CHƯƠNG VIII GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ
81. Nêu và phân tích tính chất thủ tục “giám đốc thẩm” và thủ tục “tái thẩm”
- Giám đốc thẩm: từ điều 325-326 bộ luật tố tụng dân sự
Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt được áp dụng khi bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Thủ tục này là hình thức đảm bảo pháp chế XHCN trong tố tụng dân sự.
Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt, không phải là một cấp xét xử. Tính chất đặc biệt thể hiện ở đặc điểm sau:
+ Giám đốc thẩm là thủ tục xét lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải xét xử lại các bản án, quyết định đó.
+ Đối tượng của thủ tục giám đốc thẩm là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
+ Căn cứ làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm là khi phát hiện bản án, quyết định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong giải quyết vụ án.
+ Chủ thể làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm chỉ có một số người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
185
+ Thủ tục giám đốc thẩm không mở công khai và bắt buộc phải có sự tham gia của viện kiểm sát.
- Thủ tục tái thẩm
Trên cơ sở quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định tại Điều 351 về tính chất của tái thẩm và tại quy định này đã có định nghĩa về tái thẩm là:
“Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó” .
Từ quy định nêu ở trên về tính chất củ tái thẩm, thì có thể khẳng định rằng việc pháp luật đã quy định tái thẩm chỉ là một thủ tục của tố tụng dân sự và được pháp luật dân sự hiện hành quy định chứ không phải một cấp xét xử như cấp xét xử sơ thẩm và cấp xét xử phúc thẩm theo như quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Bởi lẽ, tại sao mà pháp luật lại quy định như vậy? thì tại quy định về tính chất đã thể hiện rõ nội dung này, cụ thể:
Thứ nhất, đối tượng của tái thẩm là bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. theo như quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án về nguyên tắc thì phải được thi hành sau khi Toàn án đã tuyên đối với vụ việc nào đó trong tố tụng dân sự. Mặc dù, theo như quy định thì là vậy, những pháp luật cũng có quy định trong một số trường hợp nào đó thì vẫn có những bản án, quyết định của tòa án tuyên tuy có hiệu lực nhưng không phù hợp với sự thật khách quan của vụ án bởi trong bản án, quyết định đó chưa xác minh được việc có đầy đủ các tình tiết dẫn đến việc kết án sai sau đó lại phát hiện có sự xuất hiện của các tình tiết mới mà trước đó Tòa án và đương sự không biết hoặc không thể biết . Chính vì điều này, pháp luật tố tụng dân sự đã quy định một thủ tục đặc biệt đó là tái thẩm để nhằm mục đích kiểm soát, xem xét lại những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật đó.
186
Theo như quy định của pháp luật tố tụng này thì đối tượng được hướng tới của tái thẩm dân sự được khẳng định là những bản án, quyết định giải quyết vụ án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị bởi những chủ thể có quyền kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.
Thứ hai, tái thẩm xem xét các tình tiết mới được phát hiện. theo như quy định này thì thủ tục tái thẩm không giống như thủ tục phúc thẩm là xem xét lại toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm mà theo thủ tục này thì chỉ xem xét các tình tiết mới được phát hiện mà trước đó Tòa án và các đương sự không thể biết được khi giải quyết vụ án. Chính vì vậy, ở giai đoạn tái thẩm, việc xem xét tình tiết đó có phải là tính tiết mới hay không và có ảnh hưởng đến nội dung của bản án, quyết định của Tòa án như thế nào thì công việc đó được xác định là công việc cần được thực hiện trước tiên đối với thủ tục này. Sau đó, cần thiết phải xem xét tình tiết đó có ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án đó. Như vậy, tình tiết mới phải có sự ảnh hưởng đến nội dung bản án, quyết định mới được coi là căn cứ để thực hiện thủ tục tái thẩm.
Thứ ba, tái thẩm phải được dựa trên kháng nghị của người có thẩm quyền. Dựa trên căn cứ theo quy định tại Điều 354 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bao gồm:
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Và Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có
187
hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Thứ tư, phạm vi tái thẩm chỉ giới hạn bởi phạm vi của kháng nghị. Đối với quy định này thì có thể thấy rằng Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. Mặt khác, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.