GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TẠI TOÀN ÁN CẤP PHÚC THẨM THEO THỦ TỤC THÔNG THƯỜNG

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập và bài tập có đáp án tình huống của luật tố tụng dân sự (Trang 240 - 246)

Phần 2: Bài tập

Tháng 6 năm 2015, ông I Richard Jeffreyđi du lịch tại Việt Nam và có quen, biết với bà Lê Thị T. Tháng 6 năm 2016, ông I cho bà T mượn 100.000.000 đồng để bà T mở Spa cho con gái. Trong thời gian quen nhau, bà T hứa sẽ kết hôn với ông I, vào tháng 4 và tháng 5/2016 ông I đã cùng bà T đi mua sắm một số trang thiết bị vật dụng như máy điều hòa, ti vi, tủ lạnh, nồi cơm điện... tại cửa hàng Điện Máy Xanh – thành phố H với số tiền 139.827.000 đồng để lắp đặt tại căn nhà của bà T. Khoản chi tiêu mua sắm vật dụng này ông I có hóa đơn chứng từ do cửa hàng Điện Máy Xanh – thành phố H cung cấp. Nay, bà T không đồng ý

240

kết hôn. Vì vậy, ông I đề nghị Tòa án buộc bà Lê Thị T trả cho ông số tiền đã mượn là 100.000.000 đồng và trả lại cho ông số vật dụng mua sắm giống như ban đầu (mới 100%) hoặc nếu bà T không thể hoàn trả số vật dụng đó thì có thể thanh toán bằng tiền cho ông I đã mua sắm tổng cộng là 139.827.000 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Richard Jeffrey. Buộc bà Lê Thị T trả cho ông I Richard Jeffrey số tiền vay là 100.000.000 đồng và hoàn trả cho ông IRichard Jeffreygiá trị tài sản là 78.400.000 đồng. Bị đơn kháng cáo không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, chỉ đồng ý hoàn trả 100 triệu đồng đã mượn, còn các vật dụng ông I đã sắm bà không đồng ý trả lại vì bà cho rằng ông I đã tặng cho bà. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn đưa ra ý kiến bị đơn sẽ trả cho nguyên đơn 150 triệu đồng và yêu cầu nguyên đơn phải rút toàn bộ đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm không yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Nếu anh/chị là nguyên đơn, anh/chị đồng ý với ý kiến của bị đơn không?

Tại sao?

Bài làm:

Nếu tôi là nguyên đơn, tôi không đồng ý với ý kiến của bị đơn.

Thứ nhất, việc ông I yêu cầu bà T trả 100 triệu đồng mà bà T mượn vì số tiền này bà T dùng để mở Spa cho con gái. Bà T cũng đã chấp nhận trả 100 triệu đồng nên không phải xét đến.

Thứ hai, về số tiền mua trang thiết bị, vật dụng: Bà T cũng đã đồng ý trẻ 50 triệu số tiền này.

Căn cứ theo quy định tại:

Điều 457 Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng tặng cho tài sản thì hợp đồng tặng cho theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đề bù và bên được tặng cho đồng ý nhận.

Điều 458 Bộ luật dân sự 2015 về tặng cho động sản việc tặng cho động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản.

241

Khi giữa ông I với bà T có quan hệ tình cảm, ông I đã có hành vi cụ thể là tự nguyện đi mua sắm lắp đặt một số trang thiết bị nêu trên cho bà T sử dụng, giữa hai bên không có một điều kiện hay thủ tục, thoả thuận gì khác dù bà T đã hứa sẽ kết hôn và không thực hiện nhưng đây không phải là thỏa thuận khác hay điều kiện tặng cho tài sản trên.

Hơn nữa, theo hồ sơ vụ án cũng như lời khai của bà T và ông I thì không có tài liệu chứng cứ gì thể hiện việc ông I cho bà T vay, mượn tài sản hoặc tiền để mua số trang thiết bị, vật dụng nêu trên. Việc đi mua sắm và lắp đặt các thiết bị, đồ dùng sinh hoạt gia đình tại nhà bà T của ông I là hoàn toàn thiện chí, điều đó chứng tỏ ông I đã có sự tặng cho tài sản như lời khai bà T là phù hợp.

- Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn đưa ra ý kiến bị đơn sẽ trả cho nguyên đơn 150 triệu đồng và yêu cầu nguyên đơn phải rút toàn bộ đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm:

+ Xét theo Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: Nếu ông I rút đơn khởi kiện và bà T đồng ý thì Hội đồng xét xử chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.

Về án phí: Ông I và bà T vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.Nếu ông I rút đơn khởi kiện thì ông I vẫn có quyền khởi kiện lại vụ án.Tuy nhiên, nếu ông I rút đơn khởi kiện và bà T không thực hiện trả cho ông I 150 triệu thì ông có quyền khởi kiện lại nhưng sẽ lại phải thực hiện thủ tục tố tụng từ đầu và lại phải chịu án phí mới như vụ án mới sẽ tốn thời gian và tiền bạc của ông I.

+ Xét theo ý kiến của bà T thì ông I không nên rút đơn khởi kiện mà ông I chỉ nên tự thỏa thuận với bà T tại phiên tòa phúc thẩm chấp nhận việc bà T trả ông 150 triệu và yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận này. Theo Điều 300 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Nếu ông I và bà T thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều

242

cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là bà T trả cho ông I 150 triệu.

Về án phí: Ông I và bà T tự thỏa thuận với nhau về việc chịu án phí sơ thẩm, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định theo quy định của pháp luật.

=> Theo đó nguyên đơn không đồng ý với ý kiến rút đơn khởi kiện của bị đơn mà nguyên đơn chỉ đồng ý việc thỏa thuận bị đơn trả 150 triệu và Hội đồng xét xử công nhận sự thỏa thuận này.

CHƯƠNG X

GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ THEO THỦ TỤC RÚT GỌN Phần 1. Nhận định

1. Tòa án không phải tiến hành hoà giải đối với vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn.

→ Sai. Do tính chất đơn giản của vụ án nên các bước tiến hành giải quyết vụ án cũng được rút gọn, tòa án không cần thiết phải hoà giải trước khi mở phiên tòa mà có thể tiến hành hoà giải ngay tại phiên tòa.

2. Tòa án có thể chuyển vụ án đang giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường khi có đủ điều kiện.

→ Đúng. Khoản 3 điều 317 “Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới sau đây làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường:

a) Phát sinh tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất do đó cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định;

243

b) Cần phải định giá, thẩm định giá tài sản tranh chấp mà các đương sự không thống nhất về giá;

c) Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

d) Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

đ) Phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập;

e) Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”

3. Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

→ Dự vào căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 316 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì việc kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn được thực hiện như đối với thủ tục tố tụng thông thường. Tuy nhiên, đối với thủ tục rút gọn co điều kháng thủ tục thông thường là cần đảm bảo việc đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, linh hoạt của việc giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng rút gọn thì thời hạn kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn ngắn hơn so với thủ tục tố tụng thông thường và điều này được quy định rất rõ trong Bộ luật này. Cụ thể, theo như căn cứ Điều 321 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về hiệu lực của bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn:

“1. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm rút gọn.”

4. Đương sự không bắt buộc phải tham gia phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn.

244

→ Sai. Vì theo điều 320 khoản 1 “Các đương sự, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử. Đương sự có quyền đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.”

5. Bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn có hiệu lực thi hành ngay, không thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

→ Sai. Vì theo điều 321 khoản 2. Bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này.

Phần 2. Bài tập

Anh An và chị Bình xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp vào năm 1988. Sau thời gian chung sống, hai người có một con chung là Kiệt (đã thành niên). Ngày 01/10/2016, anh An nộp đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn chị Bình với lý do tình cảm đã hết, con đã trưởng thành nên yêu cầu ly hôn để cả hai tìm hạnh phúc của mình. Về tài sản chung của hai vợ chồng, hai bên thống nhất chia đôi. Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý đơn khởi kiện của anh An. Hỏi có đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong trường hợp này không?

Bài làm:

Theo quy định tại Điều 317 của BLTTDS, Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây:

(1) Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;

(2) Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;

245

(3) Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.

Như vậy căn cứ theo cho thấy vụ án dân sự này đã đủ điều kiện để có thể áp dụng thủ tục rút gọn vì anh An và chị Bình là quan hệ hôn nhân hợp pháp, khong có tranh chấp về quyền nuôi con, không có tranh chấp về phân chia tài sản.

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập và bài tập có đáp án tình huống của luật tố tụng dân sự (Trang 240 - 246)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(262 trang)
w