Phân tích những căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập và bài tập có đáp án tình huống của luật tố tụng dân sự (Trang 141 - 148)

CHƯƠNG VIII GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ

58. Phân tích những căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì vụ án dân sự phải được giải quyết trong một khoảng thời gian nhất định, nếu quá thời hạn tối đa theo quy định của pháp luật mà vụ án vẫn chưa giải quyết thì bị coi là vi phạm thời hạn xét xử. Thông thường các Tòa án đều cố gắng giải quyết vụ án trong thời hạn luật định. Nhưng thực tế trong quá trình tố tụng mới xuất hiện các sự kiện

141

làm cho Tòa án dù đã nỗ lực hết sức nhưng không thể nào tiếp tục giải quyết vụ án. Vì vậy, pháp luật tố tụng đã quy định những trường hợp tạm thời ngừng giải quyết vụ án, chứ không phải ngừng vĩnh viễn hoặc không giải quyết vụ án nữa.

Vậy tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự chính là việc Tòa án ra quyết định tạm ngừng giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định.

Việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án chỉ là việc tạm thời ngừng giải quyết vụ án trong một khoảng thời gian, chứ không phải chấm dứt giải quyết vụ án, đình chỉ tố tụng, nên Tòa án không xóa sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ là tạm đình chỉ.

Pháp luật không quy định thời gian tạm đình chỉ, mà việc tạm đình chỉ dài hay ngắn phụ thuộc vào diễn biến của căn cứ tạm đình chỉ. Khi căn cứ tạm đình chỉ không còn, thì phải đưa ngay vụ án ra tiếp tục giải quyết.

Theo quy định tại Điều 214 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì có các căn cứ tạm đình chỉ sau đây:

1. Tạm đình chỉ do chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng

Nếu đương sự là cá nhân đang tham gia trong quá trình tố tụng bị chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật tố" tụng dân sự hiện hành thì người thừa kế tham gia tố tụng.

Do đó, khi chưa xác định được người thừa kế, hoặc vì một lý do nào đó người thừa kế chưa thể tham gia tố tụng; ví dụ chưa xác định được địa chỉ của người thừa kế, người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng đang đi nước ngoài rất dài ngày, nên chưa hỏi được ý kiến của họ, người thừa kế bị ốm nặng chưa thể hiện được ý chí... trong khi thời hạn giải quyết vụ án đã gần hết thì Tòa án phải tạm đình chỉ.

Trường hợp cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách mà chưa có cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa: vụ tố tụng của cơ quan, tố chức đó là trường hợp đã có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc sáp nhập, chia,

142

tách cơ quan, tổ chức đó, nhưng cơ quan, tổ chức mới chưa được thành lập hoặc đã được thành lập nhưng chưa có đủ điều kiện để hoạt động theo quy định của pháp luật đối với loại hình cơ quan, tổ chức đó.

Trường hợp cơ quan, tổ chức đã giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó là trường hợp chưa xác định được cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng và Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ.

Việc xác định cơ quan, tổ chức... nào sẽ là người thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng trong trường hợp cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức phải căn cứ vào Điều 62 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Khoản 2 và khoản 5 Điều 62 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định:

2. Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức đó được xác định như sau:

a) Trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng;

b) Trường hợp cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó hoặc đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng;

143

c) Trường hợp tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì cá nhân, tổ chức tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó tham gia tố tụng.

3. Trường hợp thay đổi chủ sở hữu của tổ chức và có việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho chủ sở hữu mới thì chủ sở hữu mới kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.

4. Trường hợp tổ chức được chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự thì tổ chức đó kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.

5. Trường hợp tổ chức không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự mà người đại diện đang tham gia tố tụng chết thì tổ chức đó phải cử người khác làm đại diện để tham gia tố tụng; nếu không cử được người đại diện hoặc tổ chức đó phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể thì các cá nhân là thành viên của tổ chức đó tham gia tố tụng.

3. Đương sự mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật:

Khi đương sự là cá nhân trong quá trình tham gia tố tụng bị mất năng lực hành vi dân sự, thì phải căn cứ vào Điểu 53, 54 Bộ luật dân sự năm 2015, Điểu 85 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành để “tìm” người đại diện theo pháp luật cho họ.

Điều 53 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

Điều 53. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

144

2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Trường hợp chưa xác định được người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng thì Tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

4. Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế

“Đại diện hợp pháp của đương sự” có thể thuộc một trong hai trường hợp sau:

- Người đại diện theo pháp luật.

