BỆNH LÝ VAN TIM

Một phần của tài liệu A2 Bs Vân Dịch Bệnh Hoctm -Lecturio-Official.pdf (Trang 94 - 101)

CHƯƠNG 5: BỆNH VAN TIM

95

Fig. 5-01: Sa van hai lá

Mitral valve Left ventricle

Left atrium RVOT

PA Aorta

Vào cuối kỳ tâm thu, các lá van hai lá lật ngược vào nhĩ trái. Sơ đồ bên cho thấy lá van nằm phía sau một đường được vẽ giữa phía sau gốc động mạch chủ và rãnh nhĩ thất

Định nghĩa sa van hai lá

Sa van hai lá được định nghĩa là khi có sự lõm vào nhĩ trái của các lá van trong thời kỳ tâm thu. Nếu các triệu chứng biểu hiện, thì bệnh lý này được gọi là hội chứng sa van hai lá. Sa van hai lá có thể dẫn đến hở van hai lá, và được cân nhắc là nguyên nhân phổ biến nhất của hở van hai lá đơn thuần – isolated mitral regurgitation

Dịch tễ của sa van hai lá

Sa van hai lá là bệnh lý phổ biến ở các nước công nghiệp. Là bệnh lý van tim phổ biến nhất ở người trưởng thành. 3-4% người trưởng thành có bất thường này, có khả năng di truyền gen trội trên nhiễm sắc thể thường. Phụ nữ thường gặp hơn nam giới

Nguyên nhân của sa van hai lá

Nguyên nhân của sa van hai lá có thể là bất đối xứng kích thước các lá van, tâm thất trái và các bất thường của bộ máy giữ van – valve retaining apparatus. Có sự khác biệt giữa sa van hai lá nguyên phát (vô căn) – primary idiopathic mitral valve prolapse và sa van hai lá thứ phát.

Sa van hai lá thứ phát có thể liên quan với:

1. Các rối loạn của mô liên kết (hội chứng Marfan, hội chứng Ehler – Danlos, và bệnh xương thủy tinh osteogenesis imperfecta)

2. Bệnh thấp tim cấp – acute rheumatic heart disease 3. Nhồi máu cơ tim

4. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

CHƯƠNG 5: BỆNH VAN TIM Bệnh học của sa van hai lá

Bệnh sinh phổ biến nhất của sa van hai lá đó là thoái hóa dạng nhầy – myxomatous degeneration.

Biểu hiện gia tăng lắng đọng glycosaminoglycans tại các lá van của van hai lá, dẫn đến các lá van dài và mềm ra kèm excessive valvular tissue.

Đặc điểm lâm sàng của sa van hai lá

Các triệu chứng

Sa van hai lá hầu hết là lành tính và không biểu hiện triệu chứng. Chỉ khoảng 10% bệnh nhân biểu hiện triệu chứng. Những triệu chứng của sa van hai lá bao gồm có rối loạn nhịp, hồi hộp đánh trống ngực, ngất, khó thở, và giới hạn hoạt động, cũng như lo lắng và biểu hiện đau bất thường ở ngực

Các dấu hiệu

Khi thăm khám cho thấy tình trạng suy nhược, với sụt cân và tụt huyết áp

Nghe tim:

• Thổi cuối tâm thu kèm với tiếng click giữa tâm thu

• Hở van không phải lúc nào cũng biểu hiện, do đó không phải lúc nào cũng nghe được tiếng thổi do hở van hai lá.

• Tăng thể tích thất trái sẽ làm giảm sự bất tương xứng giữa van tim và thất từ đó làm giảm tình trạng sa van hai lá, nên tiếng click xuất hiện muộn hơn và thời gian của tiếng thổi cũng ngắn hơn.

=> delay click and shorten murmur

• Ngược lại khi giảm thể tích thất sẽ làm tăng sự bất tương xứng giữa van tim và thất từ đó là tăng tình trạng sa van hai lá, nên tiếng click xuất hiện sớm hơn và thời gian của tiếng thổi sẽ kéo dài hơn.

=> advance click and lengthen murmur

Những âm thanh này có thể nghe ở đầu tâm thu khi đứng hoặc khi thực hiện nghiệm pháp valsava, và nghe ở cuối tâm thu khi ta thực hiện động tác squat.

