Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC
1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Đại học
1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của một số trường Đại học
1.2.1.1. Kinh nghiệm của Đại học Quốc gia Singapore
Đại học Quốc gia Singapore (National University of Singapore - NUS) được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai trường đại học tại Singapore là: Đại học Singapore và Đại học Nanyang. Năm 1981, Viện Công nghệ Nanyang thuộc Đại học Quốc gia Singapore được thành lập. Năm 1991, Viện này trở thành Đại học Công nghệ Nanyang. Năm 2011, Đại học Quốc gia Singapore có 26.418 sinh viên đại học và 6.308 sinh viên sau đại học, đội ngũ giảng dạy có 2.402 người, có nguồn cung ứng tài chính đạt 1,688 tỷ USD.(1)
Đại học Quốc gia Singapore và Trường đại học Công nghệ Nanyang là hai trường đại học duy nhất của Singapore lọt vào top 100 trường đại học tốt nhất của thế giới và khu vực. Theo đánh giá xếp hạng của The Times Higher Education Supplement (THE) trong các năm 2004, 2005, 2006, 2007 lần lượt
1(www.vi.wikipedia.org)
được xếp hạng thứ 18, 22, 19 và 18 của thế giới. Đến năm 2015 Đại học Quốc gia Singapore xếp thứ 12 của thế giới và thứ 1 của châu Á. Hơn nữa, một trường đại học được cả thế giới công nhận về “tính chuẩn” rõ ràng phải hội đủ các yếu tố như đội ngũ lãnh đạo, quản lý giáo dục đại học, chất lượng giáo viên, hệ thống cơ sở vật chất, ngành học phù hợp nhu cầu xã hội, sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc tốt ở các công ty.
Đầu tư cao độ cho nhân lực quản lý giáo dục đại học là một bí quyết thành công trong đổi mới giáo dục đại học của Singapore.Họ lựa chọn đội ngũ lãnh đạo, quản lý đạt chuẩn quốc tế, phải là người có năng lực và luôn tâm huyết, cực kỳ mạnh dạn trong thể hiện quan điểm cá nhân, dám hi sinh cho sự nghiệp đổi mới. Để thực hiện sự nghiệp đổi mới này, ông Lý Quang Diệu yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục “nếu anh thực hiện được như thế thì anh hãy nhận làm bộ trưởng”. Bộ trưởng suy nghĩ một tuần rồi cam kết “tôi sẽ làm được như thế”. Ngoài việc lựa chọn nhà lãnh đạo, thì các nhà quản lý giáo dục đại học Singapore đã đến thẳng Anh và Mỹ, chọn hai trường đại học hàng đầu là Cambridge và Harvard để học tập, vận dụng theo hoàn cảnh thực tế của đất nước mình, chứ không đến một mô hình thứ cấp dù cũng đạt chất lượng rất cao.
Ví dụ như Đại học Quản lý Singapore (Singapore Management University - SMU) đã thuê cả giám đốc và phó giám đốc từ Mỹ và Anh. Tuy nhiên, người được thuê đó phải làm ba việc: một là quản lý trường đó theo chuẩn quốc tế, hai là chỉ định và đào tạo người đủ năng lực để tiếp quản công việc này, ba là chuyển giao toàn bộ qui trình công nghệ quản lý đó cho người được lựa chọn kế nhiệm. Ngoài ra, NUS chú trọng đến đội ngũ giảng viên. NUS luôn quan điểm người giảng viên không những giỏi về lý thuyết mà còn phải có kinh nghiệm thực tế, nghĩa là họ quan niệm: “Không làm nghề sao dạy được nghề?
Cụ thể những ai muốn trở thành giáo viên ở NUS phải là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đó, đặc biệt phải có nhiều kinh nghiệm sống, làm việc và học tập ở nước ngoài. NUS luôn ưu tiên cho những người có kinh nghiệm sống,kinh nghiệm nghề nghiệp để tuyển dụng vì giáo viên sẽ không
truyền thụ được kiến thức khi họ chưa kinh qua công việc, chưa từng trải trong lĩnh vực mà họ giảng dạy. Ví như muốn giảng dạy báo chí, rõ ràng giáo viên phải đã hoặc đang công tác tại một tòa soạn báo chí, có kinh nghiệm nghề nghiệp trong phỏng vấn,thu thập thông tin, viết bài.
