CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI SẢN XUẤT TẠI XÃ ĐÔNG THỌ, THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH
3.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG MIẾN ĐÔNG THỌ
3.1.2. Thực trạng quản lý ô nhiễm nước thải sản xuất của người dân
Một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đối với vấn đề ô nhiễm môi trường của làng nghề hiện nay là ý thức bảo vệ môi trường của toàn thể cộng đồng.
Đây cũng là một khó khăn chung của nhiều nơi chứ không riêng gì làng nghề miến tại xã Đông Thọ. Ô nhiễm nước thải sản xuất là nguyên nhân gây ô nhiễm nước ngầm, ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của người dân
Trước hết là khó khăn về trình độ của người lao động. Đây là những người trực tiếp tham gia sản xuất và trực tiếp tạo ra lượng thải đối với môi trường. Nếu họ nhận thức được sức chứa của môi trường là có hạn và nhận thấy được hậu quả của việc môi trường bị ô nhiễm thì họ sẽ có ý thức hơn trong việc kiểm soát lượng thải của mình. Song, do quy mô sản xuất tại làng miến xã Đông Thọ thường là các hộ gia đình, hình thức làm nghề là truyền từ đời này sang đời khác nên phương thức sản xuất còn lạc hậu, người lao động không được đào tạo sử dụng các máy móc theo đúng quy trình, các loại máy móc thô sơ, thậm chí là tự chế nên kiến thức của người sản xuất về sản xuất sạch còn yếu kém. Ngoài ra, với tâm lý tiết kiệm chi phí sản xuất nhiều nhất có thể, các hộ gia đình cũng không quan tâm nhiều đến đầu tƣ hệ thống xử lý nước thải hiệu quả trước khi xả ra môi trường, nước thải không đảm bảo sẽ được đưa trực tiếp vào đường kênh dẫn nước thải của xã, kênh nước thải này lại được đổ trực tiếp ra sông Trà Lý khiến cho nguồn nước mặt khu vực xung quanh xã bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Sau đó là ý thức của cộng đồng nói chung, họ là tác nhân mà cũng là nạn nhân chịu tác động của vấn đề ô nhiễm môi trường. Song, dường như việc ô nhiễm môi trường vẫn còn đang ở rất xa cuộc sống của chính họ. Kết quả phỏng vấn một số hộ dân tại làng nghề xã Đông Thọ nhƣ sau:
Bảng 3.4. Tỷ lệ % đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nước đối với người tham gia sản xuất tại thôn Thống Nhất - xã Đông Thọ
Các nguồn gây ô nhiễm
(đối với người sản xuất) Số phiếu điều tra Tỷ lệ (%)
Do nước thải sinh hoạt 10 20
Do nước thải sản xuất miến 35 70
Do các loại khác 5 10
Tổng 50 100%
(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 6/2017)
Bảng 3.5. Tỷ lệ % đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nước đối với người tham gia sản xuất tại thôn Đoàn Kết - xã Đông Thọ
Các nguồn gây ô nhiễm
(đối với người sản xuất) Số phiếu điều tra Tỷ lệ (%)
Do nước thải sinh hoạt 10 20
Do nước thải sản xuất miến 37 74
Do các loại khác 3 6
Tổng 50 100%
(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 6/2017) Bảng 3.6. Tỷ lệ % đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nước đối với người tham gia
sản xuất tại thôn Trần Phú - xã Đông Thọ Các nguồn gây ô nhiễm
(đối với người sản xuất) Số phiếu điều tra Tỷ lệ (%)
Do nước thải sinh hoạt 18 36
Do nước thải sản xuất miến 22 44
Do các loại khác 10 20
Tổng 50 100%
(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 6/2017)
Bảng 3.7. Tỷ lệ % đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nước đối với người tham gia sản xuất tại thôn Quang Trung - xã Đông Thọ
Các nguồn gây ô nhiễm
(đối với người sản xuất) Số phiếu điều tra Tỷ lệ (%)
Do nước thải sinh hoạt 20 40
Do nước thải sản xuất miến 25 50
Do các loại khác 5 10
Tổng 50 100%
(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 6/2017)
