Liệt kê các quyết định Tòa án ban hành trong giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu và giá trị pháp lý của các quyết định đó

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập và bài tập có đáp án tình huống của luật tố tụng dân sự (Trang 202 - 217)

CHƯƠNG VIII GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ

92. Liệt kê các quyết định Tòa án ban hành trong giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu và giá trị pháp lý của các quyết định đó

202

Để việc dân sự được giải quyết nhanh chóng, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của người yêu cầu giải quyết việc dân sự thì ngay sau khi thụ lý đơn yêu cầu, BLTTDS 2015 quy định thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng. Và trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án tiến hành công việc sau đây:

- Thứ nhất, Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để Tòa án giải quyết thì Tòa án yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án. Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

+ Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là người yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người tuy không yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc dân sự đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.Trường hợp giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự.

- Thứ hai, Trường hợp đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết cần phải tiến hành ngay việc cung cấp tài liệu chứng cứ cho việc giải quyết việc dân sự thì Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung

203

cấp tài liệu, chứng cứ; triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản. Nếu hết thời hạn 01 tháng chuẩn bị xét đơn yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 01 tháng;

+ Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do BLTTDS 2015 quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

+ Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.

+ Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật này.

+ Trưng cầu giám định là biện pháp điều tra trong quá trình thu thập chứng cứ để giải quyết vụ việc, vụ án hình sự; việc sử dụng kết quả giám định có ý nghĩa quan trọng trong việc chứng minh tội phạm cũng như việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng.

+ Định giá tài sản là việc đánh giá giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định.

- Thứ ba, Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu.

- Thứ tư, Quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

Sau khi có quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, Tòa án phải gửi ngay quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự và hồ sơ việc dân sự cho

204

Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu. Viện kiểm sát phải nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

Tòa án phải mở phiên họp để giải quyết việc dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp.

- Cơ sở pháp lý

“Điều 366: chuẩn bị xét đơn yêu cầu

2. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án tiến hành công việc sau đây:

a) Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để Tòa án giải quyết thì Tòa án yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.

b) Trường hợp đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết thì Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ; triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 01 tháng;

c) Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu;

d) Quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.”

PHẦN BÀI TẬP TÌNH HUỐNG:

CHƯƠNG 1

KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

205

Phần 1. Nhận định

1. Hội thẩm nhân dân tham gia gia tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm.

=> SAI. Căn cứ Khoản 1 Điều 11 BLTTDS 2015 thì Hội thẩm nhân dân không phải tham gia xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn.

2. Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ ngôn ngữ khác sang Tiếng Việt

và ngược lại.

=>ĐÚNG. Căn cứ khoản 1 Điều 81 BLTTDS 2015: “Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ ngôn ngữ khác sang ngôn ngữ Tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được Tiếng Việt…”

3. Mọi chủ thể đều có quyền khiếu nại, tố cáo.

=> SAI. Vì chủ thể khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại 2011 thì người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân. Còn chủ thể tố cáo có thể là bất kỳ ai tố cáo về việc bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà không nhất thiết phải tố cáo việc liên quan tới mình hoặc gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khác với Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2018 không quy định việc ủy quyền trong tố cáo mà người tố cáo phải tự mình thực hiện quyền tố cáo, không được ủy quyền cho bất cứ cá nhân nào khác thực hiện việc tố cáo thay cho mình.

Như vậy, xét về các loại chủ thể, thì khiếu nại được thực hiện bởi nhiều loại chủ thể hơn, bao gồm cả cá nhân và tổ chức; trong khi đó, tố cáo chỉ có công dân được thực hiện quyền tố cáo, tổ chức không được thực hiện quyền này. Tuy

206

nhiên, ở một góc độ khác thì phạm vi chủ thể thực hiện quyền khiếu nại lại hẹp hơn so với chủ thể tố cáo. Bởi vì: không phải bất cứ ai, cơ quan nào cũng được thực hiện quyền khiếu nại, mà chỉ những người có căn cứ cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình bị xâm phạm thì mới có quyền khiếu nại;

Trong khi đó, bất cứ công dân nào cũng có quyền tố cáo, kể cả không liên quan trực tiếp đến bản thân mình.

