản lý môi trường tại làng nghề, các cấp quản lý ở cơ sở làng xã đóng một vai trò rất quan trọng nhƣng hầu hết trong cơ cấu tổ chức thì chức năng, nhiệm vụ của cấp xã, cấp thôn chưa rõ ràng đối với công tác bảo vệ môi trường, bộ máy quản lý còn gặp nhiều hạn chế.
Hầu hết các cán bộ quản lý về môi trường từ cấp huyện trở xuống đều không có chuyên môn về môi trường mà chỉ là cán bộ kiêm nhiệm, năng lực quản lý còn hạn chế. Thêm vào đó, số cán bộ này không đƣợc tập huấn, đào tạo trình độ nghiệp vụ, thực tế có tới khoảng 95% cán bộ quản lý môi trường tại các xã, thôn không có chuyên môn về môi trường. Do năng lực quản lý kém nên các văn bản pháp luật của nhà nước ban hành về bảo vệ môi trường, cũng như các văn kiện từ cấp trên ban hành xuống xã cũng không đƣợc chú tâm thực hiện, từ đó công tác vệ sinh môi trường, tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho người dân không được quan tâm, khiến cho việc giữ gìn môi trường sạch sẽ ngày càng khó khăn hơn [1].
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, các trang thiết bị sử dụng để vệ sinh môi trường, quan trắc môi trường còn thiếu nên công tác quản lý gặp nhiều khó khăn. Một vài nơi được cung cấp các thiết bị tiên tiến từ các dự án của nước ngoài, nhưng do năng lực cán bộ còn yếu nên không thường xuyên sử dụng, cũng không quan tâm đến việc sử dụng thiết bị lâu dài khiến cho sự đầu tƣ bị lãng phí. Đối với cấp huyện, xã hầu như việc thu thập số liệu, thông tin môi trường đều qua các cơ quan chuyên môn khác, qua cảm quan của người phụ trách về môi trường nên không chính xác, không đánh giá đúng đƣợc mức độ ô nhiễm của khu vực để lập kế hoạch kịp thời cải tạo, bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường cũng rất quan trọng, nhƣng việc thực hiện lại chƣa triệt để, còn hời hợt, chƣa đủ tính răn đe với các cấp dưới, từ đó dẫn đến sự thờ ơ với môi trường. Tình hình thi hành luật tại các làng nghề còn gặp nhiều khó khăn do sự chỉ đạo của cấp trên còn chung chung, các cán bộ lúng túng với việc thực hiện hoạt động vệ sinh, bảo vệ môi trường.