Các nguyên tắc, chuẩn mực áp dụng trong kế toán bán hàng và xác định kết quả

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp yên thành (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1.2. Khái quát về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

1.2.2. Các nguyên tắc, chuẩn mực áp dụng trong kế toán bán hàng và xác định kết quả

1.2.2.1. Các nguyên tắc kế toán cơ bản

- Cơ sở dồn tích: Theo nguyên tắc này, mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền. Nguyên tắc này chi phối đến công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh thể hiện ở việc: khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng (khách hàng chấp nhận thanh toán) thì sẽ được ghi nhận luôn là một khoản doanh thu chứ không căn cứ vào thời điểm thực tế thu tiền của khách

hàng, tương tự đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chi phí được ghi sổ tại thời điểm chi phí đó thực sự phát sinh.

- Hoạt động liên tục: Theo nguyên tắc này, BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần.

- Giá gốc: Theo nguyên tắc này, tài sản được ghi nhận theo giá gốc, được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Nguyên tắc này chi phối đến công tác kế toán giá vốn hàng bán của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình bán hàng, tính trị giá vốn và trích lập dự phòng của doanh nghiệp.

- Phù hợp: Theo nguyên tắc này, việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Nguyên tắc này chi phối đến kế toán bán hàng và xác định kết quả thể hiện ở việc khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.

- Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Nguyên tắc này ảnh hưởng đến các phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho, phương pháp trích khấu hao phải nhất quán, từ đấy ảnh hưởng đến chi phí giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

- Thận trọng: các nội dung của nguyên tắc như sau Phải lập dự phòng : nhưng không lập quá lớn; không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và các khoản thu nhập hông đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả và chi ; k phí; doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. Nguyên tắc này ảnh hưởng trong việc trích

lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, ảnh hưởng đến chi phí giá vốn và ảnh hưởng đến việc ghi nhận doanh thu, chi phí.

1.2.2.2. Các chuẩn mực kế toán

- Chuẩn mực 01 – Chuẩn mực chung: Quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

- Chuẩn mực 02 – Hàng tồn kho: Quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho. Chuẩn mực này ảnh hưởng đến kế toán giá vốn hàng bán.

- Chuẩn mực 14 – Doanh thu và thu nhập khác: Quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Chuẩn mực này ảnh hưởng đến cách ghi nhận doanh thu bán hàng

- Chuẩn mực 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp: Quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Chuẩn mực . này ảnh hưởng đến chi phí thuế TNDN.

- Chuẩn mực 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng: Quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng, gồm: Nguyên tắc ghi nhận; xác định giá trị các khoản bồi , hoàn, thay đổi các khoản dự phòng sử dụng các khoản dự phòng áp dụng , , nguyên tắc ghi nhận và xác định giá trị các khoản dự phòng làm cơ sở lập và trình bày báo cáo tài chính.

- Chuẩn mực 21 – Trình bày báo cáo tài chính: Quy định và hướng dẫn các yêu cầu và nguyên tắc chung về việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp yên thành (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)