Giải pháp về chính sách và công cụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý nước thải sản xuất dựa vào cộng đồng tại xã Đông Thọ thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình (Trang 96 - 100)

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI SẢN XUẤT TẠI XÃ ĐÔNG THỌ, THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH

3.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

3.2.1. Giải pháp về chính sách và công cụ

Do tại xã Đông Thọ hiện nay mới chỉ có một tổ cán bộ môi trường với ba thành viên là các nhân viên phòng địa chính kiêm nhiệm nên kiến thức về môi trường còn hạn hẹp, công tác quản lý còn chưa được sát sao. Để môi trường trong khu vực làng nghề đƣợc quan tâm và bảo vệ đúng mức cần thiết, cần có một bộ phận chuyên trách về môi trường và an toàn lao động trong bộ máy làm việc của Ủy ban nhân dân xã nhằm giám sát và quản lý chất lượng môi trường. Các cán bộ môi trường này phải được đào tạo chuyên ngành về môi trường, có trách nhiệm đi thực địa, điều tra những nguồn thải lớn tại làng nghề, nắm được tình hình môi trường của làng nghề để đưa ra những ý kiến tham mưu cho cấp trên nhằm tìm ra chính sách cụ thể, thích hợp để quản lý nguồn thải, bảo vệ môi trường trên địa bàn xã. Ngoài ra, những chính sách, công văn, quy định về bảo vệ môi trường đưa về ủy ban xã cũng sẽ được các cán bộ môi trường phổ biến đến với người dân và động viên, khuyến khích người dân thực hiện nghiêm túc. Bộ phận chuyên trách về môi trường còn có nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu những giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sinh hoạt, sản xuất trong địa bàn xã, kịp thời tìm ra những giải pháp xử lý khi xảy ra sự cố môi trường. Hệ thống quản lý môi trường cấp xã đƣợc đề xuất nhƣ trong hình 3.1.

 Vai trò và nhiệm vụ cụ thể của các cấp trong mô hình tổ chức quản lý vệ sinh môi trường bao gồm:

- Tham mưu cho các cấp lãnh đạo xã về công tác quản lý môi trường tại làng nghề.

- Tổ chức thực hiện công tác vệ sinh môi trường thông qua các hoạt động tại xã Đông Thọ.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện các hoạt động đã đƣợc triển khai và thực trạng chấp hành nội quy vệ sinh môi trường trong xã.

- Tuyên truyền, giáo dục cho người dân về mục đích và lợi ích của việc bảo vệ môi trường, cũng như hướng dẫn thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn.

Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường cấp xã

 Chủ tịch và phó chủ tịch Ủy ban nhân dân là cán bộ cấp cao nhất trong hệ thống, có trách nhiệm nắm tình trạng chung của xã. Về vấn đề môi trường các cán bộ cần:

- Ban hành các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, quy định của cấp tỉnh, cấp nhà nước đã ban hành trên địa bàn xã.

 Bộ phận chuyên trách về môi trường và các ban ngành khác có nhiệm vụ kết hợp với nhau để nắm rõ được tình trạng môi trường trong xã Đông Thọ, nắm được công tác giáo dục, truyên truyền về bảo vệ môi trường cho người dân. Chức năng chính của các cán bộ chuyên trách môi trường là:

Trưởng thôn

Tổ cán bộ vệ sinh môi trường cấp thôn

Các hộ gia đình Chủ tịch UBND xã

Phó chủ tịch UBND xã

Bộ phận chuyên trách về môi trường

Các ban ngành của xã (kinh tế, văn hóa – xã

hội, giáo dục,…)

- Hỗ trợ, tham mưu cho Ủy ban xã về ban hành các quy định bảo vệ môi trường;

- Tổ chức tập huấn, giám sát, đôn đốc thực hiện các công văn đƣợc ban hành xuống địa bàn xã;

- Hàng năm, bộ phận chuyên trách về môi trường có nhiệm vụ quan trắc các số liệu cơ bản về môi trường lao động, môi trường làng nghề;

- Tổ chức các buổi khám sức khỏe cho người lao động trên địa bàn xã để kịp thời phát hiện những bệnh do hoạt động sản xuất gây nên.

 Các trưởng thôn có nhiệm vụ quản lý chung các hoạt động của thôn xóm, trong đó có hoạt động của tổ cán bộ vệ sinh môi trường cấp thôn. Việc thành lập tổ cán bộ này nhằm làm cho công tác quản lý môi trường được cụ thể, chặt chẽ hơn. Tổ sẽ do Ủy ban nhân dân quản lý, được trả lương từ kinh phí của Ủy ban, hoạt động nhƣ một đội xung kích tình nguyện. Nhiệm vụ của tổ:

- Hỗ trợ các cán bộ xã về việc thực hiện các công văn, chính sách, quy định đƣợc ban hành.

- Theo dõi, nhắc nhở việc chấp hành an toàn vệ sinh môi trường của các hộ trong địa bàn thôn;

- Nắm đƣợc tình hình xả thải tại địa bàn thôn, báo cáo lên cấp trên để kịp thời tìm ra những giải pháp mới cho công tác quản lý môi trường cũng như bảo vệ môi trường.