Bảng 3.8. Tỷ lệ % đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nước đối với người tham gia sản xuất tại thôn Lam Sơn - xã Đông Thọ
Các nguồn gây ô nhiễm
(đối với người sản xuất) Số phiếu điều tra Tỷ lệ (%)
Do nước thải sinh hoạt 13 26
Do nước thải sản xuất miến 29 58
Do các loại khác 8 16
Tổng 50 100%
(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 6/2017)
Bảng 3.9. Tỷ lệ % đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nước đối với người tham gia sản xuất tại thôn Hồng Phong - xã Đông Thọ
Các nguồn gây ô nhiễm
(đối với người sản xuất) Số phiếu điều tra Tỷ lệ (%)
Do nước thải sinh hoạt 14 28
Do nước thải sản xuất miến 32 64
Do các loại khác 4 8
Tổng 50 100%
(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 6/2017)
Bảng 3.10. Tỷ lệ % đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nước đối với người không tham gia sản xuất tại xã Đông Thọ
Các nguồn gây ô nhiễm (đối với người không tham
gia sản xuất)
Số phiếu điều tra Tỷ lệ (%)
Do nước thải sinh hoạt 20 40
Do nước thải sản xuất miến 25 50
Do các loại khác 5 10
Tổng 50 100%
(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 6/2017)
Bảng 3.11. Tỷ lệ % đánh giá mức độ tham gia của người dân vào việc đề xuất các biện pháp, chính sách quản lý nước thải sản xuất tại xã Đông Thọ
Mức độ tham gia Số phiếu điều tra Tỷ lệ (%)
Được tham gia thường xuyên 14 28
Ít đƣợc tham gia 32 64
Không đƣợc tham gia 4 8
Tổng 50 100%
(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 6/2017)
Bảng 3.12. Tỷ lệ % đánh giá mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm nước thải sản xuất đến môi trường tại xã Đông Thọ
Mức độ ảnh hưởng của ô
nhiễm nước thải sản xuất Số phiếu điều tra Tỷ lệ (%)
Rất ảnh hưởng 5 10
Ảnh hưởng 35 70
Ít ảnh hưởng 10 20
Tổng 50 100%
(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 6/2017)
Cộng đồng hoàn toàn nhận thức đƣợc vấn đề ô nhiễm hiện tại của làng nghề chủ yếu là do nước thải sản xuất miến dong. Tất cả 6 thôn đều có tỷ lệ (%) số phiếu điều tra đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là do nước thải sản xuất miến là rất lớn ( thôn Thống Nhất: 70%, thôn Đoàn Kết: 74%, thôn Trần Phú: 44%, thôn Quang Trung: 50%, thôn Lam Sơn: 58% ).
Về phía những người không sản xuất có hai ý kiến: bức xúc về việc xả thải và cũng có ý kiến thông cảm với người sản xuất
Về phía những người có sản xuất thì không muốn nói đến khía cạnh ô nhiễm hoặc cho rằng đó là tình trạng chung của cả làng, không có cách nào khác là xả thải như hiện tại; tại hộ gia đình đã có hệ thống xử lý nước thải như xã hướng dẫn là đủ.
Về phía một số cán bộ địa phương thì phản ứng cũng khá bức xúc với vấn đề ô nhiễm song cho rằng nếu không sản xuất thì không có thu nhập, và cũng không có vốn để đầu tư cho các giải pháp cải thiện môi trường, đồng thời cho rằng có rất nhiều đoàn về nghiên cứu, khảo sát song đến nay vẫn chƣa có giải pháp nào là khả thi và xu hướng vẫn thụ động vào sự giải quyết từ cấp trên.
Về tác hại của ô nhiễm, hầu hết mọi người đều nhận thấy môi trường ô nhiễm, song về tác hại của nó thì dường như cộng đồng chưa đánh giá ở mức độ rất nguy hiểm nên xảy sinh tâm lý “sản xuất và sống chung với ô nhiễm”.
Về giải pháp cải thiện môi trường làng nghề, cũng có nhiều ý kiến khác nhau:
đa phần các ý kiến đều theo chiều hướng trông chờ vào sự giải quyết của nhà nước, của cấp trên. Nhìn chung các giải pháp mà họ cho rằng khả thi nhất là đầu tƣ công nghệ và quy hoạch tập trung các hộ sản xuất lớn. Tuy nhiên vấn đề lo ngại nhất của người sản xuất là nguồn vốn và không được nằm trong đối tượng quy hoạch.
