CHƯƠNG VIII GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ
75. Phân biệt “nội dung phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm” với “nội dung phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm”
- Nội dung phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm:
Yêu cầu đối với nội dung này là phải nắm chắc hồ sơ, chứng cứ trong hồ sơ vụ án và kết quả xét hỏi tại phiên tòa. Lập luận phải chặt chẽ, nội dung phải thống nhất với việc phát biểu tại phần chấp hành pháp luật tố tụng, tránh trường hợp phần tố tụng nêu chưa đủ tài liệu chứng cứ giải quyết vụ án, nhưng đến phần nội dung lại đề xuất việc giải quyết vụ án. Phần phát biểu về nội dung phải ngắn gọn, tập trung vào những vấn đề chính cần phải giải quyết theo đơn yêu cầu của đương sự, tránh dài dòng, lan man và trùng lặp. Việc đề xuất giải quyết vụ án phải có căn cứ, đúng pháp luật, đủ sức thuyết phục HĐXX và những người tham dự phiên tòa.
Tại phiên tòa, Kiểm sát viên phải kịp thời và linh hoạt bổ sung các diễn biến tại phiên tòa vào bản phát biểu. Muốn thực hiện tốt nội dung này KSV cần nghiên cứu kỹ hồ sơ; lập sẵn đề cương xét hỏi và dự kiễn tòa huống phát sinh tại phiên tòa; phải chú ý quan sát diễn biến phiên tòa; có kỹ năng phân tích, nhận định chính xác, đầy đủ diễn biến phiên tòa để củng cố hoặc điều chỉnh kịp thời quan điểm giải quyết vụ án. Tại bản phát biểu Kiểm sát viên cần thể hiện quan điểm của Viện kiểm sát đối với các lời khai, yêu cầu của đương sự và lời trình bày của luật sư tại phiên tòa. Phải khẳng định những yêu cầu và lời bày đó có căn cứ hay không có căn cứ, viện dẫn điều luật làm căn cứ giải quyết vụ án. Tạo cho bài phát biểu sát, đúng, có sức sống động và thống nhất với quan điểm đề xuất về đường lối giải quyết đối với vụ án, giúp cho HĐXX ra 01 bản án, quyết định có căn cứ và đúng pháp luật.
176
Về nội dung KSV phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án: Theo quy định tại Điều 262 BLTTDS năm 2015, Bản phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên về việc giải quyết vụ án cần làm rõ và xử lý 02 vấn đề: Một là, phải xác định được bản chất quan hệ tranh chấp, các căn cứ để giải quyết tranh chấp. Hai là, đề nghị hướng giải quyết vụ án. Để làm rõ quan hệ tranh chấp KSV phải nắm vững các điểm cơ bản sau: Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu vấn đề gì; quan hệ pháp luật tranh chấp phát sinh theo yêu cầu của nguyên đơn là quan hệ gì, tính chất và nội dung tranh chấp tranh chấp như thế nào, Tòa án xác định quan hệ pháp luật tranh chấp, tư cách tham gia tố tụng của đương sự có đúng không; đã đưa đầy đủ người vào tham gia tố tụng chưa; bị đơn có yêu cầu phản tố không; người có QLNVLQ có yêu cầu độc lập không; quá trình giải quyết vụ án có đương sự nào thay đổi nội dung hoặc yêu cầu khởi kiện không; những tài liệu, chứng cứ gì mà các đương sự đã xuất trình; tính có căn cứ và hợp pháp của những tài liệu, chứng cứ đó; việc đánh giá và sử dụng chứng cứ vào việc giải quyết vụ án. Chỉ khi nào giải quyết được các vắn đề nêu trên, Kiểm sát viên mới có thể đề xuất quan điểm việc giải quyết vụ án một cách đúng đắn.
Lưu ý, theo quy định tại Điều 262 BLTTDS năm 2015 thì ngay sau khi kết thúc phiên tòa, KSV phải gửi văn bản phát biểu ý kiến ngay cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án. Đây là việc làm rất khó khăn, vì với quy định như vậy, KSV sẽ không có điều kiện để chỉnh sửa, bổ sung bản phát biểu. Do vậy, cần dự thảo sẵn các phương án sát nhất có thể xảy ra tại phiên tòa để lựa chọn việc sử dụng bản phát biểu. Yêu cầu đặt ra đối với bản phát biểu KSV là các nội dung yêu cầu, kiến nghị và đề xuất phải sát, đúng với thực tế và quy định của pháp luật, có căn cứ, thuyết phục. Hạn chế những trường hợp, do chưa nắm chắc hồ sơ vụ án và căn cứ pháp luật giải quyết, KSV Viện kiểm sát sơ thẩm phát biểu việc chấp hành pháp luật tố tụng của Thẩm phán, HĐXX đúng; đề xuất quan điểm giải quyết vụ án trùng với kết quả xét xử sơ thẩm của Tòa án, nhưng sau đó lại bị Viện KSND cấp trên kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm.
177
- Nội dung phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm:
Tại Điều 10 Thông tư Số: 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01 tháng 8 năm 2012 về hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS có quy định về việc trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm như sau:
“1. Trường hợp chỉ có kháng cáo của đương sự, thì việc phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp được thực hiện như sau:
a) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về tính có căn cứ và hợp pháp của kháng cáo;
b) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm;
c) Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết đối với bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo.
2. Trường hợp chỉ có kháng nghị của Viện kiểm sát, thì việc trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp được thực hiện như sau:
a) Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị và căn cứ của việc kháng nghị;
có quyền xuất trình bổ sung hồ sơ, tài liệu, vật chứng (nếu có) làm cơ sở cho việc kháng nghị; phân tích để làm rõ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát đối với bản án, quyết định sơ thẩm;
b) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về các nội dung hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết đối với bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị.
178
3. Trường hợp vừa có kháng cáo của đương sự, vừa có kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, thì Kiểm sát viên phát biểu ý kiến theo trình tự sau đây:
a) Phát biểu về kháng cáo của đương sự theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Trình bày kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về các nội dung hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết đối với bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.
4. Ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp và phải được gửi cho Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, phiên họp để lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự.”
CHƯƠNG X