4. Thẩm phán tuyệt đối không được tham gia xét xử hai lần một vụ án.

=>SAI. Căn cứ khoản 3 Điều 53 BLTTDS 2015 thì trường hợp Thẩm phán đã tham gia xét xử vụ án dân sự nhưng chưa ra được bản án hoặc Thẩm phán đó là thành viên của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì Thẩm phán đó vẫn có thể tham gia xét xử lần thứ hai đối với cùng một vụ án dân sự. Do đó, Thẩm phán có thể tham gia xét xử hai lần trong cùng một vụ án.

5. Viện kiếm sát phải tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp dân sự.

=> SAI. Căn cứ Điều 21 BLTTDS 2015 quy định phải có Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp dân sự, trong một số trường hợp cụ thể như sau:

- Tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ;

- Đối tượng tranh chấp trong vụ án dân sự là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở;

- Đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

- Tham gia phiên họp sơ thẩm, phiên tòa sơ thẩm đối với trường hợp Tòa án thụ lý mà chưa có điều luật để áp dụng;

- Tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

207

Phần 2. Bài tập

Chị V và anh Jack (quốc tịch Mỹ) đăng ký kết hôn 2012. Trong thời gian chung sống vợ chồng không hợp nhau, thường xảy ra bất đồng, cuộc sống chung không êm ấm, hạnh phúc, nên chị khởi kiện ra Tòa án xin được ly hôn. Vợ chồng có 01 con chung tên Th sinh ngày 26/03/2013 hiện cháu Th đang sống với chị V, khi ly hôn chị V yêu cầu được nuôi con chung, không yêu cầu anh T cấp dưỡng nuôi con, anh T cũng có yêu cầu được nuôi con, không yêu cầu chị V cấp dưỡng nuôi con. Chị V và anh T thống nhất xác định, tài sản chung vợ chồng là căn nhà, phần đất và các máy vi tính dùng để kinh doanh trò chơi game tại thị xã G, tỉnh Bạc Liêu. Nguồn gốc nhà, đất do vợ chồng nhận chuyển nhượng của ông Huỳnh Văn C và vợ tên Phan Kim H. Khi ly hôn anh chị thỏa thuận anh T được quyền quản lý, sử dụng nhà đất và sở hữu toàn bộ máy vi tính của tiệm internet và hoàn lại cho chị V số tiền 150.000.000 đồng. Hỏi:

1.

2.

3. Không bắt buộc CHƯƠNG II

CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ Phần 1. Nhận định

1. Bị đơn là người gây thiệt hại cho nguyên đơn và bị nguyên đơn khởi kiện

=> SAI. Căn cứ khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015 quy định về đương sự trong vụ việc dân sự thì bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm, không cần đòi hỏi là phải gây thiệt hại cho nguyên đơn.

2. Tư cách tố tụng của đương sự có thể bị thay đổi tại phiên tòa sơ thẩm.

208

=> SAI. Căn cứ vào Điều 68 BLTTDS 2015 thì: tư cách tố tụng của đương sự được hình thành khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự. Trong đó: nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm;

Bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện; người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ.

Trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ đơn khởi kiện của mình, tuy nhiên bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố thì lúc này bị đơn trở thành nguyên đơn dân sự và ngược lại, bên nguyên đơn trở thành bị đơn.

3. Một người có thể đại diện cho nhiều đương sự trong vụ án dân sự.

=> ĐÚNG: Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 87 BLTTDS 2015: Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện thì họ không được làm người đại diện.

Do vậy, nếu họ đại diện cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án dân sự mà quyền và lợi ích hợp pháp của những người được đại diện này không đối lập với nhau thì một người đại diện có thể đại diện cho nhiều đương sự.

4. Việc thay đổi người tiến hành tố tụng có thể do Chánh án quyết định.

=> ĐÚNG. Căn cứ Khoản 1 Điều 56 BLTTDS 2015 thì trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thầm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký tòa án do Chánh án Tòa án quyết định

5. Phó Chánh án TAND có thể trở thành người tiến hành tố tụng trong TTDS

=> ĐÚNG. Căn cứ Khoản 2 điều 47 BLTTDS 2015 thì” khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án, trừ quyền kháng nghị quy định tại điểm g khoản 1 Điều này”. Ngoài ra, trường hợp Chánh án TAND phân công cho Phó Chánh án làm thẩm phán

209

giải quyết vụ việc dân sự thì Phó Chánh án TAND trở thành người tiến hành tố tụng theo Điều 46 của Bộ luật này.

6. Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ phải là người đủ 18 tuổi

=> SAI. Căn cứ khoản 3 điều 69 BLTTDS 2015 thì nếu người đó đủ mười tám tuổi trở lên mà là người mất nắng lực hành vi dân sự hoặc thuộc trường hợp pháp luật quy định khác thì không được xem là người có năng lực tố tụng.

7. Người làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự đương sự

=> SAI. khoản 1 Điều 68 BLTTDS Vì đương sự trong vụ án dân sự bao gồm:

nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đương sự trong việc dân sự bao gồm: người yêu cầu giải quyết dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Quan hệ pháp luật TTDS phát sinh từ khi toàn án nhận đơn, thụ lý vụ việc dân sự. DO đó người làm phát sinh quan hệ pháp luật TTDS là nguyên đơn hoặc người yêu cẩu giải quyết việc dân sự.

8. Người chưa thành niên có thể tự mình tham gia tố tụng khi xét thấy cần thiết

=> SAI. Căn cứ khoản 4 điều 69 BLTTDS thì đối với đương sự là người chưa đủ 6 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có khả năng hành vi TTDS vì vậy việc thực hiện quyền, nghĩa vụ TTDS của đương sự tại tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện

9. Luật sư tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp đương sự thì được phép thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng thay cho đương sự

=> SAI. Căn cứ Điều 76 BLTTDS luật sự tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự thì được phép thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của đương sự như: thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ, thay mặt cho đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng khác thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà toàn án tống đạt theo ủy quyền của đương sự...

210

10.Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố thụng hoặc bị thay đổi nếu người thân thích của đại diện đương sự

=> SAI. Căn cứ khoản 3 điều 52 BLTTDS, theo tinh thần điều 13 NQ 03/2012, điều 52 BLTTDS trường hợp thẩm phán là người thân thích của người đại diện đương sự có thể xem đó là căn cứ cho rằng thẩm phán không ( vơ tư khách quan trong khi làm nhiệm vụ ). Do đó tùy trường hợp cụ thể của mối quan hệ đó mà thẩm phán sẽ phải từ chối tiền hành tố tụng hoặc bị thay đổi .

Phần 2. Bài tập TAND thành phố Y thụ lý một vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa bà T(nguyên đơn) và bà H (bị đơn) và Chánh án đã phân công cho một Thẩm phán B giải quyết. Sau đó, Thẩm phán B đã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Một thời gian sau, Thẩm phán B được điều chuyển công tác về TAND tỉnh P, nên Chánh án TAND thành phố Y đã giao vụ án cho Thẩm phán khác giải quyết. Sau phiên xử sơ thẩm của TAND thành phố Y, đương sự kháng cáo. Thẩm phán B được phân công xét xử phúc thẩm vụ án này.

Tại phiên tòa, đương sự yêu cầu thay đổi Thẩm phán B. Hội đồng xét xử tuyên bố hoãn phiên tòa để thực hiện việc thay đổi phẩm phán B.

Anh/ chị hãy nhận xét hành vi tố tụng trên của Tòa án phúc thẩm?

=> Đây là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015. Căn cứ khoản 3 Điều 53 BLTTDS 2015, B là thẩm phán đã tham gia giải quyết vụ án này theo thủ tục sơ thẩm nhưng B đã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết đối với vụ án này. Do đó, B không thuộc trường hợp cần phải bị thay đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 53 BLTTDS. Như vậy, hành vi tố tụng trên của Tòa án phúc thẩm là không hợp lý.

Thẩm phán B không cần phải thay đổi.

Phần 3: Phân tích án: Bản án số 135/2017/DS-PT 1. Tóm tắt tình huống

211

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập và bài tập có đáp án tình huống của luật tố tụng dân sự (Trang 202 - 217)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(262 trang)
w