Có thể thấy rằng cộng đồng đã nhận thức đƣợc thực trạng ô nhiễm, song chƣa thấy hết đƣợc mức độ nguy hại của tình trạng này. Đa phần vẫn đặt lợi ích kinh tế lên trên hết, và biện hộ cho sự xả thải bừa bãi bằng khó khăn về kinh tế, về nguồn vốn, về thực trạng chung của toàn xã và sự giải quyết của các cấp trên. Tư tưởng của họ nhƣ là chấp nhận “sản xuất và sống chung với ô nhiễm” cho tới khi nào nhà nước có cách giải quyết tốt hơn. Nhưng xét về nhiều góc độ cũng cần lưu ý rằng, người sản xuất đa số còn hạn chế về trình độ, họ chủ yếu là các lao động phổ thông
và sản xuất theo kinh nghiệm thực tế là chính, vì thế họ thiếu một cái nhìn tổng thể đối với các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường. Trong khi nhu cầu cuộc sống lại tăng lên không ngừng, vì vậy rất khó có thể thuyết phục họ sản xuất gắn với bảo vệ môi trường trong giai đoạn này mà chưa có những giải pháp cân đối giữa kinh tế, xã hội và môi trường.
Như vậy, tại xã Đông Thọ, nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do hoạt động sản xuất của người dân đã xả ra một lượng nước thải lớn với nồng độ các chất ô nhiễm cao gấp nhiều lần quy chuẩn cho phép (chủ yếu là chất rắn lơ lửng và chất hữu cơ). Nguồn nước thải này tuy đã được dẫn qua bể xử lý sơ bộ nhưng hiệu quả xử lý rất thấp nên khi thải ra môi trường làm cho các kênh, mương bị ô nhiễm, mùi chua, hôi thối của các chất hữu cơ lâu ngày tích tụ bị phân hủy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân trong khu vực. Cùng với đó là việc xả thải một phần bừa bãi vào các ao hồ xung quanh nơi sản xuất cũng khiến cho nước mặt trên địa bàn xã bị ô nhiễm. Một phần khi có mưa lớn, các kênh mương bị tắc nghẽn do lâu ngày không được nạo vét cũng làm tràn nước thải sang các ao hồ, gây ô nhiễm nguồn nước. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường sống của người dân trên địa bàn xã Đông Thọ, không khí bốc mùi chua, hôi thối, cư dân dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, viêm da, đau mắt,…
Với thực trạng môi trường đang diễn biến theo chiều hướng tiêu cực như vậy, bên cạnh đó, lực lượng chịu trách nhiệm về môi trường tại xã lại mỏng và thiếu kiến thức về môi trường, bảo vệ môi trường, khiến cho việc quản lý còn yếu kém.
UBND xã cũng đã nắm được tình hình ô nhiễm tại địa phương và có các biện pháp cụ thể, chỉ đạo, tuyên truyền đến người dân nhưng hiệu quả chưa cao do chưa có tính thường xuyên, định kỳ, và ý thức của người dân vẫn còn thờ ơ với sự ô nhiễm xung quanh. Cùng với đó là điều kiện kinh tế tại xã chƣa đủ để trang bị các thiết bị tiên tiến về quan trắc môi trường khiến cho việc đánh giá mức độ ô nhiễm chưa đúng và đầy đủ, từ đó chƣa đƣa ra đƣợc những giải pháp hiệu quả để giải quyết tình trạng này. Trên địa bàn xã cũng chƣa có khu sản xuất riêng, tập trung mà các hộ gia đình sản xuất tự phát, việc sản xuất xen kẽ trong khu dân cƣ với tốc độ xả thải quá lớn so với năng lực đảm nhiệm của các cán bộ môi trường nên việc quản lý gặp
nhiều khó khăn. Một phần quan trọng nữa là ý thức của các hộ gia đình sản xuất trong khu vực chưa được nâng cao, còn có tâm lý đánh đổi môi trường chạy theo lợi nhuận nên chấp nhận sống chung với ô nhiễm, khi có cán bộ hay người lạ đến hỏi thì không muốn đề cập đến vấn đề ô nhiễm nên tình trạng xuống cấp môi trường khó có thể cải thiện, nếu không có sự hợp tác của các hộ gia đình. Người dân trên địa bàn xã cũng không chủ động bảo vệ môi trường mà trông chờ vào sự giải quyết của nhà nước, tâm lý này rất cần phải thay đổi nếu muốn cải thiện hiệu quả chất lượng của môi trường tại xã Đông Thọ.