Nói một cách khác, một trong những nguyên tắc giáo dục đại học ở Singapore là nguyên tác “ông thầy và thời đại”, nghĩa là người thầy phải luôn cập nhật và giúp sinh viên nắm bắt những thông tin thời sự mới nhất của lĩnh vực mình phụ trách. Ông thầy dạy về văn học có trách nhiệm “truyền” vào sinh viên những hơi thở mới nhất, nóng nhất của đời sống văn học đương đại.Ông thầy dạy về Marketing buộc phải giới thiệu được sự thay đổi trong xu hướng tiếp cận thị trường hôm nay.Ông thầy dạy báo chí phải làm cho sinh viên của mình “sống” và “thở” trong môi trường truyền thông hiện đại... Như thế giáo án của các thầy là một thứ giáo án mở, nơi mà những tri thức tiên tiến, hiện đại được cập nhật không ngừng nghỉ.
Người ta tính rằng kiến thức của nhân loại trong năm năm gần đây bằng tổng số kiến thức trong 5.000 năm trước cộng lại. Điều này có nghĩa trong thời đại hiện nay, nếu không chịu cập nhật những thông tin mới, dù chỉ trong một ngày, chúng ta sẽ bị tụt hậu rất xa. Chính vì khi ngồi trên ghế giảng đường, nếu sinh viên không được cập nhật, nắm bắt những tri thức mới (cái mà người ta gọi là “hơi thở của thời đại”) thì sau khi tốt nghiệp họ không thể bắt tay vào công việc chuyên môn của mình ngay. Họ buộc phải chấp nhận một khoảng thời gian rất lãng phí là thời gian “đào tạo lại”, có khi kéo dài tới 1 - 2 năm
1.2.1.2. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Qua 60 năm xây dựng và trưởng thành (1956-2016), Trường Đại học Kinh tế quốc dân ngày nay đã trở thành trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, là một trong những cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn có uy tín của Đảng, Chính phủ, cũng như của các ngành, địa phương, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Hiện nay, nhà trường có đội ngũ cán bộ, giảng viên và công nhân
viên lên tới hơn 1.200 người, trong đó có 138 giáo sư, phó giáo sư; 328 cán bộ, giảng viên có trình độ tiến sĩ và 559 người có trình độ thạc sĩ… . Trường hiện có khoảng hơn 40 nghìn sinh viên, học viên, nghiên cứu viên theo học ở 25 ngành và 50 chuyên ngành đào tạo bậc đại học, 33 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, 36 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ bao trùm gần như toàn bộ các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh. Trường đã xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của tất cả các ngành đào tạo, trong đó có mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, thái độ, nơi làm việc và kiến thức về ngoại ngữ, tin học. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ tiếp tục phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, đảm bảo phần lớn cán bộ giảng dạy có học vị tiến sĩ, có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên cho nguồn nhân lực của Nhà trường, tạo điều kiện để các cán bộ, giảng viên có cơ hội được học tập, cập nhật thông tin chuyên ngành và tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động nghiên cứu khoa học cả trong và ngoài nước.Về phương pháp giảng dạy, Nhà trường chú trọng tiếp tục đổi mới theo hướng ứng dụng ngày càng nhiều công nghệ thông tin và truyền thông trong giảng dạy và nghiên cứu.Nhà trường luôn chủ động tiếp thu, học hỏi các chương tình đào tạo hiện đại tiên tiến, tiếp nhận công nghệ đào tạo, công nghệ quản lý hiện đại, khoa học của thế giới.