- Tham gia công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức người dân về vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề;

- Tổ chức các buổi vệ sinh thôn xóm định kì, kêu gọi người dân xung quanh tham gia dọn dẹp đường phố.

Đánh giá hiệu quả hệ thống

Do các cấp chính quyền xã không thể quán xuyến hết đƣợc tình hình về môi trường tại địa phương, không có các báo cáo kịp thời cho xã, hệ thống quản lý môi trường này có thể đi vào hoạt động một cách hiệu quả do có sự liên kết chặt chẽ giữa chính quyền và người dân. Từ những người chung sống trong cùng một thôn sẽ đôn đốc, nhắc nhở nhau về vấn đề bảo vệ môi trường, từ đó báo cáo tình hình lên xã. Nắm đƣợc các nguồn thông tin chính xác và kịp thời từ thôn, các cấp chính

quyền sẽ nhanh chóng tìm ra các giải pháp hợp lý để khắc phục sớm, không để sự ô nhiễm tăng thêm. Các hộ gia đình có nhiệm vụ thực hiện nghiêm chỉnh chỉ đạo của bộ máy quản lý môi trường nhằm giảm thiểu mức độ phát thải ra môi trường, giúp cho làng nghề miến xã Đông Thọ có điều kiện môi trường tốt để phát triển sản xuất trong hiện tại và tương lai.

Về công cụ quản lý

Đối với làng nghề làm miến xã Đông Thọ, việc áp dụng các công cụ kinh tế vào quản lý môi trường cũng rất cần thiết nhằm nâng cao ý thức tự giác của các hộ sản xuất, duy trì và cải thiện tình trạng môi trường để làng nghề phát triển bền vững hơn. Các công cụ kinh tế đƣợc đề xuất tại xã Đông Thọ.

Phí môi trường

Phí môi trường thích hợp được áp dụng tại làng nghề miến xã Đông Thọ là phí đánh vào nguồn ô nhiễm. Các loại phí được thu bởi nguồn gây ô nhiễm môi trường nước (BOD5, COD, TSS,…) là chủ yếu.

Việc thu phí nhằm nâng cao ý thức tự giác của các hộ sản xuất về vấn đề bảo vệ môi trường. Hiện trạng sản xuất của làng nghề miến xã Đông Thọ là các quy trình truyền thống, truyền miệng từ đời này sang đời khác, thêm vào đó là các trang thiết bị chƣa đƣợc đầu tƣ đầy đủ do suy nghĩ chủ quan của các hộ sản xuất, môi trường là của chung nên không riêng ai phải lo lắng, bảo vệ. Khi áp dụng thu phí, các cơ sở sản xuất sẽ phải đầu tƣ một lần các trang thiết bị thân thiện hơn với môi trường, tìm các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm để đảm bảo giảm chi phí cho sản xuất, giá thành sản phẩm có thể cạnh tranh được trên thị trường. Các cán bộ môi trường trong xã sẽ có trách nhiệm kiểm tra đột xuất các nguồn thải đã đƣợc xử lý, các nguồn thải chuẩn bị thải ra môi trường tại các cơ sở sản xuất trong làng nghề. Nếu cơ sở sản xuất nào không đảm bảo chất lƣợng đầu ra của nguồn thải, cơ sở đó sẽ bị thu phí môi trường, càng ô nhiễm nhiều thì mức phí thu càng cao.

Trợ cấp môi trường

Các mô hình trợ cấp môi trường đã được nhà nước áp dụng rộng rãi trong thời gian qua nhằm khuyến khích các ngành sản xuất triển khai các công nghệ có lợi cho môi trường, đầu tư các công nghệ xử lý ô nhiễm hiệu quả.

Do làng nghề miến xã Đông Thọ còn nghèo, nguồn thu nhập của người dân đã đƣợc cải thiện nhƣng chƣa cao, chƣa có điều kiện đầu tƣ các công nghệ tiên tiến toàn diện, công nghệ xử lý nên việc trợ cấp môi trường từ nhà nước hoặc cho vay vốn ưu đãi sẽ mang lại một sự thay đổi lớn trong công cuộc cải thiện môi trường tại làng nghề miến này. Nhà nước sẽ đầu tư các hệ thống xử lý thải chung trong toàn xã, còn người dân sẽ được các ngân hàng áp dụng chương trình cho vay vốn ưu đãi để đầu tƣ các hệ thống xử lý thải tại hộ gia đình, cụm gia đình.

Tuy nhiên, giải pháp trợ cấp chỉ mang tính tạm thời. Nếu vận dụng không thích hợp hoặc kéo dài sẽ dẫn đến phi hiệu quả kinh tế, đi ngƣợc lại với nguyên tắc

“người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Bởi vậy, trợ cấp môi trường chỉ thực hiện trong một thời gian cố định với một trương trình có kế hoạch và kiểm soát rõ ràng, thường xuyên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý nước thải sản xuất dựa vào cộng đồng tại xã Đông Thọ thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)