- Người đại diện theo ủy quyền.

Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người đại diện theo pháp luật như sau:

“Điều 137. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân

1. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:

a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

2. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật này.”

145

Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người ủy quyển là:

“Điều 138. Đại diện theo ủy quyền

1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”

Người đại diện theo pháp luật được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

Cần chú ý là cá nhân, cơ quan, tổ chức khỏi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.

Người đại diện theo ủy quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, cần lưu ý là riêng việc ly hôn do một bên yêu cầu hay thuận tình ly hôn thì đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng để giải quyết việc ly hôn hay yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Tuy nhiên, đối với các quan hệ khác trong hôn nhân như quan hệ con cái, tài sản thì có quyển ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng.

5. Cần kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan, sự việc mà pháp luật quy định là cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước

146

Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan được hiểu là vụ án được giải quyết trước phải có liên quan đến các yêu cầu mà hai bên đương sự đặt ra trong vụ án này; kết quả giải quyết trong vụ án “khác” được giải quyết trước có thể là căn cứ để xem xét hoặc không xem xét yêu cầu nào đó của đương sự ở vụ án mà Tòa án đang thụ lý và sẽ tạm đình chỉ.

Sự việc được pháp luật quy định phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước, sau đó mới giải quyết được vụ án.

Thông thường, các trường hợp này Tòa án căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành vì “chưa có đủ điểu kiện khởi kiện” để trả lại đơn khởi kiện, không được thụ lý, nhưng trong thực tế có trường hợp sau khi thụ lý mới phát hiện ra “thủ tục” tiền tố tụng này hoặc trong quá trình tố tụng mới xuất hiện căn cứ “cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan, hoặc sự việc được pháp luật quy định là cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước...”, do đó Tòa án phải tạm đình chỉ để chờ kết quả giải quyết của cơ quan, tổ chức khác, chờ kết quả giải quyết vụ án khác. Khi nhận được kết quả giải quyết của cơ quan, tổ chức khác... thì Tòa án tiếp tục đưa vụ án ra giải quyết. Tùy theo diễn biến của sự việc để xử lý; ví dụ: Sau khi có kết quả giải quyết của cơ quan, tổ chức khác hoặc có kết quả giải quyết vụ án khác, đương sự đồng ý và rút đơn khởi kiện hoặc người khỏi kiện không có quyền khởi kiện thì căn cứ điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đình chỉ giải quyết vụ án.

Nếu vụ án không thuộc trường hợp đình chỉ giải quyết thì phải đưa vụ án ra xét xử và tùy thuộc vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ mà bác đơn khỏi kiện hay chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện, V.V..

6. Cần kết quả của ủy thác tư pháp hoặc cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được

Uy thác tư pháp và yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ là một trong những biện pháp quan trọng nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ để

147

giải quyết vụ án. Qua thực tế áp dụng cho thấy, để có được kết quả sau khi ủy thác tư pháp, hoặc có được các tài liệu, chứng cứ do các cơ quan, tổ chức cung cấp theo yêu cầu của Tòa án thường phải mất thời gian khá dài, ít nhất cũng hàng tháng, thậm chí cả năm (đối với việc ủy thác), không ít trường hợp việc ủy thác không có kết quả do không nhận được phản hồi của cơ quàn được ủy thác, cơ quan được ủy thác trả lời không thực hiện được với nhiều lý do khác nhau.

Việc kéo dài này hoàn toàn do khách quan, nằm ngoài tầm kiểm soát của Tòa án. Vì vậy, Điều 214 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành coi đây là một căn cứ để tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Tòa án chỉ ra quyết định tạm đình chỉ theo căn cứ này khi chỉ còn một vài ngày là hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà vẫn chưa có được kết quả ủy thác tư pháp hoặc việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức.

Dù đã tạm đình chỉ, nhưng Tòa án vẫn phải đôn đốc nơi được ủy thác, cơ quan, tổ chức khẩn trương trả lời, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong văn bản ủy thác...

7. Các trường hợp khác theo pháp luật quy định:

Theo huớng dẫn tại khoản 6 Điều 22 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là: tại điểm h khoản 1 Điều 214 của Bộ luật tố tụng dân sự là các trường hợp làm căn cứ cho Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà trong Bộ luật tố tụng dân sự này chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập và bài tập có đáp án tình huống của luật tố tụng dân sự (Trang 141 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(262 trang)
w