1.2.1.3. Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Trường đại học Sư phạm Thái Nguyên là một trong những lá cờ đầu trong đào tạo của Đại học Thái Nguyên và trong ngành giáo dục. Nơi đây đào tạo ra những cử nhân là giáo viên ở các môn, các chuyên ngành đào tạo. Là một trong những trường đi tiên phong về đổi mới và nâng cao cách thức giảng dạy đã đào tạo ra nhiều giáo viên có kiến thức và kỹ năng cao. Với tổng số giảng viên là 392 người trong đó có 01 Giáo sư, 18 Phó Giáo sư, 76 Tiến sỹ, 226 Thạc sỹ và 71 cử nhân đại học. Nhà trường đã luôn thúc đẩy các cán bộ học tập và nâng cao trình độ của mình, tự bồi dưỡng năng lực của bản thân. Nơi đây đã sản sinh ra nhiều những giáo viên có chất lượng, mang tới cho ngành giáo dục những người thầy tâm huyết. Đạt được những thành tựu như vậy là do có sự cố
gắng và nỗ lực của toàn thể Ban giám hiệu và cán bộ giáo viên và nhân viên của nhà trường. Tuy nhiên trong những năm tới nhà trường cũng cần thúc đẩy hơn nữa các giảng viên của mình trong học tập và nâng cao trình độ, để có thể đáp ứng tốt các yêu cầu, mục tiêu của nhà trường.
Trong những năm gần đây, hoạt động đào tạo tại trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên luôn gắn liền thực tế và nghiên cứu khoa học; ứng dụng, chuyển giao thành quả nghiên cứu vào thực tiễn cuộc sống. Hiện, Trường đã và đang thực hiện 9 đề tài Nafosted (Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia) và đề tài Độc lập cấp Nhà nước. 10 năm trở lại đây, Trường đoạt được 87 giải thưởng về nghiên cứu khoa học các cấp, đoạt 147 giải thưởng Olympic sinh viên. Giai đoạn 2005-2016, Trường chủ trì thực hiện 171 đề tài cấp Bộ, 95 đề tài cấp Đại học, 6 đề tài cấp tỉnh, 328 đề tài cơ sở, 3.657 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, công bố 2.818 bài báo trong nước và 255 bài báo quốc tế (có 56 bài thuộc danh mục SCI và SCIE), xuất bản 467 đầu sách và giáo trình.
Đặc biệt, Trường đã chuyển giao thành công 5 đề tài khoa học và công nghệ cho các địa phương. Đó là: “Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở tỉnh miền núi”; “Cung cấp học liệu cho giáo viên”; “Bồi dưỡng đổi mới phương pháp có ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên cốt cán THPT và THCS”; “Quy trình khai thác nội dung chương trình các môn học (Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý) cho giáo viên THPT”... Thông qua kết quả nghiên cứu, chuyển giao khoa học, công nghệ được công bố trong và ngoài nước đã góp phần thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế, thu hút hàng trăm lượt sinh viên, nghiên cứu sinh đến từ nhiều quốc gia để học tập, nghiên cứu mỗi năm. Năm học 2016-2017, Trường đã có quan hệ hợp tác với trên 20 quốc gia và ký kết nhiều hợp đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học. Bên cạnh nguồn lực về đội ngũ, Trường đã và đang tích cực đầu tư xây dựng hiện đại hóa hệ thống phòng học, phòng nghiên cứu, thí nghiệm và môi trường dạy và học hiện đại, khang trang, sạch, đẹp. Đây thực sự là môi trường sư phạm dân chủ, trí tuệ và sáng tạo.
Để đạt được những bước tiến bộ đó, trước hết phải nâng tầm đội ngũ giảng viên đạt chuẩn về chuyên môn, ngoại ngữ và tin học. Điều kiện cần và đủ của đội
ngũ cán bộ, giảng viên toàn trường hiện đã cơ bản đạt trình độ cao về học hàm, học vị. Tuy nhiên kết quả quan trọng hơn là sự thay đổi lớn trong nhận thức về đổi mới của đội ngũ cán bộ, giảng viên và đổi mới toàn bộ chương trình đào tạo, xây dựng được hàng trăm chuyên đề bồi dưỡng giáo viên.