CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI SẢN XUẤT TẠI XÃ ĐÔNG THỌ, THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH
2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI SẢN XUẤT TẠI XÃ ĐÔNG THỌ
2.2.3. Ô nhiễm môi trường nước thải
Nước thải
Dựa vào kết quả phân tích có thể biết được nước mặt và nước thải của làng nghề miến xã Đông Thọ chủ yếu bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng.
Các số liệu phân tích đƣợc thu thập vào thời điểm tháng 4 - là một tháng không phải là cao điểm tại làng nghề sản xuất miến Đông Thọ, cụ thể nhƣ sau:
Kết quả phân tích cho thấy nước thải tại làng miến xã Đông Thọ có hàm lượng các chất gây ô nhiễm rất cao, vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần quy định tại QCVN 40:2011/BTNMT loại B (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - loại B: quy định giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt), đặc biệt là chất hữu cơ (COD, BOD5) và chất rắn lơ lửng. Hàm lượng TSS trong nước thải tại đây cao gấp 1,45 đến 3,2 lần; với các chỉ số về chất hữu cơ trong nước thải:
COD dao động từ 219 đến 318 mg/l, cao gấp 1,46 đến 2,12 lần so với quy chuẩn;
BOD5 dao động từ 115 đến 165 mg/l, cao gấp 2,3 đến 3,3 lần so với quy chuẩn cho phép. Độ pH trong các mẫu nước thải mẫu nằm trong khoảng 6,16 - 6,85 và đạt quy chuẩn cho phép.
Nước mặt
Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại một số hộ dân trong làng nghề làm miến xã Đông Thọ đƣợc chỉ ra tại bảng 2.5
Dựa vào các số liệu đã phân tích, có thể thấy nguồn nước mặt tại làng miến xã Đông Thọ đã bị ô nhiễm. Chỉ số pH trong nước mặt tại làng nghề đều tốt, tuy nhiên hầu hết các mẫu nước đều vượt tiêu chuẩn cho phép các thông số TSS, BOD5, COD, PO43-, NH4+ (QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, loại B1) về quy chuẩn nước mặt trên sông, hồ, kênh mương phục vụ cho mục đích tưới tiêu nông nghiệp và các mục đích khác yêu cầu chất lượng nước tương tự.
Lượng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước vượt quá quy chuẩn cho phép từ 1,4 đến 1,70 lần. Lượng BOD5 trong nước vượt quá quy chuẩn cho phép từ 1,2 đến 3,20 lần. Lượng CODtrong nước vượt quá quy chuẩn cho phép từ 1,07 đến 3,07 lần.
Lượng Amoni trong nước có một mẫu vượt quá quy chuẩn cho phép 4,37 lần.
Lượng Photphat trong nước có một mẫu vượt quá quy chuẩn cho phép 1,07 lần.
Kết quả phân tích cho thấy nước tại ao, hồ tại các thôn trong xã nằm sát bên hộ gia đình có hoạt động sản xuất cũng bị ô nhiễm. Nguyên nhân là do trong quá trình sinh hoạt và sản xuất, một lượng nước thải cũng được thải bỏ ra ao mà không đổ xuống cống thoát để đến các bể xử lý của hộ gia đình. Nước thải từ quá trình ngâm rửa bột dong có hàm lƣợng chất hữu cơ cao, khi thải bỏ xuống những ao tù không có dòng chảy sẽ ứ đọng lại và bắt đầu bị phân hủy khiến cho nước trong ao bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, nước ao cũng bị nhiễm bẩn từ nước mưa chảy tràn và một phần nước thải sinh hoạt do người dân thải ra khiến cho hàm lượng các chất ô nhiễm khá cao. Tại vị trí lấy mẫu, có thể thấy được nước trong ao, hồ có màu xanh của tảo, chứng tỏ các ao hồ có dấu hiệu bị phú dƣỡng.
Để có thể sử dụng nguồn nước mặt tại làng nghề làm miến xã Đông Thọ, cần áp dụng các biện pháp xử lý nước phù hợp.
Tiểu kết chương 2
Chương này đánh giá chung về hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Đông Thọ khá ổn định. Đồng thời thực trạng môi trường Đông Thọ đang bị ô nhiễm đặc biệt là nước thải sản xuất. Chính quyền xã đã có những định hướng phát triển cụ thể kinh tế, xã hội nói chung. Trong đó, nước thải là vấn đề cần quan tâm trong quản lý, xử lý vì nhiều chỉ tiêu vƣợt tiêu chuẩn cho phép. Nhận thức của cộng đồng về nước thải sản xuất còn hạn chế. Chính quyền địa phương đã bắt đầu chú trọng nhƣng gặp nhiều khó khăn trong đánh giá hiện trạng và đặc biệt trong phát huy vai trò của cộng đồng trong quản lý và giảm thiểu hay phòng ngừa ô nhiễm do nước thải sản xuất gây ra đối với môi trường.
Từ những thực trạng về môi trường và công tác quản lý môi trường trên địa bàn xã đã nêu, để đảm bảo làng nghề miến xã Đông Thọ phát triển bền vững lâu dài, các công tác quản lý môi trường như quan trắc, giám sát diễn biến môi trường là rất quan trọng. Tuy nhiên do nhiều vấn đề khách quan khác, một phần vì điều kiện kinh tế còn hạn chế nên xã cần có những giải pháp cụ thể để công tác quản lý tích cực hơn, triệt để hơn cho môi trường làng nghề nơi đây không bị xuống cấp thêm nữa, đặc biệt cần phát huy mạnh giải pháp quản lý nước thải sản xuất dựa vào cộng đồng. Muốn đƣợc nhƣ vậy, điều quan trọng nhất cần có sự phối hợp chặt chẽ từ nhà khoa học đến người quản lý với cộng đồng người dân.
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI SẢN XUẤT DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ ĐÔNG THỌ