Nghiệm pháp

Khoảng thời gian S1- click

Thời gian xuất hiện tiếng thổi cuối tâm thu so với S1

Thời gian của tiếng thôi cuối tâm thu so với tồng thời gian toàn bộ tâm thu

Đứng/Valsalva phase II Giảm Sớm hơn Kéo dài hơn

Tăng Muộn Ngắn hơn

Fig. 5-03: Ảnh hưởng của việc thay đổi tư thế lên tiếng tim ở bệnh nhân sa van hai lá (MVP) Fig. 5-02: Sa van hai lá

S2 S1

Đến muộn

MSC S2 S1

Đến sớm

MSC

S2 S1

BT

MSC

CHƯƠNG 5: BỆNH VAN TIM

97

Fig. 5-04: Hình ảnh sa van hai lá trên siêu âm qua thực quản.

Well prepared for the exams? Try out the:

START QUIZ

FIND MORE Question bank

QUESTIONS

Chẩn đoán sa van hai lá

Siêu âm tim

• Là xét nghiệm chẩn đoán sa van hai lá

• Chẩn đoán sa van hai lá khi trên siêu âm có sự dịch chuyển ra sau đường nối đóng mở van tối thiểu là 2mm của lá van hai lá.

• Phân thành 2 kiểu:

1. Sa van hai lá điển hình (65 %): Lá van dày ≥ 5 mm.

2. Sa van hai lá không điển hình (35 %): Lá van dày < 5 mm.

Điều trị sa van hai lá

Nếu bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng và không có biểu hiện của rối loạn nhịp hay hở van hai lá, thì không cần phải điều trị

Nếu bệnh nhân có hở van hai lá năng nên:

1. Ngưng sử dụng nicotine, alcohol, và caffeine

2. Tránh luyện tập gắng sức và không nên chơi thể thao.

3. Phẫu thuật thay van hai lá nếu cần

Điều trị đặc hiệu đối với các biến chứng nếu như biểu hiện. Ví dụ sử dụng chống đông đường uống đối với rung nhĩ. Dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Sử dụng thuốc chống rối loạn nhịp hoặc đặt máy khử rung – implantable cardioverter defibrillator cũng có thể được chỉ định.

Note:

Kiểm tra lại nên tiến hành với khoảng thời gian là 5 năm

CHƯƠNG 5: BỆNH VAN TIM

Các biến chứng của sa van hai lá

• Sa van hai lá có thể dẫn đến hở van hai lá, từ đó dẫn đến:

1. Rung nhĩ và gia tăng nguy cơ của thuyên tắc huyết khối, như cơ thiếu máu não thoáng qua (TIA) hoặc đột quỵ.

2. Các biểu hiện của suy tim do gia tăng hậu gánh, do tăng huyết áp nặng

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Tử vong do tim đột ngột – sudden cardiac deaths xảy ra với tỷ lệ thấp vào khoảng 1%

CHAPTER 5: Valvular Heart Disease

Hẹp van hai lá (hẹp hai lá)

EXPLORE THIS TOPIC WITH OUR VIDEOS!

CHƯƠNG 5: BỆNH VAN TIM

Định nghĩa Hẹp Hai Lá

Hẹp hai lá xảy ra khi có tình trạng hẹp van hai lá và làm cản trở dòng chảy của máu giữa nhĩ trái và thất trái. Từ đó gây cản trở quá trình đổ đầy thất.

Nguyên nhân của Hẹp Hai Lá

Nguyên nhân chính của hẹp hai lá đó là bệnh thấp tim - rheumatic disease. Hỏi bệnh nhân về tiền sử liệu có thường xuyên mắc viêm amidan nhiễm khuẩn hay không là rất quan trọng

Các nguyên nhân khác của hẹp van hai lá bao gồm có

1. Các bệnh lý tự miễn, như lupus ban đỏ hệ thống và viêm khớp dạng thấp 2. Hẹp van hai lá bẩm sinh

3. Hẹp hai lá thoái hóa Fig. 5-05: Hẹp van hai lá

Hẹp HL Tâm thất

Nhĩ trái RVOT

PA Aorta

CHƯƠNG 5: BỆNH VAN TIM

101

Sinh lý bệnh của Hẹp hai lá

Điều gì sẽ xảy ra khi hẹp hai lá?

Phân loại hẹp hai lá

Một phần của tài liệu A2 Bs Vân Dịch Bệnh Hoctm -Lecturio-Official.pdf (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(256 trang)